Cây bách bộ chữa bệnh gì, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Bách Bộ chắc hẳn là cái tên được nhắc đến nhiều trong các bài thuốc Đông Y điều trị nhiều chứng bệnh, tuy vậy không phải ai cũng biết rõ về loại thảo dược này. Cùng chuyên trang tìm hiểu về cây Bách Bộ với đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

Dược liệu Bách Bộ là gì? Đặc điểm và một số thông tin cơ bản

Cây Bách Bộ còn được biết đến với rất nhiều tên khác nhau như cây Đẹt ác, cây Dây ba mươi, Cây Bà Phụ Thảo. Hoặc theo tên gọi của từng dân tộc như Chầu Chàng (tên gọi theo dân tộc H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (tên gọi theo dân tộc Giarai), Sam Sip lạc (tên gọi theo người Tày). 

Theo Bản thảo cương mục thì Bách Bộ được biết đến với tên Bách Nãi hoặc Dã Thiên Môn Đông. Mỗi bài thuốc Đông Y lại gọi Bách Bộ theo một tên khiến người dùng bị choáng ngợp nhưng thực chất đó là tên gọi chung cho 1 loại thảo dược.

  • Tên khoa học của Bách Bộ: Stemona tuberosa Lour.
  • Họ: Bách Bộ (Stemonaceae).

Đặc điểm nhận diện cây Bách Bộ

Có thể nhận diện cây Bách Bộ thông qua hình dáng bên ngoài và phân loại dòng cây.

Cây Ba Mươi là một loại thảo dược thân leo dây nhỏ và bề mặt nhẵn có thể mọc dài khoảng 10cm, lá mọc đối xứng. Các gân lá thuôn dài trên bề mặt và có 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống đến ngọn lá. 

Hoa Bách Bộ thường mọc thành cụm ở kẽ lá, cuống hoa dài 2cm đến 4cm màu vàng hoặc đỏ, bông to. Hoa có 4 nhụy giống nhau, chỉ nhị ngắn, bầu nhụy thường là hình nón. Hoa ra vào mùa hè, đậu quả nặng có 4 hạt.

Bộ rễ Cây Ba Mươi đủ tuổi thu hoạch thường có ít nhất là 30 nhánh củ
Bộ rễ Cây Ba Mươi đủ tuổi thu hoạch thường có ít nhất là 30 nhánh củ

Bách Bộ có rễ chùm 30 nhánh củ hoặc nhiều hơn nên mới được gọi với cái tên minh họa là dây ba mươi. Rễ Bách Bộ khi được phơi khô sẽ teo lại thon dài khoảng 6 – 10cm phần củ giữa phình to và  2 đầu thon nhọn. Củ Đẹt Ác có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng hoặc đậm hơn, cứng, giòn và có mùi thơm, nếm sẽ cảm nhận được vị đắng và ngọt hậu.

Phân loại cây Bách Bộ

Bách Bộ lá đối là loại phổ biến nhất và đã được đề cập tới ở trên. Ngoài ra, Bách Bộ còn được chia làm các loại sau:

Bách Bộ đá

Còn được biết đến với cái tên Bách Bộ không quấn, thân thảo có chiều dài khoảng 20 – 25cm, thân có thể phân nhánh hoặc không. 

Loại Bách Bộ đá có lá dưới biến thể thành vảy dài 5 – 7mm, lá thân trên có hình trứng hoặc hình tim, đầu mác nhọn. Hoa Bách Bộ đá nở sớm hơn vào đầu tháng 4 và thường được tìm thấy ở các hốc đá có mùn.

Bách Bộ Stemona japonica (B1) Miq

Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm ở Nhật Bản và Trung Quốc thường sử dụng. Thân cây nhẵn và có củ mọc chi chít thành từng chùm nhiều thịt. Thân cây dài từ 1,72 – 3m và leo bò trên các cây vật thể khác, lá đơn mọc thành 2 – 4 vòng chứ không mọc đối xứng. Hình dáng lá hơi nhọn hơi uốn sóng và có 5 – 9 gân. 

Hoa mọc trên cuống dài buông xen kẽ các cuống lá, mỗi cuống lá chỉ có một hoa duy nhất, hoa màu xanh nhạt, có 4 cánh, cánh hoa xẻ thành hai, hình trứng hay hình kim. Hoa có 4 nhị đực màu tím, gần giống hình mũi tên, ngắn, có hai bao phấn cong như sợi dây, bầu hình trứng không có vòi. 

Quả vỏ nhẵn bóng không có lông và chứa nhiều hạt hình bầu dục dài nâu tím sẫm.

Cây Bách Bộ hoa nhỏ

Loại này chỉ xuất hiện ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, lá mọc thành vòng quanh các mắt dây, mỗi đốt mắt có 34 lá hình kim phình bụng. Hoa nhỏ li ti, bao hoa hình chiếc đục vẫn nhìn rõ 4 cánh, bầu hoa hình trứng, trong có 3 hạt dựng đứng.

Cây Bách Bộ lá hẹp

Là cây thân thảo sống lâu năm, cây trưởng thành có chiều dài khoảng 30 – 60 cm; củ dày thịt mọc thành chùm với nhiều hình dáng khác nhau. Lá loại Cây Ba Mươi này sẽ mọc thành chùm 3 – 5 lá hoặc đối xứng. Hoa màu trắng bên trong, bên ngoài màu đỏ hoặc hồng, có 4 nhụy đực, 1 nhụy cái; quả có nhiều hạt màu nâu đen.

Bách Bộ thân đứng

Loại thân gỗ đứng không phân nhánh có chiều cao từ 60 – 65 cm. Củ mọc thành chùm, lá mọc ở mắt cây, mỗi mắt thường có 3 – 5 lá; hoa 4 cánh mọc ở nách lá và có màu xanh nhạt pha màu tím, gồm 4 cánh. 

Cây Bách Bộ phân bố ở đâu?

Cây Ba Mươi là một loại thảo dược nhiệt đới và cận nhiệt đới xuất hiện nhiều ở Việt Nam điển hình là khu vực phía Nam. Một số tỉnh phía Bắc có khí hậu bán nhiệt đới cũng có thể tìm thấy dây ba mươi. Loại dây thân leo ưa sáng nhưng cũng có thể phát triển được trong bóng râm. Có thể tìm thấy dây ba mươi ở các khe suối, chân núi đá vôi hoặc cửa rừng nơi không có quá nhiều bóng cây.

Cây Ba Mươi được tìm thấy nhiều ở bìa rừng, khe suối hoặc trên các vách đá
Cây Ba Mươi được tìm thấy nhiều ở bìa rừng, khe suối hoặc trên các vách đá

Phạm vi phân bố rộng rãi và thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hòa Bình. Một số tỉnh phía nam như Lâm Đồng, Quảng Nam cũng có thể tìm thấy cây Bách Bộ. 

Mùa hoa Bách Bộ thường bắt đầu vào tháng 6 và đậu quả vào khoảng tháng 7 – 9. Khi quả chín già có thể tự phát tán hạt để nhân giống hoặc chồi gốc và rễ cũng có khả năng tái sinh thành cây mới.

Thu hái dược liệu Bách Bộ

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Bách Bộ là củ rễ, củ càng lâu năm thì càng nhiều thịt, to và dài đồng thời có nhiều dinh dưỡng và dược tính hơn. Nên thu hoạch Bách Bộ vào cuối thu hoặc đầu đông, cũng có thể thu hoạch vào mùa xuân khi cây chưa nảy chồi non mới.

Trước khi thu hoạch nên cắt bỏ dây thân sau đó đào toàn bộ củ lên, rửa sạch và phơi khô. Có thể bảo quản Bách Bộ khô hoặc bào chế thành các dạng khác trước khi bảo quản. 

Thành phần dinh dưỡng và công dụng của vị thuốc Bách Bộ

Thành phần dinh dưỡng của Bách Bộ theo phân tích y khoa gồm có 

  • Loại Bách Bộ Radix Stemonae Japonicae có chứa Isostemonidine, Stemonine, Stemonidine. Ngoài ra còn có thêm Protostemonine, Paipunine và Sinostemonine (theo tài liệu ghi chép của Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Trong loại Bách Bộ Radix Stemonae Sessilifoliae có chứa Stemonine, Isostemonidine, và Protostemonine. Một số thành phần khác như Tubersostemonine, Hodorine, và Sessilistemonine cũng được tìm thấy trong loại Bách Bộ này (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Trong loại Radix Stemonae Tuberosae có chứa các thành phần chính như Stemonine, Tubersostemonine và Isotubersostemonine. Ngoài ra có thêm một lượng Stemine, Hypotubersostemonine và Oxotubersostemonine (theoTài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Rễ Bách Bộ có các thành phần Tuberostemonin, Stnin và Oxotuberostemonin. 1 số Alcaloid khác chưa xác định được cấu trúc như Stmonin C22H33O4N4N, điểm chảy 1620,… Ngoài ra rễ Cây Ba Mươi còn chứa Glucid 2,3%, 0,84% Lipid, 9,25% Protid và các Acid hữu cơ (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Cây Bách Bộ có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Củ Bách Bộ chữa bệnh gì và sử dụng như thế nào chắc hẳn là điều mà bạn đọc rất quan tâm. Tại sao Bách Bộ lại được xếp vào danh sách những loại thảo dược quý? Nếu bạn đọc còn đang băn khoăn vấn đề đó thì hãy cùng tham khảo những công dụng cụ thể của Bách Bộ dưới đây.

Cây Ba Mươi giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn

Cây Ba Mươi giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus Pneumoniae, vi khuẩn b Hemolytic Streptococcus, vi khuẩn Neisseria Meningitidis và vi khuẩn Staphylococcus aureus (theo tài liệu Trung Dược Học). Ngoài ra Bách Bộ còn tiêu diệt vi khuẩn ở ruột già, vi khuẩn lỵ và thương hàn.

Tiêu diệt giun sán và các loại côn trùng, ký sinh trùng

Cây Ba Mươi có thể tiêu diệt giun sán và côn trùng. Theo kết quả nghiên cứu của Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, giun và côn trùng sẽ bị tê liệt khi ngâm vào dung dịch Bách Bộ, rệp bị chết sau khi ngâm, ếch bị tê liệt khi bị tiêm dung dịch.

Ngoài ra một số loại ký sinh trùng như chấy, bọ chét, muỗi, rận… cũng sẽ bị tiêu diệt khi bị ngâm trong nước ngâm Bách Bộ. Vị đắng cùng với một số thành phần có trong Cây Ba Mươi sẽ làm tê liệt thần kinh và giết chết các loại ký sinh trùng.

Chủ trị ho và các bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Theo các mô hình nghiên cứu được áp dụng trên một số vật thể như chuột, lợn có kết quả khả quan về tác dụng của Cây Ba Mươi với hệ hô hấp. 

  • Người bị bệnh phổi gây ho, khó thở, khạc đờm có thể điều trị bằng Cây Ba Mươi. Tác động trực tiếp làm giãn cơ trơn phế quản, giảm thiểu hàm lượng hóa chất trung gian gây viêm, dẫn đến giảm khó thở.
  • Người bị viêm phổi do hút quá nhiều thuốc lá. Bách bộ giúp đào thải một số chất độc có trong thuốc như nicotine, carbon monoxide từ đó giúp giảm thiểu các cơn ho và ngăn ngừa viêm phổi hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh của hệ hô hấp khi sử dụng nước sắc từ Bách Bộ và một số thảo dược kết hợp khác. Thành phần có trong Cây Ba Mươi làm ức chế phản xạ ho. Ngoài ra vị thuốc này đã được áp dụng chữa lao hạch thành công (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Điều trị ho do nhiễm khuẩn hoặc bệnh truyền nhiễm bằng nước sắc Cây Ba Mươi. Theo tài liệu ghi chép của Trung Dược Học thì hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc thì có tới 85 người giảm ho rõ rệt và gần như chấm dứt các cơn ho. 
Thành phần dược tính của câu ba mươi giúp điều trị nhiều bệnh chủ yếu liên quan đến hệ hô hấp
Thành phần dược tính của câu ba mươi giúp điều trị nhiều bệnh chủ yếu liên quan đến hệ hô hấp

Bách Bộ là một loại thảo dược có tính hơi độc và tác động mạnh đến trung khu hô hấp nên cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng và không được làm dụng quá nhiều. 

Các cách sử dụng cây Bách Bộ

Sau nhiều nghiên cứu khoa học cũng như thử nghiệm dược tính thì Cây Ba Mươi đã được đưa vào các bài thuốc Đông Y chữa bệnh và điều chế một số loại thuốc khác. Trước khi sử dụng cần biết được tính vị và công năng chủ trị để áp dụng cho đúng đối tượng. 

  • Tinh vị: Bách Bộ có vị ngọt đắng và tính hơi ôn.
  • Quy kinh Bách Bộ: Kinh vào phế.
  • Công năng chủ trị Cây Ba Mươi: Lợi phế, chữa ho và sát trùng thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị lao phổi, ho gà hay viêm phế quản mãn tính. Một số trường hợp bị giun đũa, giun kim cũng có thể điều trị bằng loại thảo dược này. 
  • Hướng dẫn sử dụng rễ Bách Bộ: Sắc uống từ 4g đến 20g để điều trị các bệnh ho hàn, ho lao, lao phổi. Dùng ngoài da tùy ý điều trị bệnh ngứa ngoài da, ghẻ lở, giun sán. 
  • Chống chỉ định: Vị thuốc này không sử dụng cho những người bị tiêu chảy, tỳ hư. 
Củ Đẹt Ác được tẩm mật ong sao vàng có thể bảo quản được rất lâu
Củ Đẹt Ác được tẩm mật ong sao vàng có thể bảo quản được rất lâu

Một số cách sử dụng và bào chế Bách Bộ

  • Sấy khô: Củ Đẹt Ác cắt bỏ 2 đầu rễ giữ nguyên phần thịt giữa mang đồ chín hoặc trần qua nước sôi. Những củ to thì nên bổ đôi rồi phơi nắng hoặc tẩm rượu sấy khô (Theo cách bào chế Bản Thảo Mục Cương).
  • Bách Bộ dùng tươi: Củ Đẹt Ác sau khi thu hoạch ủ mềm rồi rút bỏ chỉ giữa, thái lát mỏng, phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật ong qua đêm rồi sao vàng lên (theo phương pháp bào chế của Đông Dược).
  • Ngâm rượu: Phần rễ củ Đẹt Ác rửa sạch, có thể thái lát hoặc để cả củ sao vàng sau đó cho vào ngâm với rượu trắng có nồng độ từ 40 độ trở lên. 
  • Nấu cao: Lấy củ Đẹt Ác tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn vắt lấy nước cho lên đun với lửa to và hớt bọt bẩn. Sau đó lọc lại nước đã nấu và tiếp tục sên đến khi đặc quánh lại dưới dạng nước. Không nên nấu thành bánh khiến bách bộ bị cháy đắng và mất đi dược tính. 

Một số bài thuốc từ cây Bách Bộ

Ứng dụng lâm sàng của Cây Ba Mươi được thể hiện qua 13 bài thuốc sau:

  • Trị ho dữ dội: Sử dụng các loại như Cây Ba Mươi, nước gừng (giã gừng tươi vắt lấy nước) với khối lượng 2 vị 50 – 50, cho thêm nước lọc sắc đun cạn còn 2 chén nhỏ dùng trong ngày. Cũng có thể dùng củ Bách Bộ ngâm rượu mỗi ngày uống 3 chén chia làm 3 lần.
  • Mẹo chữa nuốt phải đồng tiền: Lấy rễ Cây Ba Mươi ngâm với rượu để qua đêm rồi uống. Mỗi ngày uống 3 cốc lớn chia làm 3 lần để có kết quả tốt nhất. 
  • Điều trị ho mãn tính: Dã nát 20kg củ Đẹt Ác tươi vắt lấy nước cốt rồi sắc cho đặc quánh lại sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 3 muỗng canh chia làm 3 lần triệu chứng ho sẽ thuyên giảm. 
  • Điều trị ho liên tục: Có thể sử dụng cả rễ và thân cây Đẹt Ác giã nhỏ vắt lấy nước cốt rồi đem nấu thành cao cùng với mật ong. Mỗi ngày sử dụng một miếng nhỏ ngậm và nuốt từ từ.
  • Chữa ho tự nhiên không dứt được: Dùng củ hơ trên lửa nướng khô mỗi ngày cắt lấy một lát nhỏ ngậm và nuốt nước.
  • Chữa trị ho do lạnh ở trẻ nhỏ: Bách Bộ đem sao khô, hạnh nhân cắt bỏ đầu nhọn sao khô bỏ vào nước sôi sau đó vớt ra, ma hoàng bỏ mắt. Đem tất cả các loại trên nghiền thành bột mịn rồi trộn với mật ong nặn thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 hoặc 3 viên với nước ấm.
  • Điều trị phù nề, vàng da cả người: Củ Đẹt Ác tươi giã nát đắp lên miệng rốn, cơm nếp giã thật dẻo đắp lên trên lớp Bách Bộ xong lấy khăn bịt lại. Sau 12 ngày thấy trong ruột có hơi mùi rượu thì tiểu được và hết sưng phù. 
  • Mẹo chữa côn trùng vào lỗ tai: Lấy củ Bách Bộ nghiền nát rồi trộn với dầu mè bôi vào bên trong lỗ tai, côn trùng sẽ tự bò ra ngoài. 
  • Chữa giun kim ở trẻ em: Củ Bách Bộ tươi lấy về sắc đặc quánh thành kẹo thụt vào hậu môn, thực hiện khoảng 1 tuần là hết. 
  • Trị giun đũa: Lấy Bách Bộ sắc uống trước khi ăn sáng trong khoảng 5 ngày rồi dùng thuốc xổ mỗi sáng để tống giun ra ngoài. 
  • Chữa lao phổi có hang: Chuẩn bị Cây Ba Mươi, đơn bì, thêm vào hoàng cầm, đào nhân đem sắc đặc uống mỗi ngày 1 thang liên tục trong vòng 2 – 3 tháng. 
  • Trị ho do lao phổi hoặc do phế nhiệt: Chuẩn bị Cây Ba Mươi và sa sâm cho nước vào sắc bỏ bã. Tiếp đến cho thêm mật ong nấu nhỏ lửa thành cao. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 80ml
  • Trị viêm da, mẩn ngứa, nổi mề đay, vẩy nến: Sử dụng củ Bách Bộ tươi thái lát dùng mặt lát xát vào vị trí bị mẩn ngứa khoảng 5 – 6 lần/ ngày.

Còn nhiều bài thuốc khác từ thảo dược Bách Bộ bạn đọc có thể tham khảo thêm để áp dụng điều trị đúng bệnh. 

Những vấn đề người dùng cần biết khi chọn mua và sử dụng Cây Ba Mươi

Đẹt Ác có vị ngọt đắng hơi khó uống và có bán rất nhiều trên thị trường. Khi mua Đẹt Ác người dùng nên nắm được các đặc điểm nhận diện của các loại Đẹt Ác để lựa chọn đúng để không mua phải sản phẩm làm nhái. 

Chọn mua rễ cây bộ còn nguyên chùm có ít nhất 30 nhánh rễ
Chọn mua rễ cây bộ còn nguyên chùm có ít nhất 30 nhánh rễ

Bên cạnh đó người dùng cũng cần lưu ý thêm:

  • Chọn củ Đẹt Ác vẫn còn nguyên chùm từ 30 củ trở lên, không nên mua củ rời. 
  • Chọn những củ nguyên vẹn, không bị sứt, nhựa chảy ra ngoài làm mất đi dược tính.
  • Đối với Bách Bộ khô nên chọn loại có màu đều, sáng không có sự xuất hiện của đốm đen, nấm mốc. 
  • Nên mua Bách Bộ ở những địa chỉ uy tín, tránh những cơ sở bán thuốc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
  • Không nên sử dụng Bách Bộ cho những đối tượng chống chỉ định, những trường hợp đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Lựa chọn những cơ sở kinh doanh dược liệu có độ uy tín cao, không mua thuốc từ nơi không rõ nguồn gốc, buôn bán không công khai.
  • Không lạm dụng các bài thuốc từ Bách Bộ vì trong thành phần có độc tính, sử dụng quá nhiều sẽ bị liệt trung khu hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Là một loại thảo dược tốt tuy nhiên cũng không thể sử dụng bừa bãi, tốt nhất nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chủ trị. Tác dụng của Cây Ba Mươi sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người không phải ai cũng giống nhau. 

[pr_middle_post]

Bách Bộ giá bán bao nhiêu và nên mua ở đâu chất lượng?

Giá bán Bách Bộ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như trong mùa thu hoạch Đẹt Ác có thể rẻ hơn và ổn định hơn. Khi trái mùa hoặc với Bách Bộ có tuổi nhiều dưỡng chất hơn giá thành cũng cao hơn. Mức giá Đẹt Ác trên thị trường đang dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg tùy từng nhà cung cấp. 

Người dùng cũng không nên mua Đẹt Ác quá rẻ vì dễ mua phải hàng kém chất lượng. Nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo nguồn tiền bỏ ra đúng chỗ và an toàn cho sức khỏe. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin có liên quan đến Bách Bộ hay còn gọi là cây Ba Mươi – một loại dược liệu quý đang được Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới sử dụng để điều trị bệnh. Trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào, người bệnh cũng nên tìm hiểu thật kỹ để mang lại hiệu quả tốt nhất.