Chia sẻ phương pháp điều trị đau khớp ngón tay hiệu quả

Điều trị đau khớp ngón tay bao gồm các phương pháp Đông Y, Tây Y và mẹo chữa trị tại nhà. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, người bệnh nên dựa vào tình trạng và điều kiện của bản thân để đưa ra lựa chọn hợp lý. Hãy thử ngay các cách sau đây nếu muốn thoát khỏi tình trạng đau nhức nhé!

Đau khớp ngón tay nói riêng và các bệnh lý viêm xương khớp nói chung không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người Việt. Theo kết quả thống kê, Việt Nam có hơn 35% dân số đang phải chống chọi với các bệnh lý về xương khớp mỗi ngày.

Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên, khiến các khớp yếu và dễ bị tổn thương hơn. Thêm vào đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, cùng với những tác nhân gây hại từ bên ngoài cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.

Đau khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân gây ra

Người bị đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở vùng sụn và khớp xương dưới sụn. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng, hoặc tái phát đột ngột khi người bệnh cầm, nắm hay nâng đỡ một vật gì đó.

Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến dạng vùng khớp, viêm teo cơ và bại liệt.

Theo các chuyên gia, với những trường hợp viêm đau khớp dạng nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà để đẩy lùi các triệu chứng. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn và có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở thăm khám để được khám chữa đúng cách.

TOP cách điều trị đau khớp ngón tay phổ biến

Để điều trị chứng đau khớp ngón tay một cách hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp Tây Y, Y học cổ truyền và các mẹo chữa trị tại nhà. Nhìn chung, mục đích của các phương này đều là giảm đau và tiêu viêm nhanh chóng, đẩy lùi triệu chứng của của viêm đau khớp ngón tay.

Các mẹo điều trị bệnh tại nhà

Sử dụng các mẹo dân gian để điều trị đau khớp ngón tay tại nhà là phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của những bài thuốc này là dược liệu lành tính, dễ kiếm. Chỉ với một vài loại cây sẵn có trong vườn nhà, bạn đã có thể tạo ra những bài thuốc rất hiệu nghiệm mà không hề tốn kém. Khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng ngay các bài thuốc sau đây để giảm đau nhanh chóng.

Bài thuốc trị đau khớp ngón tay từ cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây dễ trồng, có sức sống mạnh mẽ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thảo dược này ở ven đường hay trong vườn nhà. Ngải cứu được biết đến như một loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên, rất tốt cho những người mắc bệnh về xương khớp như đau nhức ngón tay, viêm ổ khớp, đau mỏi vai gáy, thoái hóa khớp,…

Dùng ngải cứu điều trị đau khớp ngón tay
Dùng ngải cứu điều trị đau khớp ngón tay

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu còn tươi.
  • Khoảng 3 thìa muối hạt.

Cách thực hiện: Bạn có thể dùng ngải cứu theo hai cách:

Thuốc uống:

  • Lá ngải rửa sạch sau đó đem sắc với nước. Đun kĩ trong khoảng 15 phút. Sau đó chắt ra để nguội và sử dụng.
  • Ngày uống 3 lần, vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Thuốc đắp:

  • Nhặt bỏ rễ ngải cứu và các lá hỏng rồi rửa sạch.
  • Sao phần lá vừa chuẩn bị với muối hạt cho nóng lên.
  • Bọc hỗn hợp trên trong một chiếc khăn mỏng rồi áp trực tiếp lên khớp ngón tay bị đau.
  • Thực hiện 3 – 4 lần liên tục để giảm đau nhanh chóng.

Trị viêm đau khớp ngón tay bằng củ tam thất

Theo các nghiên cứu khoa học, củ tam thất có chứa hàm lượng Arasaponin A và B cao. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên rất hiệu quả.

Do đó, củ tam thất được xem là phương thuốc đặc trị cho các bệnh về xương khớp. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng chứa nhiều canxi, acid amin và sắt,… có tác dụng bổ máu, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Trị viêm đau khớp ngón tay bằng củ tam thất
Trị viêm đau khớp ngón tay bằng củ tam thất

Tuy nhiên, sử dụng bài thuốc này trong thời gian dài có thể gây mẩn ngứa hay nổi mụn nhọt trên da. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thời gian điều trị hợp lý. Những người bị huyết áp cao, tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên điều trị đau khớp ngón tay bằng cách này.

Nguyên liệu: 6 – 13g tam thất đã phơi khô.

Cách thực hiện: Bài thuốc uống với củ tam thất có thể thực hiện theo hai cách:

  • Tam thất khô đem rửa sạch sau đó sắc với nước cho đến khi thuốc đặc lại.
  • Để thuốc nguội đến nhiệt độ vừa phải và sử dụng.
  • Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Nên dùng khi còn ấm.

Hoặc:

  • Tam thất khô đem đi nghiền thành bột mịn để tiện bảo quản.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 6g tam thất pha với nước cơm, chia làm 2 lần uống đều đặn sáng và tối.

Trị viêm đau khớp với muối và gừng tươi

Củ gừng chắc hẳn là một loại gia vị quen thuộc trong các gia đình Việt. Gừng có vị hơi cay, tính ấm, thường được sử dụng để tăng hương vị cho các món ăn hàng ngày. Thế nhưng ít người biết rằng, gừng tươi còn là một loại thuốc trị đau khớp ngón tay cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi.
  • 1 ít muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi cạo vỏ và rửa sạch, sau đó dùng dao đập dập.
  • Cho vào nồi nước lớn đun sôi và bỏ muối vào.
  • Đun với lửa nhỏ liu diu thêm khoảng 10 phút rồi bắc ra.
  • Đợi nước nguội một chút để tránh bỏng da.
  • Ngâm ngón tay bị đau vào trong khoảng 15 – 30 phút.

Chữa đau khớp ngón tay bằng Tây Y

Các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng đau nhức hoặc nổi u cục để đánh giá tình trạng bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được yêu cầu chụp X – quang. Sau đó, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ riêng, bao gồm việc sử dụng thuốc, tiêm trực tiếp, dùng đai nẹp hoặc phẫu thuật.

Sử dụng thuốc uống 

Các loại thuốc Tây có ưu điểm giảm đau nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian điều trị. Một số loại thuốc có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Tây thường đi kèm nhiều tác dụng phụ đối với ngũ tạng đặc biệt là gan thận. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn mua.

Sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng

Một số loại thuốc điều trị đau khớp ngón tay phổ biến hiện nay:

  • Thuốc giảm đau không cần đơn kê: Tylenol, ibuprofen, naproxen natri,…
  • Thuốc giảm đau cần đơn kê của bác sĩ: Celebrex, tramadol,…
  • Thuốc bôi ngoài da, sử dụng trực tiếp trên vùng khớp bị đau: Capsaicin, diclofenac,…
  • Thuốc tiêm: Các bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp Corticosteroid với liều lượng vừa đủ vào ổ khớp ngón tay. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ có tác dụng giảm đau và giảm viêm tạm thời.

[middle_link]

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất cho các trường hợp viêm đau khớp ngón tay là sử dụng thanh nẹp hoặc băng thun. Mục đích sử dụng của những dụng cụ này là hạn chế tối đa việc tác động đến vùng khớp bị đau, giúp bạn biết cách kiểm soát cơn đau, giữ ngón tay ở tình trạng tốt nhất.

Những lợi ích khi nẹp ngón tay:

  • Giảm đau khớp nhanh chóng.
  • Định vị khớp ngón tay vào đúng vị trí chuẩn giải phẫu.
  • Hạn chế tác động đến khớp, giúp khớp có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đeo đai nẹp hoặc băng thun suốt cả ngày và đêm.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả, tình trạng viêm khớp chuyển biến nặng hơn, thậm chí bạn không thể uốn cong hay cử động ngón tay, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

  • Hàn xương

Các xương tạo thành vùng khớp bị tổn thương sẽ được định hình phát triển về phía nhau hoặc hợp nhất thành một khối xương đặc vĩnh viễn. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trước khi kỹ thuật thay khớp ra đời.

Hàn xương thường được sử dụng trong việc điều trị tình trạng đau nhức nặng do viêm khớp, khi các phương pháp khác không mang lại kết quả. Kết thúc quá trình phẫu thuật, ngón tay có thể cử động nhẹ, chịu được trọng lượng khi phải nâng đỡ vật dụng, nhưng không còn linh hoạt như trước nữa.

Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả chắc chắn hơn so với thay khớp nhân tạo.

  • Kỹ thuật mở xương

Thủ thuật này áp dụng với những trường hợp đau ngón tay do xương khớp bị biến dạng, ảnh hưởng đến dây chằng và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. 

Phẫu thuật ngón tay
Phẫu thuật ngón tay

Vùng khớp tổn thương sẽ được phẫu thuật mở xương, sau đó định vị và cố định lại vị trí chuẩn ban đầu. Thủ thuật này có thể mang lại những rủi ro như: khả năng nhiễm trùng, xuất huyết nặng, dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình giải phẫu dẫn đến tê liệt ngón tay hoàn toàn.

Do đó, các bác sĩ thường chỉ đề nghị bệnh nhân thực hiện kỹ thuật mở xương khi những phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Đồng thời, giải thích rõ các hệ lụy có thể gặp phải cho bệnh nhân và người nhà để có sự chuẩn bị tốt nhất.

  • Thay khớp

Đối với những trường hợp nặng, không thể phục hồi khớp, các bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đoạn khớp bị ảnh hưởng, sau đó thay thế bằng phần khớp khác.

Cụ thể, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu và chụp X – quang bàn tay để đánh giá tình trạng. Khi tiến hành mổ, các bác sĩ và điều dưỡng sẽ tiêm thuốc mê, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, tay đặt trên bàn mổ.

Sau đó, tiến hành rạch phần da trên vùng khớp bị đau, bóc tách phần khớp xương không thể hồi phục, tách bỏ cả những phần mềm xung quanh rồi thay thế và cố định bằng phần khớp mới. Cuối cùng, đóng vết mổ và để bệnh nhân hồi sức.

Phương pháp này có thể dẫn đến một số hệ lụy như: gây lỏng ổ khớp, khiến người bệnh không thể cử động linh hoạt được như bình thường. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng lan tỏa, khi đó người bệnh cần tái khám ngay để xử lý kịp thời.

Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần đeo băng hoặc nẹp ngón tay trong 6 tuần tiếp theo. Khi đã tháo băng, người bệnh nên tập cử động nhẹ nhàng để lấy lại sức mạnh và sự linh hoạt của ngón tay.

Điều trị đau khớp ngón tay bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh đau khớp ngón tay là do khí huyết ứ trệ, tiên thiên bất túc mà ra. Người bệnh ăn uống không đủ dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể từ bên trong, gây ra chứng đau nhức xương khớp.

Các triệu chứng đau nhức hay sưng tấy ở khớp ngón tay đều thuộc một phạm trù, gọi là chứng tý. Nguyên nhân chính dẫn đến đau khớp cổ tay trong trường hợp này là do cơ thể bị tà khí, phong hàn xâm nhập. Kết hợp với những yếu tố từ môi trường như nơi ở ẩm thấp, khí hậu lạnh,… khiến cơ thể suy nhược, cảm lạnh, gây ứ trệ khí huyết.

Chính vì vậy, các bài thuốc Đông Y chữa viêm xương khớp luôn chú trọng điều trị từ căn nguyên, tập trung đẩy tà khí, phong hàn thấp nhiệt ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, khai thông mạch lạc, giúp xương khớp phát triển và khỏe mạnh hơn.

Các bài thuốc Đông Y trị viêm đau khớp ngón tay
Các bài thuốc Đông Y trị viêm đau khớp ngón tay

Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Dược liệu lành tính, an toàn.
  • Không có tác dụng phụ, không làm tổn thương đến can, tạng, phủ.
  • Hiệu quả điều trị lâu dài, ít tái phát bệnh.
  • Bồi bổ cơ thể toàn diện.
  • Thành phần đa dạng, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh trong cùng một bài thuốc.

Với những ưu điểm trên, các bài thuốc Đông Y đang được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và đánh giá cao trong việc điều trị chứng viêm đau khớp ngón tay.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này thích hợp cho những người cần điều trị sưng đau, viêm khớp ngón tay, người sợ lạnh, hợp chườm nóng.

Chuẩn bị:

  • 15g uy linh tiên.
  • 9g khương hoạt, thanh táo, độc diêu thảo, đương quy, quế chi, hương thảo, mạt dược, nhũ hương.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu sắc với nước. Dùng mỗi ngày 1 thang, nên uống khi thuốc còn ấm. Liệu trình điều trị thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc theo yêu cầu của thầy thuốc.

Bài thuốc số 2

Phù hợp với những người đau khớp lâu năm, khớp bị biến dạng hoặc cử động khó khăn, tay không thể cầm nắm được. Người bệnh có những biểu hiện như teo cơ, thường xuyên mệt mỏi, lưỡi nhợt nhạt và ít rêu, phía dưới phần da ở ổ khớp viêm có các nốt cục.

Bài thuốc Đông Y số 2
Bài thuốc Đông Y số 2

Chuẩn bị:

  • 15g đảng sâm.
  • 12g bạch linh, bạch thược, tầm gửi dâu, tần quy, sao tùng thục địa, tần giao.
  • 10g đỗ trọng, cỏ xước, hồ cùng.
  • 9g phòng phong, khương thanh.
  • 6g cam thảo.
  • 3g nhục quế, tế thảo.

Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang, dùng đến khi các triệu chứng thuyên giảm và ngưng hẳn.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc sử dụng các dược liệu tự nhiên, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, trừ phong thấp và nuôi dưỡng hệ xương khớp, giúp các ngón tay cử động linh hoạt hơn.

Chuẩn bị:

  • 30g ý dĩ.
  • 18g xuyên khung.
  • 10g tra tử, cỏ xước, mao thuật, củ gấu, đương quy, đơn đào nhân, hồng hoa, thiên trạch hương, một dược, quế chi, thổ long, tần giao, ô dược, cành tía tô.

Cách dùng: Chuẩn bị các nguyên liệu theo từng thang. Sắc lấy nước thuốc để uống mỗi ngày. Chỉ dùng thuốc trong ngày, không nên để lưu cữu qua đêm.

Việc điều trị bằng phương pháp Đông Y đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả. Cơ thể cần thời gian để hấp thu dưỡng chất và cải thiện tình trạng dần dần.

Người bệnh cũng nên lưu ý rằng, phải tuyệt đối tuân thủ theo thang thuốc được thầy chỉ định, không tự ý gia giảm thành phần làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đồng thời, phải dùng thuốc liên tục, không ngắt quãng hoặc ngừng uống giữa chừng.

Trị đau khớp ngón tay theo Y học cổ truyền có thể làm mất nhiều thời gian, công sức của bạn. Tuy nhiên, đây là phương pháp an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

Lưu ý khi điều trị bệnh đau khớp ngón tay

Điều trị đau khớp ngón tay đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài. Để rút ngắn thời gian, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp Đông, Tây Y cùng lúc, nhưng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý trong quá trình điều trị
Những lưu ý trong quá trình điều trị

Bên cạnh đó, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hiệu quả của các phương pháp phụ thuộc vào thể trạng và mức độ tổn thương khớp của từng người. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý nhất.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc.
  • Nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để mở nắp chai, lọ,… tránh dùng nhiều lực ở ngón tay bị viêm đau.
  • Thay đổi các thiết bị gia dụng như tay nắm cửa,… từ kiểu truyền thống sang thanh kéo hoặc đòn bẩy.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3, canxi và glucosamine để nuôi dưỡng xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng lượng dịch nhầy để bôi trơn khớp.
  • Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ hộp, chế biến sẵn,… các thực phẩm giàu axit oxalic như cua, cà, chuối tiêu,… Những món ăn này có thể khiến tình trạng đau nhức, buốt nhói nghiêm trọng hơn.
  • Không ăn nội tạng động vật, sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Không nên để ngón tay hoạt động trong thời gian dài như bấm điện thoại, đánh máy, lái xe liên tục,… Nên sắp xếp những quãng nghỉ ngắn sao cho phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Kiểm soát cân nặng, có chế độ tập luyện hợp lý.
  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, áp lực,…

Chứng đau khớp ngón tay có thể kéo dài và chuyển biến nặng hơn theo quá trình thoái hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề như teo cơ, bại liệt,… Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và lựa chọn được cách điều trị đau khớp ngón tay phù hợp. Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe!

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?