Bạch chỉ: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh

Bạch chỉ là một vị thuốc quen thuộc đối với nhiều người nhờ tác dụng hoạt lạc, bổ huyết, sinh cơ. Ngoài ra dược liệu này còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền trị mụn nhọt, đau đầu, tiểu đục, lòi dom. Dưới đây là những công dụng, cách dùng và điều kiêng kỵ khi sử dụng bạch chỉ.

Bạch chỉ là cây gì?

Bạch chỉ hay còn được gọi là lan hòe, chỉ hương là một loại thảo dược mọc hoang có nguồn từ Trung Quốc, Nhật Bản,…. Theo các chuyên gia dược liệu, loài cây thường mọc gần bờ sông, bờ suối hoặc gần các bụi cây khác do đặc tính ưa ẩm, thích bóng râm.

Có hai loại bạch chỉ gồm bạch chỉ nam và bạch chỉ tứ xuyên tuy nhiên do đặc tính chứa hoạt chất Angelicotoxin, một chất gây hưng phấn và có thể làm tăng huyết áp, nôn mửa, tê liệt toàn Thân nên bạch chỉ tứ xuyên không được sử dụng trong các bài thuốc.

Hình ảnh của cây thảo dược Bạch Chỉ
Hình ảnh của cây thảo dược Bạch Chỉ

Mô tả cây bạch chỉ

Để có thể nhận biết được bạch chỉ nam và tránh nhầm lẫn với bạch chỉ tứ xuyên người bệnh có thể dựa vào các đặc điểm bên ngoài dưới đây.

Thân cây:

  • Bạch chỉ là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 1 -2,5m.
  • Thân bạch chỉ hình trụ rỗng, không phân nhánh, đường kính khoảng 2-3cm.
  • Mặt ngoài thân nhẵn, màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía, phần trên có lông tơ ngắn

Lá:

  • Lá bạch chỉ to, cuống lá dài tầm 4-20cm, phát triển thành từng bẹ rộng, ôm sát thân cây.
  • Phiến lá màu xanh, có xẻ làm 2-3 lần, hình giống lông chim.
  • Thùy lá hình trứng, dài từ 2-6 cm, rộng khoảng 1-3cm.
  • Hai mép có răng cưa, mặt trên lá có đường gân được bao phủ bởi một lớp tơ mềm.

Hoa và quả:

  • Cây bạch chỉ thường cho hoa vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
  • Hoa có màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu hoặc các kẽ lá.
  • Các tán hoa nối với thân bằng một cuống chung dài khoảng 4-8cm.
  • Cánh hoa chia thành từng khía, hình trứng ngược, bầu nhụy có thể nhẵn hoặc chứa lông tơ.
  • Quả bạch chỉ hình bầu duc, chiều dài khoảng 4-7mm, một số quả hơi tròn.

Rễ:

  • Rễ bạch chỉ có hình trụ, màu nâu nhạt hoặc hơi vàng, chiều dài khoảng 3- 5cm, với mùi hương đặc trưng của tinh dầu.
  • Đầu cổ của rễ hơi vuông, sau đó thu nhỏ dần về phía dưới, mặt ngoài có nhiều nốt nhỏ nằm ngang, xếp thành hàng dọc quanh rễ.
  • Khi bẻ ngang rễ sẽ thấy cơ và không xơ, phần trong ruột rễ mềm, chất bột và có màu trắng ngà.
  • Rễ bạch chỉ có tầng sinh gỗ dạng vòng, chiếm từ ½ – ⅓ đường bán kính.

Phân bố

Theo các tài liệu ghi chép, cây bạch chỉ ưa mọc ở bìa rừng với độ cao khoảng 500- 1000m so với mực nước biển. Ngoài ra loài cây này còn có thể sinh sống và phát triển mạnh ở những vùng thung lũng, đồng cỏ hoặc ven bờ suối.

  • Trên thế giới, cây bạch chỉ được tìm thấy nhiều nhất tại Nhật Bản, Triều Tiên và các tỉnh phía Bắc Trung Quốc.
  • Tại Việt Nam, loài cây này sinh trường tốt nhất ở các khu vực miền Bắc nước ta như: Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương,…

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến, bảo quản

Dù là thảo dược quý hiếm thế nhưng dược liệu bạch chỉ chủ yếu dùng phần rễ của cây. Rễ bạch chỉ thường được thu hái vào mùa thu, lựa lúc trời khô ráo. Những cây khoảng 10 tháng tuổi trở lên, có lá bắt đầu vàng úa và chưa kết hạt sẽ được lựa chọn để lấy rễ. Sau đó đem về rửa sạch, cắt bỏ phần thân và các rễ con mọc quanh.

Rễ là bộ phận dược liệu được sử dụng nhiều nhất của loài cây này
Rễ là bộ phận dược liệu được sử dụng nhiều nhất của loài cây này

Để sơ chế vào bảo quản được rễ bạch chỉ lâu nhất, người ta thường áp dụng các cách làm sau đây.

  • Cách 1: Bỏ rễ bạch chỉ vào vại chứa vôi, sau đó đậy kín nắp, ủ trong 7 ngày. Đợi đến khi rễ mềm thì lấy ra phơi nắng hoặc sấy khô. Cuối cùng dùng dao để cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và bảo quản trong túi nilon để dùng dần.
  • Cách 2: Rễ bạch chỉ sau khi rửa sạch, cho vào lò xông với lưu huỳnh làm 2 lần, thời gian xông là khoảng 1 ngày 1 đêm cho đến khi rễ mềm và đạt độ ẩm khoảng dưới 13%. Sau đó, lấy ra phơi khô là được.
  • Cách 3: Cách làm này khá đơn giản, ít cầu kỳ hơn hai cách trên tuy nhiên vẫn đảm bảo giữ được hàm lượng dược chất của thảo dược. Người bệnh chỉ cần cạo sạch lớp vỏ ngoài của rễ bạch chỉ, sau đó thái nhỏ, đồ chung với hoàng tinh theo tỷ lệ 1:1, rồi phơi khô là được.

Một lưu ý nữa dành cho người bệnh đó là trước khi dùng bạch chỉ để chế biến thành thuốc, người bệnh nên đem bạch chỉ sao qua hoặc tẩm với giấm để phát huy công dụng tốt nhất.

Thành phần hóa học

Không chỉ là thảo dược quý trong dân gian, bạch chỉ còn là nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc Đông y trị bệnh. Theo các nhà khoa học, chiết xuất của Bạch chỉ chứa rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Bạch chỉ chứa nhiều tinh dầu, Hydrocarbon và đặc biệt chứa các hợp chất lacton vòng lớn giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh về mụn nhọt, viêm nhiễm, đau đầu,…
  • Ngoài ra, thảo dược này còn có các dẫn xuất quan trọng khác như: Oxypeucedanin, Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol,…

Vị thuốc Bạch chỉ

Là dược liệu quý có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người việc nghiên cứu và tìm hiểu về bạch chỉ đã và đang được rất nhiều các nhà khoa học, các thầy thuốc Đông y tiến hành. Theo đó một vài đặc tính của vị thuốc này gồm:

Tính vị, quy kinh

Nhiều sách cổ có ghi chép về tính vị của Bạch như:

  • Theo Trấn Nam Bản Thảo, bạch chỉ có vị cay, ngọt nhẹ, tính ấm.
  • Theo Vược Cật Đồ Khảo, thảo dược này có mùi hôi, ít độc, vị cay nhẹ.
  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ghi chép bạch chỉ là thảo dược có vị cay, tính ấm điển hình.

Ngoài tính vị, việc nắm rõ quy kinh của thuốc nam với lục phủ ngũ tạng và 12 kinh mạch sẽ giúp nói rõ tác dụng của vị thuốc với thể trạng từng người bệnh. Theo thực tế lâm sàng, quy kinh của dược liệu bạch chỉ gồm:

  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Bạch chỉ quy kinh bàng quang.
  • Theo Lôi công bào chích luận và trung dược đại từ điển: Bạch chỉ quy vào kinh Tỳ, phế và vị.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Bạch chỉ quy vào Vị, Đại trường và Phế.
  • Theo Bảo Thảo Kinh Giải: Bạch chỉ quy vào Kinh Can, Vị, Đại trường.

Tác dụng của bạch chỉ

Không chỉ y học cổ truyền mà các nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy khả năng trị bệnh và những tác dụng tuyệt vời của bạch chỉ với sức khỏe con người.

Trong y học cổ truyền:

  • Theo Bản Kinh cổ có ghi: Bạch chỉ có tác dụng trị xích đới, âm đạo sưng ở nữ giới, đồng thời chữa huyết bế, nóng lạnh, chảy nước mắt rất hiệu quả.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục: Dược liệu này có khả năng trị đau răng, tiểu ra máu, xoang mũi, táo bón hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng bạch chỉ để chữa lành vết thương do đâm chém hoặc giải độc cho rắn cắn.
  • Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo: Bạch chỉ giúp hoạt lạc, bổ huyết, chỉ thống, bài nùng, sinh cơ. Thường dùng để chủ trị vú sưng, lở ngứa, mụn nhọt, trĩ lậu, mắt đỏ,…
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Dùng bạch chỉ kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp giải biểu, táo thấp, khu phong, tán hàn hiệu quả. Vì vậy thảo dược này thường được dùng để chủ trị đau răng, xoang mũi, đau đầu, mụn nhọt, ghẻ lở, rắn cắn hoặc ngứa ngoài da.
  • Theo Biệt Lục: Sách có ghi chép, bạch chỉ dùng để trị nôn mửa, chóng mặt, phong tà, ngứa mắt rất tốt cho người bệnh.
  • Theo Dược Tính Luận: Dùng bạch chỉ đúng cách sẽ giúp làm sáng mắt, trị phong tà, cầm máu do băng huyết ở phụ nữ hiệu quả.
  • Theo Trấn Nam Bản Thảo: Bạch chỉ có khả năng rất tốt trong việc trị đau bụng do hàn khí, ngứa da do lạnh, cơ thể phong thấp, ứ trệ,…
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Thảo dược này còn có công năng đặc biệt trong hoạt huyết, giảm đau, tiêu mủ, trừ hàn, sản sinh da non và điều trị viêm da cơ địa.
Một số sách cổ có ghi chép dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, trị mụn nhọt hiệu quả
Một số sách cổ có ghi chép dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, trị mụn nhọt hiệu quả

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cho thấy, bạch chỉ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn và tiêu diệt các loại khuẩn như Shigella, Salmonella. Đồng thời giúp ức chế hiệu quả trực khuẩn lỵ, thương hàn, vi khuẩn G + tấn công và gây bệnh.
  • Tác dụng giảm đau: Nhờ chứa Acid Acetic 6%o nên bạch chỉ có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau. Do đó thường được ứng dụng để điều trị chứng đau đầu, đau răng hoặc các chấn thương nhẹ.
  • Tác dụng chống viêm: Một thí nghiệm nhỏ trên chuột cống trắng với liều dùng 10g/kg bạch chỉ cho thấy khả năng chống viêm rất tốt của thảo dược này.
  • Tác dụng hưng phấn thần kinh: Angelicotoxin trong thảo dược này khi dùng với liều lượng nhỏ sẽ có tác dụng kích thích khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp và hô hấp hưng phấn. Tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ gây co giật, thậm chí là tử vong do tê liệt toàn thân.
  • Thư giãn đầu óc: Không chỉ có tác dụng giảm đau, bạch chỉ còn có khả năng tạo cảm giảm thư thái, thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng. Tác dụng này đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, chứng minh nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Tác dụng với tai mũi họng: Nhờ công dụng trị viêm, giảm đau tốt nên bạch chỉ thường được ứng dụng để bào chế thành các loại thuốc chữa tai mũi họng hiện nay.

Liều lượng, cách dùng và độc tính của thuốc

Cũng giống như các thảo dược khác, việc sử dụng bạch chỉ trong điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng của các thầy thuốc Đông y. Theo đó, thảo dược này thường được khuyến cáo sử dụng không quá 3-6g mỗi ngày. Hình thức làm thuốc gồm: Sắc uống, tán thành bột để làm hoàn, nấu nước tắm hoặc làm thuốc xông, rửa. Việc tùy tiện tăng, giảm hoặc thay đổi liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc có thể gây ra một số độc tính như:

  • Ngộ độc.
  • Co giật.
  • Kích ứng da.
  • Ngứa da.
  • Nổi mẩn đỏ.
  • Mề đay.
  • Sưng môi miệng.
  • Khó thở.

Tuy hoạt chất Angelicotoxin trong bạch chỉ có độc tính nhẹ hơn Xicutoxin. Nhưng thực tế một số báo cáo cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bị tác dụng phụ khi sử dụng thảo dược này quá liều. Do vậy, khi sử dụng người bệnh cần hết sức thận trọng, tuyệt đối không thay đổi chỉ dẫn của các thầy thuốc, tránh những biến chứng khó lường.

Bạch chỉ có tác dụng gì? Một số bài thuốc trị bệnh tiêu biểu

Được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị bệnh tuy nhiên do có độc tính nên thảo dược này thường không được khuyến khích sử dụng dài ngày. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây Bạch chỉ được lưu rộng rãi trong dân gian:

Bài thuốc trị đau đầu do nhiễm phong:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị nghệ vàng, thạch cao, bạc hà, chỉ hương, phác tiêu với liều lượng cho sẵn.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng lấy một ít để hít vào mũi nhằm giảm đau đầu.

Bài thuốc trị chứng đau đầu kèm đau mắt:

  • Nguyên liệu: Củ ấu tàu 4g, chỉ hương16g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu tán thành bột, rồi dùng để pha trà, uống hết trong ngày

Bài thuốc trị đau nửa đầu:

  • Nguyên liệu: Một dược (bỏ dầu), địa nhũ hương, bạch hổ, chỉ hương, tế thảo.
  • Thực hiện: Đem tán nhuyễn nguyên liệu thành bột rồi dùng để hít vào mũi. Trường hợp đau đầu bên trái thì hít vào mũi phải và ngược lại.

Bài thuốc trị trường phong:

  • Nguyên liệu: Vị thuốc bạch chỉ. 
  • Thực hiện: Đem bạch chỉ tán thành bột, uống cùng với nước cơm là được.

Bài thuốc trị chảy nước mũi:

  • Nguyên liệu: Cây bạch chỉ bắc và hành tươi.
  • Thực hiện: Bạch chỉ đem tán thành bột, hành giã nát rồi trộn đều với nhanh, hoàn thành viên. Mỗi lần dùng uống 8-12g với trà nóng, ngày dùng 2 lần là được.
Chỉ hương kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng trị chảy nước mũi rất tốt
Chỉ hương kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng trị chảy nước mũi rất tốt

Bài thuốc trị đau mắt do nhiệt:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương khô.
  • Thực hiện: Đem tán nguyên liệu thành bột, ngày dùng 8g với trà.

Bài thuốc trị chứng thương hàn, cảm cúm:

  • Nguyên liệu: Hành khô 3 củ, sinh khương 3 lát, cam thảo 20g, chỉ hương 40g, đậu đen 50 hạt, táo đỏ 1 quả.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc cùng 2 chén nước rồi chắt nước uống khi còn ấm cho đổ mồ hôi.

Bài thuốc trị viêm xoang ở mũi:

  • Nguyên liệu: Thương nhĩ tử 4.8g; mộc lan, phòng phòng, chỉ hương mỗi vị 3.2g; kim bồn thảo 2.8g; cam thảo 1.2g, dược cần 2g.
  • Thực hiện: Tán nguyên liệu trên thành bột rồi hòa với nước, rồi bôi lên

Bài thuốc trị trẻ bị sốt:

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ nam khô.
  • Cách thực hiện: Sắc với nước sau đó dùng tắm cho trẻ để cơ thể ra mồ hôi là được.

Bài thuốc trị phong ở mặt và đầu:

  • Nguyên liệu: Củ cải trắng, chỉ hương khô
  • Cách thực hiện: Củ cải sắc lấy nước sau đó cho chỉ hương thái lát vào tẩm rồi phơi khô, sau đó tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít thổi vào mũi hoặc dùng 8g để uống với nước ấm.

Bài thuốc trị trĩ có kèm máu tươi:

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ tươi hoặc khô đều được.
  • Cách thực hiện: Bạch chỉ đem tán bột, dùng 4g một lần cùng với nước cơm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng bạch chỉ để sắc nước xông rửa hậu môn.

Bài thuốc trị đau ở 2 đầu lông mày:

  • Nguyên liệu: Hủ trường sao rượu và chỉ hương liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Sau khi đem nguyên liệu tán thành bột mịn thì dùng 8g với nước trà mỗi ngày.

Bài thuốc trị bệnh trĩ bị lở loét:

  • Nguyên liệu: Dược cần sao, củ ấu tàu(nửa sống nửa chín) mỗi vị 40g; chỉ hương sao 100g.
  • Thực hiện: Tán bột, dùng 4g cùng nước sắc của tế tân và bạc hà.

Bài thuốc trị đau răng do bị phong nhiệt:

  • Bài thuốc 1: Dùng bột ngô thù và bạch chỉ với liều lượng bằng nhau sau đó hòa với nước để ngậm giúp giảm đau.
  • Bài thuốc 2: Châu sa 2g, bạch chỉ 40g đem tán thành bột mịn, trộn với mật để hoàn thành viên. Ngày dùng 1 viên sát vào chân răng để giảm đau, chống chảy máu.

Bài thuốc trị bệnh ở mắt:

  • Nguyên liệu: Hùng tinh, chỉ hương.
  • Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột mịn, trộn với mật ong, hoàn thành viên to. Sau đó dùng chu sa bọc ngoài, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Bài thuốc trị mắc xương:

  • Nguyên liệu: Củ chóc và chỉ hương. 
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu tán thành bột, dùng mỗi lần 8g sẽ giúp xương được ói ra.

Bài thuốc chữa rết hoặc rắn cắn:

  • Nguyên liệu: Nhũ hương, hùng tinh, chỉ hương. 
  • Thực hiện: Sắc uống cùng với rượu ấm để giải độc.
Bạch chỉ sắc thành thuốc uống trong ngày để trị rắn cắn rất tốt
Bạch chỉ sắc thành thuốc uống trong ngày để trị rắn cắn rất tốt

Bài thuốc trị tiểu khó do khí nhiều:

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ nam tẩm giấm, đã được phơi khô 80g.
  • Cách thực hiện: Tán thành bột, dùng mỗi ngày 9g cùng với nước sắc từ cam thảo và mộc thông.

Bài thuốc trị chứng thối chân răng:

  • Nguyên liệu: Xuyên khung, chỉ hương bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, sau đó hoàn thành viên rồi dùng ngậm hàng ngày để giảm đau nhức hiệu quả.

Bài thuốc trị chứng bị ra mồ hôi trộm:

  • Nguyên liệu: Chu sa 20g, chỉ hương 40g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu tán thành bột, mỗi ngày dùng khoảng 8g với rượu nóng.

Bài thuốc trị đau nhức chân:

  • Nguyên liệu: Hạt rau cải canh, cây bạch chỉ nam.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem trộn với nước gừng rồi đắp vào ống chân bị đau.

Bài thuốc trị táo bón do nhiễm phong độc:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương 
  • Thực hiện: Đem tán chỉ hương thành bột, ngày dùng 8g với nước cơm trộn với mật ong.

Bài thuốc trị nhiệt thống:

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ.
  • Thực hiện: Tán thành bột, đem hòa với giấm rồi thoa lên vùng bị đau.

Bài thuốc trị chảy máu cam:

  • Nguyên liệu: Bột bạch chỉ và máu cam bị chảy.
  • Thực hiện: Dùng máu cam trộn với bột bạch chỉ sau đó đắp vào sơn căn – nằm dưới huyệt ấn đường là được.

Bài thuốc trị bệnh đi tiêu ra máu:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương 
  • Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột, rồi dùng 4g với nước cơm để cải thiện bệnh hiệu quả.

Bài thuốc trị mụn đinh nhọt:

  • Nguyên liệu: Bạch thược, khô phàn mỗi thứ 20g, hồng quỳ 80g, chỉ hương 40g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem tán thành bột, dùng uống khi còn đói với nước cơm. Có thể giảm liều khi bệnh đã thuyên giảm.

Bài thuốc cầm máu do chấn thương:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào miệng nhai nát rồi đắp lên vùng bị thương để cầm máu, hỗ trợ làm lành.

Bài thuốc giải độc:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương.
  • Thực hiện: Nghiền nát chỉ hương sau đó để dùng dần, mỗi lần dùng lấy khoảng 8g uống với nước giếng.

Bài thuốc trị trẻ em bị đơn độc:

  • Nguyên liệu: Hàn thủy thạch cùng bạch chỉ với lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột, sau đó trộn với nước thành rồi đắp vào nơi bị đau.

Bài thuốc trị hôi miệng:

  • Nguyên liệu: Xuyên khung, chỉ hương mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem tán thành bột, trộn với mật để hoàn thành viên. Ngày ngậm từ 2-3 viên để giữ cho răng được chắc khỏe.

Bài thuốc trị viêm da do dị ứng:

  • Nguyên liệu: Chỉ hương.
  • Thực hiện: Chỉ hương đem mài rượu, sau đó bôi lên vùng da bị tổn thương để điều trị.
Bạch chỉ ngâm rượu cũng có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh
Bạch chỉ ngâm rượu cũng có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh

Xem thêm

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu bạch chỉ điều trị bệnh

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong trị liệu khi sử dụng dược liệu bạch chỉ người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng các bài thuốc một cách bừa bãi, thiếu khoa học. Đặc biệt là không nên sử dụng dược liệu này nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Với những trường hợp bị nôn mửa do huyết nhiệt thì nên thận trọng với bạch chỉ vì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Trường hợp người bệnh bị nhức đầu vì vỡ mụn nhọt, huyết ư thì tuyệt đối không được sử dụng thảo dược này để trị bệnh.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này để được chỉ định liều lượng phù hợp với cơ địa.
  • Với trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em nhỏ thì cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thảo dược này.
  • Trong khi sử dụng bạch chỉ, tuyệt đối người bệnh không nên dùng thêm bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khác để đảm bảo công dụng của thuốc cũng như sức khỏe của mình.
  • Thảo dược này có thể gây ảnh hưởng đến khí huyết, do đó không nên sử dụng trong một thời gian dài làm hao tổn thể lực và tinh khí.
  • Các trường hợp dùng thảo dược này lâu ngày mà không có hiệu quả hoặc cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ thì cần ngừng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng ngày ngày của mình, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và thói quen thức khuya,…

Dược liệu bạch chỉ giá bao nhiêu, mua ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Trên thị trường hiện nay, giá bán của 1kg dược liệu bạch chỉ là khoảng 250.000-270.000đ/ kg. Tuy nhiên con số này có thể chênh lệch tại các địa chỉ kinh doanh cũng như thời điểm và độ khám hiếm của thị trường.

Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua dược liệu này tại các tiệm thuốc Đông y, các cửa hàng dược liệu hoặc trang web bán hàng online. Tuy nhiên, do bạch chỉ sấy khô thường dễ nhầm lẫn với nhiều loại dược liệu khác nên rất nhiều đại lý, cơ sở kinh doanh đã lợi dụng, trà trộn thêm những loại rễ không có giá trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đặt mua dược liệu này ở những thương hiệu uy tín, chất lượng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về liều lượng, cách dùng và những bài thuốc quý từ dược liệu bạch chỉ. Hy vọng qua bài viết người bệnh sẽ biết cách sử dụng dược liệu này để chữa trị các bệnh liên quan.

BÀI VIẾT HAY