Cách điều trị thoái hóa khớp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, để điều trị thoái hóa khớp, người bệnh có thể lựa chọn trong 3 phương pháp phổ biến nhất là áp dụng bài thuốc nam trị thoái hóa khớp, điều trị theo Tây y hay Đông y. Vậy cụ thể mỗi phương pháp này được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì trong suốt quá trình điều trị nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương do chấn thương hoặc thoái hóa do tuổi tác và dần bị biến dạng, lâu dần có thể rách, nứt, biến đổi thành gai xương… gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

Điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?
Điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?

Không chỉ vậy, nếu không được chữa trị kịp thời, thoái hóa khớp có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: Thay đổi cấu trúc xương, bại liệt, tàn phế, ung thư xương…

Hiện nay, có các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp phổ biến nhất là áp dụng thuốc nam trị thoái hóa khớp theo các mẹo dân gian, chữa thoái hóa khớp theo Tây y và điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y.

Mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp bằng thuốc nam

Đối với các bệnh lý về xương khớp, ông bà ta đã áp dụng khá nhiều mẹo dân gian hiệu quả có khả năng xoa dịu các triệu chứng đau nhức đồng thời tăng cường sức khỏe của xương khớp.

Lá lốt

Không chỉ được biết đến là một thành phần trong quá trình chế biến một số món ăn dân dã của người Việt, lá lốt còn có công dụng điều trị các vấn đề về xương khớp.

Cụ thể, lá lốt giúp xoa dịu các cơn đau do thoái hóa gây ra đồng thời còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tuần hoàn máu, bổ sung kịp thời cho hệ xương khớp.

Cách chữa thoái hóa khớp với lá lốt thực hiện khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch rồi đun lấy nước uống trong ngày.

Có thể bạn cần biết

Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu có thật sự hiệu quả?

Điều trị thoái hóa khớp với lá mơ lông

Lá mơ lông cũng là một vị thuốc chữa bệnh khá hữu hiệu, nhất là các bệnh lý về xương khớp. Theo đó, ông bà ta đã sử dụng mơ lông để giảm thiểu các cơn đau xương khớp.

Người bị thoái hóa khớp nên lấy một nắm lá mơ lông hoặc có thể rễ cây mơ lông, rửa sạch rồi đem sắc với một vài nhánh gừng tươi.

Sau đó lọc lấy phần nước cốt để uống kết hợp với xoa bóp tại những vùng xương khớp thoái hóa hay có cảm giác đau nhức.

Ngải cứu

Trong kho tàng mẹo dân gian của ông bà ta, ngải cứu là một vị thuốc nam có công dụng đa dạng, có thể chữa được nhiều chứng bệnh, tiêu biểu như: Đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, mẩn ngứa, đau thần kinh tọa, suy nhược cơ thể…

Ngải cứu chữa thoái hóa khớp
Ngải cứu chữa thoái hóa khớp

Đối với hiện tượng thoái hóa khớp, người bệnh cũng có thể sử dụng ngải cứu để chữa trị hiệu quả bằng cách lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nát, trộn thêm mật ong cho thật đều rồi lấy vải mỏng, sạch bọc hỗn hợp ngải cứu và mật ong vào, vắt kiệt nước cốt rồi uống.

Một cách khác là sao nóng ngải cứu rồi bọc vào túi, chườm lên vùng bị thoái hóa sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau nhức.

Điều trị thoái hóa khớp bằng cây gối hạc

Gối hạc có công dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tới xương khớp thuận tiện hơn nhờ đó cải thiện sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và khắc phục những tổn thương do thoái hóa khớp gây ra.

Để thực hiện mẹo chữa thoái hóa khớp với cây gối hạc, người bệnh cần chuẩn bị: Rễ cây gối hạc (16g), ké đầu ngựa (16g), cây đơn đỏ (12g), kim ngân (10g), lá thông (8g) và nửa lít nước lọc.

Rửa sạch các thành phần kể trên rồi cho vào ấm sắc, chắt lấy phần nước cốt rồi chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Rễ cây đinh lăng

Đinh lăng từ lâu đã trở thành một vị thuốc trong nhiều mẹo chữa trị bệnh lý theo dân gian. Đặc biệt rễ đinh lăng có thể cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong rễ đinh lăng còn giúp kháng viêm, giảm sưng và cứng khớp từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi các triệu chứng của thoái hóa khớp ập tới.

Bằng cách lấy rễ đinh lăng rửa sạch sau đó để ráo nước, sao vàng rồi tiếp tục đun sôi với nước khi nào nước cạn còn một nửa thì tắt bếp. Lấy phần nước thuốc này chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Củ nghệ

Hoạt chất Curcumin đặc trưng trong nghệ đã được khoa học nghiên cứu và công nhận tác dụng thần kỳ trong việc chữa trị một số bệnh lý.

Nghệ giúp kháng viêm rất tốt
Nghệ giúp kháng viêm rất tốt

Đối với các căn bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp, tinh chất nghệ giúp giảm tình trạng các khớp tê cứng, chống viêm và thúc đẩy các tổn thương tại xương khớp mau hồi phục.

Chữa thoái hóa khớp bằng nghệ theo cách sau: Chuẩn bị bột nghệ, lòng đỏ trứng gà và dầu dừa rồi đem tất cả nguyên liệu cho vào máy xay để xay nhuyễn. Lọc phần nước để uống trực tiếp. Duy trì áp dụng khoảng 1 lần/ngày, thực hiện ít nhất trong nửa tháng.

Cây đau xương

Nghe tên gọi của loại cây này, chúng ta đã liên tưởng ngay đến công dụng điều trị của nó với các bệnh lý xương khớp.

Theo đó, với khả năng giảm đau và chống viêm mạnh, dây đau xương giúp người bệnh bị thoái hóa xương khớp cảm thấy dễ chịu hơn.

Người bệnh cần chuẩn bị thân cây đau xương và một chút rượu trắng 45 độ. Sau khi thái khúc và phơi khô dây đau xương, ta cho tất cả vào một bình thủy tinh sạch, đổ ngập rượu trắng rồi đậy nắp kín trong khoảng 7 ngày.

Sau đó, mỗi ngày người bị thoái hóa khớp hãy uống rượu dây đau xương 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng một chén nhỏ.

Các bài thuốc nam trị thoái hóa khớp theo mẹo dân gian khá dễ thực hiện, không tốn quá nhiều công sức nhưng mang lại hiệu quả khá tốt nếu tình trạng thoái hóa khớp mới chỉ ở mức độ nhẹ, chưa chuyển thành biến chứng.

Điều trị thoái hóa khớp theo Tây y

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo Tây y đã được chứng minh những hiệu quả nhất định trong việc đẩy lùi các triệu chứng mà căn bệnh này gây ra.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp

Theo Tây y, thoái hóa khớp là một quá trình cơ học và sinh học làm cấu tạo của sụn và xương dưới sụn bị ảnh hưởng tiêu cực.

Để khắc phục tình trạng này, theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp bộ y tế, cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị như:

  • Giảm đau.
  • Phục hồi chức năng vận động.
  • Ngăn ngừa khả năng khớp biến dạng.
  • Hạn chế các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị.
  • Cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Quá trình điều trị thoái hóa khớp theo Tây y sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý nhưng sẽ đảm bảo duy trì các nguyên tắc kể trên.

Điều trị nội khoa

Nội khoa dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ là phương pháp chữa trị với những tình trạng bệnh còn nhẹ, các biến chứng xuất hiện lẻ tẻ hoặc hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng.

Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc thoái hóa khớp như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Etoricoxia, Celecoxib, Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam…
  • Gel bôi giảm đau: Voltaren, Emugel…
  • Thuốc Corticosteroid: Prednisol acetate, Hydrocortison acetate, Depomerdol, Betamethason dipropionate, Dipropan…
  • Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOA): Piascledine, Glucosamine sulfate, Acid hyaluronic, Chondroitin sulfate, thuốc ức chế Interleukin 1…
Voltaren giảm đau hiệu quả
Voltaren giảm đau hiệu quả

Việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự tìm hiểu và sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc. Theo đó, tế bào gốc được chiết xuất từ mô mỡ tự thân hoặc từ tủy xương tự thân rồi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và tiêm trực tiếp vào khớp.

Điều trị ngoại khoa

Với tình trạng thoái hóa khớp đã ở mức độ nghiêm trọng thì các cần can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ khớp rồi cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương hoặc cấy ghép tế bào sụn.

Nếu mức độ thoái hóa khớp không thể cứu vãn, người bệnh sẽ phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Khớp gối sẽ được thay thế một phần hoặc toàn bộ.

Phẫu thuật thay khớp gối
Phẫu thuật thay khớp gối

Phương pháp này thường được áp dụng khi tình trạng thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, các chức năng vận động suy giảm.

Sau quá trình phẫu thuật, cần theo dõi sát sao biểu hiện của bệnh nhân. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường tại khớp thì cần khám càng sớm càng tốt.

Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y hiện nay đang được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Theo đó, bằng việc giải quyết các căn nguyên gây nên bệnh, các phương pháp chữa theo Đông y sẽ từng bước đẩy lùi hiện tượng thoái hóa khớp và ngăn chặn khả năng bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Cụ thể, theo y học cổ truyền, thoái hóa khớp là do cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tà khí như phong, hàn, thấp tà xâm nhập kết hợp với sự tắc nghẽn máu huyết sẽ dẫn tới hiện tượng sưng khớp, tê đau và nhức mỏi.

Đối với những người lớn tuổi, xương khớp dần bị thoái hóa, can thận suy yếu, khí huyết giảm sút cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp.

Trong Đông y, để điều trị thoái hóa khớp, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc, châm cứu hay bấm huyệt hoặc phối hợp các phương pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Châm cứu, bấm huyệt chữa thoái hóa khớp

Ngoài ra, cách chữa thoái hóa khớp bằng châm cứu, bấm huyệt cũng giúp xoa dịu các triệu chứng và chữa trị rất tốt tình trạng thoái hóa khớp.

Theo đó, bằng việc tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, bác sĩ sẽ giúp đả thông kinh huyệt, thúc đẩy máu huyết lưu thông tốt hơn từ đó giúp giảm đau đồng thời cung cấp máu huyết nuôi khớp.

Những cách điều trị thoái hóa khớp gối rất đa dạng, căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý điều trị thoái hóa khớp đúng cách

Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần ghi nhớ một số thông tin quan trọng dưới đây:

  • Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị.
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần trao đổi ngay với bác sĩ.
  • Thăm khám đúng lịch nhằm theo dõi sự tiến triển của bệnh và can thiệp các phương pháp khác nếu cần thiết.
  • Duy trì cân nặng phù hợp, phòng tránh nguy cơ béo phì vì tình trạng béo phì sẽ tạo áp lực lên hệ xương khớp.
  • Cần tìm hiểu thoái hóa khớp nên ăn gì? Theo đó, nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như nhóm thực phẩm giàu canxi, thực phẩm giàu Glucosamin, Chondroitin, trái cây và hoa quả giàu vitamin.
  • Hạn chế hoạt động quá mạnh, đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ.
  • Nếu phải bê vác đồ nặng thì cần thực hiện đúng thao tác hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người khác.
  • Tập luyện thể thao, nhất là những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe… để giúp xương khớp dẻo dai.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia hoặc các loại đồ uống có chứa cồn.
  • Không hút thuốc lá.

Như vậy, để đẩy lùi các triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng của hiện tượng thoái hóa khớp, người bệnh có thể thăm khám và áp dụng các cách điều trị thoái hóa khớp khác nhau. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, không mất quá nhiều thời gian thì ngay khi thấy các biểu hiện bất thường của xương khớp thì người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Gợi ý xem thêm

Tin mới

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?