Các cách điều trị suy thận và những điều cần lưu ý khi áp dụng

Suy thận là bệnh đường tiết niệu có nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Tùy vào từng giai đoạn và cấp độ của bệnh mà phương pháp điều trị của mỗi người sẽ khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị suy thận phổ biến, tiện dụng và hiệu quả nhất mà người bệnh có thể tham khảo.

Cách điều trị suy thận bằng Tây

Tây y được coi là giải pháp hữu ích cho những bệnh nhân suy thận. Bởi khả năng giảm đau nhanh chóng và kiểm soát tốt tiến triển của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ như: Ngộ độc, sốc thuốc, mất cân bằng hệ vi khuẩn.

Tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ kéo dài sự sống như:

Thuốc kiểm soát Cholesterol

Ở giai đoạn suy thận cấp tính, nồng độ Cholesterol thường rất cao, gây ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Vì vậy các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc nhóm Statin để kiểm soát nồng độ máu xấu trong cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh suy thận cấp, mãn tính và suy tuyến thượng thận.

  • Tùy vào mức độ bị bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại Statin phổ biến như: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin.
  • Trong đó Simvastatin có hiệu lực cao hơn gấp hai lần so với Lovastatin. Nên thường được bác sĩ kê đơn liều cao cho những bệnh nhân tình trạng nặng hơn.
  • Mỗi loại thuốc Statin sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Do đó người bệnh nên đi kiểm tra và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nhìn chung các loại thuốc điều trị suy thận nhóm Statin thường có giá dao động khoảng 200,000 -500,000 đồng/ hộp.
Thuốc kiểm soát Cholesterol trong điều trị suy thận
Thuốc kiểm soát Cholesterol trong điều trị suy thận

Thuốc kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao không chỉ là nguyên nhân mà còn là hệ quả của việc suy thận. Theo các nghiên cứu khoa học, lượng chất thải và cặn bã trong cơ thể cao sẽ khiến huyết áp tăng lên đột ngột, giảm chức năng đào thải độc tố của hệ bài tiết.

  • Do đó để cân bằng huyết áp và tăng cường chức năng cho thận các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh loại thuốc kiểm soát huyết áp nhóm Angiotensin II hoặc Angiotensin – Enzyme (ACE ). Cụ thể như: Candesartan (Atacand), Losartan (Cozaar), Azilsartan (Edarbi)….
  • Công dụng chính của nhóm thuốc này là cải thiện tình trạng gia tăng huyết áp, giúp quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra tốt hơn. Từ đó làm giảm rủi ro hỏng mạch máu và chậm quá trình tiến triển của bệnh suy thận giai đoạn cuối.
  • Người bệnh có thể sử dụng trước hoặc sau khi ăn đều được. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp riêng.
  • Người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình, sau đó tái khám theo chỉ dẫn để được tăng, giảm liều dùng cho lần điều trị tiếp.
  • Giá của thuốc điều trị suy thận, chống tăng huyết áp thường giao động khoảng 400,000 -500,000đ/ hộp.

Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu

Những người suy thận thường có lượng tế bào hồng cầu thấp hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Do đó để kiểm soát bệnh tình, người bệnh nên bổ sung thêm sắt để gia tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.

  • Một số loại thuốc chữa suy thận, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cần kể đến như: Erythropoietin và Beta Erythropoietin.
  • Nhóm thuốc này không những giúp sản sinh một lượng lớn hồng cầu bị mất mà còn ngăn chặn sự phát triển của suy thận.
  • Liều dùng của Erythropoietin phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với bệnh nhân suy thận mãn thì liều dùng ban đầu là 50-1000 đơn vị/kg, dùng 3 lần/ tuần, duy trì liên tục trong khoảng 8 tuần. Với những bệnh nhân đang lọc máu, thì sau 12h chạy thận, bệnh nhân sẽ được chỉ định liều lượng phù hợp với từng người.
Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu trong suy thận
Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu trong suy thận

Cấy ghép thận

Khi tình trạng suy thận tiến triển nặng, các loại thuốc uống không còn khả năng đáp ứng với cơ thể bác sĩ sẽ xem xét phương án cấy ghép thận cho bệnh nhân.

  • Mục đích của phương pháp này là tăng cơ hội sống cho người bệnh.
  • Để thực hiện được phương pháp này, người bệnh phải tìm được nguồn ghép thận khỏe mạnh, đáp ứng với cơ thể hiện tại. Có thể từ người thân trong gia đình hoặc người không cùng huyết thống hiến tặng
  • Sau đó cả người nhận và người hiến thận sẽ phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như nhóm máu, HLA, tiền mẫn cảm của người nhận, xét nghiệm sinh hóa, huyết học,…
  • Nếu các xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn thì phẫu thuật ghép thận sẽ được thực hiện, quá trình hoàn tất có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

Chạy thận nhân tạo

Đối với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính, chức năng của thận gần như mất hoàn toàn các bác sĩ sẽ chỉ định phương án chạy thận.

  • Mục đích của phương pháp này là kéo dài sự sống cho người bệnh.
  • Chạy thận là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể. Theo đó, máu của bệnh nhân sẽ được dẫn truyền ra bộ lọc của máy chạy thận, lọc bỏ sạch các cặn bã dư thừa. Sau đó, máu lại được đưa trở về cơ thể để nuôi sống hoạt động hàng ngày.
  • Trước khi chạy thận lần đầu, người bệnh cần được thực hiện phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch, tạo đường dẫn truyền lấy máu ra ngoài cơ thể.
  • Chạy thận nhân tạo có thể gây ra một số biến chứng như: Hạ huyết áp, chuột rút, buồn nôn, nôn mửa, đau ngực, đau lưng. Do đó khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Chữa suy thận bằng tế bào gốc

Chữa suy thận bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới, đem lại hiệu quả cho người bệnh. Đối với phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm qua động mạch để đưa tế bào gốc vào bên trong thận.

  • Sau khi đi vào cơ thể và thận, tế bào mới sẽ thay thế tế bào thận bị hư hại. Từ đó giúp khống chế quá trình tiến triển suy thận, nâng cao chức năng lọc máu và hoạt động của hệ bài tiết này.
  • Theo đánh giá của các chuyên gia thì sau khoảng 1-2 tuần dùng tế bào gốc, chức năng thận của người bệnh sẽ trở lại bình thường, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Tuy nhiên phương pháp điều trị suy thận bằng tế bào gốc này lại mang nhiều đau đớn cho người bệnh và chi phí thực hiện khá cao.
Chữa suy thận bằng tế bào gốc ở đâu an toàn? Bệnh viện
Chữa suy thận bằng tế bào gốc ở đâu an toàn? Bệnh viện

Cách chữa suy thận bằng Đông y

Ngoài Tây y, thì điều trị suy thận bằng Đông y cũng là cách làm được nhiều áp dụng. Nguyên nhân là bởi, cách chữa suy thận trong Đông y khá an toàn, lành tính, phần lớn các dược liệu đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Người bệnh sau khi sử dụng các bài thuốc này sẽ không gặp tình trạng lạm đúng như Tây y.

Đồng thời khả năng kháng thuốc sau một thời gian dài sử dụng là không có. Việc chữa suy thận bằng Đông y không chỉ giúp bệnh tình thuyên giảm mà còn bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, phòng tránh các bệnh tim mạch, huyết áp,…

Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người mà các thầy thuốc sẽ áp dụng cách chữa suy thận bằng Đông y khác nhau như: Dùng thuốc, diện chẩn, bấm huyệt,…

Các bài thuốc Đông y điều trị suy thận

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị suy thận như:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Địa hoàng tháng, đương quy, đỗ trọng, quế quảng, đậu ký sinh, phụ tử chế, lộc giác giao, kỷ tử.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 6 bát nước sạch. Bật lửa nhỏ, đun liu riu cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 3 bát thì dừng. Chắt nước thuốc, chia làm 3 phần, sử dụng sau bữa ăn chính. Mỗi ngày dùng 1 thang, duy trì trong 12 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Hạn liên thảo, phục linh, trạch tả, hoài sơn, cúc hoa, đan bì, rễ cỏ xước, kỷ tử, nữ trinh tử, thục địa.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên sắc trên bếp trong khoảng 30-45 phút. Sau đó, chắt nước, chia làm 3 phần, sử dụng hết trong ngày. Nên duy trì thực hiện trong vòng 1 tháng để bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Bạch truật, sao du nhục, phục tử, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh, đẳng sâm, bách bản, quế chi.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sấy khô rồi sắc với 1 lít nước. Uống hàng ngày sau bữa ăn, tình trạng thận hư sẽ được cải thiện rõ rệt sau 1 tháng.

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: Đan bì, phục linh, trạch tả, sơn dược, kê túc, nữ trinh từ, tang ký sinh, kỷ tử, liên thảo, rễ cỏ xước.
  • Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu trên với nước, để nguội rồi sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc 5:

  • Nguyên liệu: Bách bản, địa hoàng thán, ngũ vị tử, kỷ tử, mạch môn, thái tử sâm, sơn dược, phục linh bì, biểu đậu.
  • Cách thực hiện: Bài thuốc trên đem sắc với nước khoảng 30 -45 phút thì đem ra sử dụng. Chia thuốc làm 3 phần, uống hết trong ngày vào bữa ăn chính.
Các bài thuốc Đông y điều trị suy thận được dùng nhiều hiện nay
Các bài thuốc Đông y điều trị suy thận được dùng nhiều hiện nay

Chữa suy thận bằng các bài thuốc Đông y tuy nhiều ưu điểm nhưng lại đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì. Bởi các bài thuốc này không có tác dụng nhanh chóng như Tây y mà cần phải có thời gian ổn định mới cho hiệu quả.

Phương pháp điều trị suy thận bằng bấm huyệt

Bên cạnh những bài thuốc, Đông y còn kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị. Theo đó, các bác sĩ Đông y sẽ tiến hành xác định các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, dùng lực tại tay để tác động nhằm đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng.

  • Ở phương pháp này, người bệnh sẽ không phải sử dụng thuốc, tuy nhiên vẫn cần thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao. Bởi việc xác định sai huyệt đạo có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tiến triển của suy thận.
  • Một số huyệt đạo thường được tác động trong quá trình điều trị suy thận như:Huyệt thận du, huyệt thái khê, huyệt quan nguyên, huyệt dũng tuyền.
  • Để phác đồ điều trị suy thận trong Đông y đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Người bệnh còn cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Đả thông kinh mạch qua huyệt đạo giúp điều trị suy thận hiệu quả
Đả thông kinh mạch qua huyệt đạo giúp điều trị suy thận hiệu quả

Điều trị suy thận bằng mẹo vặt tại nhà

Điều trị suy thận bằng mẹo vặt dân gian là phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay. Phương pháp này không những an toàn, lành tính mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian rất tốt.

Tuy nhiên chúng chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Riêng đối với trường hợp bệnh nặng, người bệnh tuyệt đối không tự ý chữa suy thận tại nhà.

Vì chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Cách tốt nhất vẫn là nên tìm đến các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị khoa học.

Một số cách chữa bệnh suy thận bằng mẹo vặt dân gian như:

Dùng đậu đen

Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị suy thận rất tốt. Ngoài ra, loại hạt này còn chứa rất hoạt chất tốt cho chức năng lọc máu và cặn bã dư thừa của thận.

Cách dùng đậu đen điều trị suy thận như sau:

  • Cách 1: Người bệnh chỉ cần lấy 20-40g đậu đen, nấu thành nước, rồi uống thay trà hàng ngày.
  • Cách 2: Làm sạch cá nhét, nướng sơ rồi nấu chung với đậu đen cho đến khi mềm thì cho gừng và tỏi vào. Sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng thiếu máu do suy thận.

Dùng cây nổ điều trị suy thận

Cây nổ hay còn gọi là sâm tanh tách, là cây thuốc nam nổi tiếng trong các bài thuốc trị suy thận và tiểu đường. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học trong cây nổ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm cơn đau do sỏi thận, suy thận,…

Cách dùng cây nổ chữa bệnh suy thận được thực hiện như sau:

  • Cách 1: Lấy cây nổ, cây muối, cây mực, cây quýt gai với liều lượng bằng nhau. Đem đi sấy khô, rồi đun với khoảng 1,2 lít nước. Để lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chắt nước chia 3 phần, uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Chỉ cần lấy 20g cây nổ đem đun với nước lọc, uống thay trà hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh.

[pr_middle_post]

Dùng râu ngô

Râu ngô nổi tiếng là vị thuốc điều trị suy thận được nhiều người biết đến nhờ tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm.
Sử dụng râu ngô để điều trị suy thận có những cách làm sau:

  • Cách 1: Người bệnh chỉ cần lấy 100gr râu ngô đem nếu với 1,5 lít nước sạch. Chắt nước, uống thay trà hàng ngày là được.
  • Cách 2: Lấy râu ngô, hạt tía tô, bạch mao căn với lượng vừa đủ đem đun với nước, chia làm 2 phần, uống hết trong ngày.
Râu ngô sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt, tăng cường chức năng cho thận
Râu ngô sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt, tăng cường chức năng cho thận

Dùng cây nhọ nồi

Dùng nhọ nồi điều trị suy thận là cách làm đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao. Nguyên nhân là bởi, loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận, trị chứng tiểu ra máu rất hiệu quả. Đặc biệt nhờ tính hàn và vị chua, nhọ nồi không hề đem lại độc tính cho thận.

Cách dùng cây nhọ nồi chữa suy thận như sau:

  • Lấy 2 nắm cây nhọ nồi, làm sạch phần héo úa và dập nát.
  • Đem cây nhọ nồi đi rửa sạch, chờ ráo nước, giã lấy nước cốt.
  • Cho thêm nước gừng và ít đường trắng vào hòa tan trong nước cốt cây nhọ nồi.
  • Đem cô đặc dung dịch trên rồi hoàn thành viên.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 8g viên hoàn từ cây nhọ nồi.
  • Lưu ý, không áp dụng cách làm này cho bệnh nhân bị cao huyết áp.

Dùng diệp hạ châu điều trị suy thận

Diệp hạ châu là cây thuốc nam nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh. Thảo dược này không những giúp lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi thận mà còn hỗ trợ điều trị tình trạng thận hư, thận yếu rất tốt.

Cách dùng diệp hạ châu điều trị suy thận như sau:

  • Diệp hạ châu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Phơi hoặc sấy khô dược liệu trên để dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 15g diệp hạ châu hãm với 150ml nước sôi.
  • Uống thay trà hàng ngày. Thời gian sử dụng nên tham khảo các bác sĩ đông y để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Diệp hạ châu là cây thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu quả
Diệp hạ châu là cây thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu quả

Chữa suy thận bằng yoga

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh có thể luyện tập Yoga để cải thiện chức năng thận tại nhà.

Những động tác yoga sẽ giúp tác động hiệu quả đến vùng hông, bụng và đùi. Từ đó hỗ trợ làm thư giãn các cơ xung quanh, kích thích khả năng co bóp và hoạt động của thận.

Một số bài tập điều trị suy thận bằng Yoga như sau:

Salamba Bhujangasana

  • Bài tập này sẽ giúp củng cố cột sống thắt lưng, kích thích hoạt động của cơ quan tiết niệu.
  • Người bệnh nằm sấp, sao cho trán và mu chân áp trên sàn.
  • Hai chân đặt sát nhau sao cho gót chân chạm vào nhau.
  • Đưa hai tay về phía trước, lòng bàn tay úp dưới sàn.
  • Từ từ nâng đầu, ngực và bụng lên trên, phần thân vẫn tiếp xúc với sàn.
  • Tay co lại, dùng khủy giữ phần thân trên.
    giữ tư thế này trong khoảng 1-3 phút rồi từ từ thở nhẹ ra, đưa người về vị trí ban đầu.
  • Không áp dụng bài tập này cho phụ nữ mang thai, người bị thương ở cổ tay, xương sườn, hay vừa qua phẫu thuật bụng.

Paschimottanasana

Bài tập yoga này có tác dụng xoa bóp, kích thích các cơ quan vùng bụng và xương chậu. Nhằm giảm hoạt động điều tiết của thận và hệ tiêu hóa.

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân chạm vào nhau và chạm sàn, tay thả lỏng.
  • Hít thở sâu, từ từ nâng hai cánh tay lên đầu, rồi duỗi thẳng.
  • Cúi nhẹ người về phía trước, giữ nguyên phần hông rồi thở nhẹ ra,
  • Đưa tay xuống dưới, sau đó nắm chặt bàn chân, cúi gập người xuống áp sát hai chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20-60 giây, lặp lại 2-3 lần cho mỗi lần thực hiện.
Yoga không những giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Yoga không những giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn tăng cường sức khỏe cho cơ thể

Những lưu ý quan trọng khi điều trị suy thận

Để tránh những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị suy thận, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước hết người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác mức độ suy thận. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Khi sử dụng thuốc Tây để trị suy thận, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng mà các bác sĩ hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý bỏ liều, tăng liều vì có thể gây kháng thuốc và gia tăng tác dụng phụ.
  • Thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Nhằm sớm điều chỉnh cách điều trị phù hợp với bản thân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạch. Thường xuyên cung cấp thực phẩm nhiều chất xơ, omega 3 như rau củ, trái cây, ngũ cốc và thịt gia cầm.
  • Hạn chế thực phẩm chứa đường hóa học, đồ đông lạnh, thực phẩm cay nóng và các chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, hạn chế làm việc quá sức và thức khuya nhiều, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Không tự ý áp dụng đơn thuốc điều trị suy thận của người khác nếu chưa được bác sĩ kiểm tra và chỉ định. Vì tùy vào tình trạng bệnh và cấp độ suy thận của từng người mà thuốc điều trị sẽ khác nhau. 
  • Trong quá trình điều trị nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý thích hợp.

Trên đây là các cách điều trị suy thận tốt nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo để sử dụng. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ sớm lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân hợp lý.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?