Đau ruột thừa bên nào? Cách nhận biết vị trí chính xác

Đau ruột thừa được cho là một căn bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, các dấu hiệu nhận biết bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Vậy, đau ruột thừa bên nào? Đâu là cách nhận biết và xử lý bệnh tốt nhất. Bạn đọc hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Vị trí ruột thừa bên nào trong ổ bụng?

Ruột thừa là một trong các bộ phận của ống tiêu hóa, có hình dáng giống ngón tay nên tương đối hẹp và kín. Gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3cm dưới góc hồi manh tràng nằm ở nơi 3 dãy cơ dọc hội tụ.

Vị trí của ruột thừa thường thay đổi theo quá trình tiêu hóa do có mạc treo và rất di động. Bình thường ruột thừa nằm ở điểm giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn như: Sau manh tràng, sau phúc mạc, trước hồi tràng, sau phần hồi tràng,… Đây là các vị trí ở phần bụng dưới phía bên phải của ổ bụng. 

Vị trí ruột thừa trong ổ bụng
Vị trí ruột thừa trong ổ bụng

Đối với người trưởng thành, ruột thừa có chiều dài từ 5 – 10cm và kích thước đường kính là khoảng 6mm. Ruột thừa có chức năng rất quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể Globulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, trong niêm mạc ruột còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.

Đau ruột thừa là bệnh gì?

Đau ruột thừa là tình trạng ruột bị tắc nghẽn do phân, nước hoặc có thể do ung thư gây nên. Các nguyên nhân này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng gây ra bệnh lý viêm đau ruột thừa.

Bệnh đau ruột thừa rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng có thể gây nhiễm trùng, nặng hơn hoặc bị vỡ ra ngay sau khi xuất hiện triệu chứng từ 48 – 72 giờ. Cụ thể các biến chứng do đau ruột thừa thường gặp phải là:

  • Thủng ruột thừa: Tình trạng thủng ruột thường được gọi với tên khác là vỡ ruột thừa. Tình trạng này xảy ra do dịch trong ruột thừa bị vỡ gây nhiễm trùng màng bụng, lớp lót bên trong ổ bụng và vùng chậu. Từ đó tạo thành các khối áp xe trong hoặc nặng hơn có thể hình thành viêm phúc mạc lan tỏa. 
  • Tắc ruột: Biến chứng này do tình trạng viêm ngày càng nặng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ruột thừa. Đặc biệt là làm ngưng hoạt động của cơ thành ruột khiến các thành phần bên trong không được đẩy đi gây tắc nghẽn, táo bón. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy bụng bị chướng và buồn nôn. Tắc ruột lâu ngày dẫn đến thủng ruột, nhiễm trùng nặng, hoại tử,…
  • Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này là khi vi khuẩn từ ruột thừa lan vào trong máu và chạy dọc khắp cơ thể. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất và có khả năng dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Các biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần chú ý đến sức khỏe bản thân để phát hiện sớm và áp dụng biện pháp điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu đau ruột thừa bên nào?

Đau ruột thừa ở bên nào? Tương ứng với vị trí của ruột thừa, tình trạng bệnh đau ruột thừa là ở phần bụng dưới bên phải. Cơn đau ban đầu là cảm giác âm ỉ xung quanh bụng và rốn. Sau một thời gian, cơn đau liên tiếp di chuyển xuống vị trí 1/4 khu vực bụng dưới phía bên phải của ổ bụng. 

Đa số các cơn đau ruột thừa đều âm ỉ, khi bị nặng thì mới xuất hiện cơn đau bụng dưới co thắt dữ dội có thể kéo dài trong nhiều giờ. Khi đó người bệnh vận động, ho, hắt hơi hay thở mạnh cũng có thể khiến cơn đau bụng xảy ra dữ dội hơn.

Bên cạnh dấu hiệu này, người bệnh đau dạ dày còn gặp phải một số triệu chứng kèm theo như:

  • Ăn không ngon hoặc nôn mửa: Khi bị đau ruột thừa hầu hết người bệnh sẽ không thấy đói bụng, ăn không ngon và  kèm theo cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 12 giờ hoặc bị tiêu chảy hơn 2 ngày, thì khi đó ruột thừa đã viêm nặng. Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.
  • Bị rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa cũng là một trong các dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết bệnh đau, viêm ruột thừa. Vì khi gặp khó khăn trong vấn đề truyền khí, có thể dẫn đến đường ruột bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ gây ra hiện tượng tiêu chảy nặng hay bị táo bón.
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi bị đau ruột thừa
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi bị đau ruột thừa
  • Bị sốt: Thông thường, người bị đau ruột thừa thường bị sốt với mức nhiệt tăng cao từ 37 – 38 độ C. Nhiệt độ sốt có xu hướng gia tăng hơn nếu bệnh chuyển nặng hoặc nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là khi nhiệt độ vượt ngưỡng 38,3 độ C có thể khiến ruột thừa bị vỡ. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh.
  • Đau bàng quang khi đi tiểu: Theo một số nghiên cứu cho thấy đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Nguyên nhân do quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang (đi tiểu buốt).
  • Một số dấu hiệu khác: Khi bị đau ruột thừa người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu như: Đi đại tiện nhiều hơn bình thường, táo bón, đi tiểu khó, đái dắt,…

Để xác định mức độ viêm đau ruột thừa, người bệnh chỉ cần đưa tay và ấn nhẹ vào phần bụng dưới phía bên phải. Trường hợp thấy đau nhẹ,  bệnh nhân chưa có dấu hiệu sốt thì bệnh mới chỉ ở giai đoạn nhẹ. Nếu khi ấn thấy bụng căng cứng hoặc dùng tay sờ thấy cục cứng bên trong vùng bụng dưới kèm biểu hiện nóng, sốt, đau bụng dữ dội thì bệnh đã ở giai đoạn viêm nặng. Khi đó ruột thừa đã bị hoại tử, nhiễm trùng và có nguy cơ tự vỡ cao đe dọa đến tính mạng. 

Vì vậy, người bệnh cần dựa trên cách xác định đau ruột thừa bên nào và các triệu chứng khác để đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị trước khi biến chứng nặng.

Cách xử lý khi bị đau ruột thừa

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau ruột thừa. Các biện pháp xét nghiệm thường được chỉ định như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu hay thận đá.
  • Khám phụ khoa: Giúp xác định phụ nữ không có vấn đề sinh sản hoặc bị nhiễm trùng vùng chậu khác.
  • Thử thai: Giúp loại trừ nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.
  • Chụp X-quang, siêu âm, CT scan vùng bụng: Hình ảnh thu được có thể xác định bạn có bị áp xe hoặc các biến chứng khác. 
  • Chụp X-quang ngực: Giúp loại trừ ngay dưới thùy phổi do có triệu chứng giống như viêm ruột thừa.
Hình ảnh so sánh tình trạng ruột thừa bị đau và khi không bị đau
Hình ảnh so sánh tình trạng ruột thừa bị đau và khi không bị đau

Sau khi chẩn đoán, căn cứ vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Thông thường, đau dạ dày sẽ áp dụng một số cách sau:

  • Một số ít trường hợp có thể điều trị bệnh mà không cần phẫu thuật bằng cách sử dụng kháng sinh và chế độ ăn toàn chất lỏng.
  • Hầu hết các ca bệnh đau ruột thừa đều điều trị bằng cách phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa.  
  • Nếu người bệnh có áp xe và không bị vỡ, trước tiên sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Áp xe của người bệnh sau đó sẽ được tiêu với một ống đặt thông qua da. Cuối cùng là thực hiện phẫu thuật loại bỏ ruột thừa sau khi áp xe của người bệnh đã được xử lý.
  • Nếu trường hợp bệnh nhân bị vỡ áp-xe hoặc ruột thừa với biểu hiện bụng cứng và sưng lên cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Trường hợp này rất nguy hiểm do đó cần tiến hành cấp cứu và cắt bỏ ruột thừa kịp thời.

Phương pháp phẫu thuật ruột thừa được áp dụng chủ yếu hiện nay là phẫu thuật mở (xâm lấn) và phẫu thuật nội soi (không xâm lấn). Đối với mổ thường, người bệnh sẽ mất ít nhất 1 tuần mới có thể xuất viện được. Còn khi áp dụng phương pháp mổ nội soi có ưu điểm hơn là bệnh nhân được xuất viện ngay sau 2 ngày mổ. Tuy nhiên, căn cứ vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp sao cho phù hợp.

Các biện pháp phòng ngừa đau ruột thừa 

Đau ruột thừa là bệnh thường gặp và không thể ngăn chặn được mà chỉ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà bạn đọc cần lưu ý:

  • Nên bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày như: Súp lơ, bắp cải, mồng tơi, rau đay,… Vì cá loại rau này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp làm sạch ruột, hạn chế tích tụ phân ở ruột già và ngăn chặn sự bám dính của chất nhầy.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp làm sạch đường ruột và lưu thông đường ruột hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng trà thảo dược, nước ép trái cây như trà atiso, trà cam thảo, nước cam, nước ép táo,… để giúp hỗ trợ loại bỏ chất nhầy bám trên thành ruột và giảm viêm sưng tốt hơn.
  • Hạn chế ăn đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh,… 
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu, bia,…. Vì các chất kích thích này có thể khiến tình trạng viêm đau nặng, khó điều trị khỏi hơn.
  • Sử dụng một số thực phẩm có tác dụng chống viêm, giảm đau và bảo vệ ruột thừa như: Nghệ, tỏi, chanh,…
  • Người bệnh nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cần tránh để cơ thể mệt mỏi kéo dài, làm mất sức đề kháng dẫn đến phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và có giải pháp điều trị bệnh ngay từ khi có dấu hiệu bệnh.

Trên đây là cách xác định đau ruột thừa bên nào chính xác nhất. Căn cứ vào dấu hiệu này kèm theo các triệu chứng khác thường gặp người bệnh có thể xác định bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?