Đau Khớp Ngón Chân Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa

Đau khớp ngón chân gây nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu nắm vững thông tin về bệnh, bạn sẽ sớm tìm được biện pháp can thiệp phù hợp. Đặc biệt, khi tìm đúng cách điều trị, người bệnh không chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp ngón chân là bệnh gì? Triệu chứng bệnh

Một trong những khớp xương quan trọng là khớp ngón chân. Đây là bộ phận tập trung các dây thần kinh và giữ vai trò nâng đỡ cơ thể. Viêm đau khớp ngón chân xảy ra khi khớp xương ngón chân bị bào mòn, thương tổn sụn khớp gây sưng đau, viêm nhiễm.

Đau khớp ngón chân xảy ra khi khớp xương ngón chân bị bào mòn
Đau khớp ngón chân xảy ra khi khớp xương ngón chân bị bào mòn

Đau khớp ngón chân có thể phát triển thành bệnh xương khớp nặng. Người bệnh sẽ bị cản trở khả năng lao động, biến dạng khớp, teo cơ, thoái hóa khớp, tàn phế. Để ngăn chặn biến chứng xấu, bạn cần nắm rõ thông tin về bệnh để sớm phát hiện và điều trị hiệu quả.

Biểu hiện thường thấy của bệnh là cảm giác đau nhức tại các khớp ngón chân. Bên cạnh đó, bệnh còn có nhiều triệu chứng khác đi kèm. Những dấu hiệu này giúp người bệnh không bị nhầm lẫn với bệnh đau nhức thông thường:

  • Nóng, sưng khớp: xuất hiện tình trạng nóng đỏ, sưng tấy tại các khớp ngón chân bị viêm
  • Đau nhức khớp: triệu chứng xảy ra chủ yếu vào đêm và gần sáng, khi xương khớp ngón chân bị đau nhức dữ dội.
  • Người bệnh có thể đau khớp ngón chân cái bên phải, đau khớp ngón chân trỏ, đau khớp chân giữa,…
  • Cứng khớp: khớp ngón chân tê bì, kém linh hoạt khi vận động
  • Chân yếu, vận động khó khăn: khớp ngón chân bị sưng viêm nên gặp khó khăn khi chống đỡ toàn bộ cơ thể. Điều này đã hạn chế khả năng di chuyển của bệnh nhân.
Triệu chứng đau khớp ngón chân điển hình nhất là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ tại ngón chân
Triệu chứng đau khớp ngón chân điển hình nhất là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ tại ngón chân

Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến các tình trạng viêm đau khớp, tổn thương, thoái hóa hoặc bệnh lý về xương khớp. Cụ thể như:

  • Thoái hóa khớp: Một trong những quy luật tự nhiên của cơ thể là thoái hóa khớp. Khi tuổi càng cao, dịch khớp và hoạt động xương khớp càng kém dần. Tình trạng thoái hóa ảnh hưởng tới khớp ngón chân, lưng, hông, đầu gối,… Để ngăn chặn hiện tượng này, người bệnh nên tập luyện thường xuyên và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài 40 tuổi hãy hạn chế các hoạt động nặng.
  • Do chấn thương: Những chấn thương từ tai nạn, ngã xe, hoạt động sai tư thế đều có thể hình thành cơn đau khớp. Tổn thương nhẹ có thể tự lành chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, khi chấn thương quá nặng và không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị thương tật vĩnh viễn. Thậm chí, nếu điều trị sai phương pháp, khớp ngón chân còn bị mất khả năng vận động.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là hiện tượng ngón chân bị sưng do virus, hại khuẩn xâm nhập. Lúc này, các khớp khó cử động, bị đau, sưng, gây phiền toái đến đời sống.
  • Bệnh gout: Đây là bệnh lý khá phổ biến, nguyên nhân phát sinh chủ yếu do duy trì lối sống không tốt. Chế độ dinh dưỡng bừa bãi làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Dấu hiệu nhận biết gồm nóng, đỏ, sưng khớp và đầu gối. Một vài trường hợp điều trị sai cách đã mất hoàn toàn khả năng vận động

Các cách khắc phục đau khớp ngón chân

Tâm lý của người bị đau khớp ngón chân là muốn nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng sưng, đau. Tuy nhiên, dục tốc thì bất đạt, nếu người bệnh điều trị sai cách sẽ làm bệnh nặng hơn. Do đó, muốn tìm đúng cách chữa, bạn cần dựa vào tình trạng bệnh lý của bản thân.

Chữa đau khớp ngón chân bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây có thể làm giảm đau nhức và giúp người bệnh hoạt động bình thường. Tây y được kê đơn dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

  • Đau khớp do chấn thương: Đau khớp dạng nhẹ có thể bôi cao tại nhà. Ngược lại, khi ngón chân cái bị gãy, người bệnh cần bó bột và sử dụng nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh để làm lành tổn thương. Muốn rút ngắn thời gian phục hồi, bạn có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D.
  • Đau khớp do bệnh gout: khi nguyên nhân gây đau khớp do bệnh gout, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có khả năng đào thải nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật,..
  • Do viêm khớp: có thể sử dụng các loại thuốc chondroitin, glucosamin để xương khớp nhanh bình phục. Mặt khác, thuốc sẽ làm giảm các cơn đau nhức do khớp ngón chân hành hạ.

Tuy nhiên thuốc tây chữa đau khớp ngón chân tồn tại rủi ro cùng tác dụng phụ. Nếu lạm dụng, bệnh không được điều trị khỏi mà còn có thể phát triển nặng hơn. Thậm chí, các cơ quan như gan, thận, dạ dày cũng chịu ảnh hưởng xấu bởi tân dược.

Biện pháp cải thiện bằng mẹo tại nhà

Từ lâu đời, trong dân gian đã truyền tai các mẹo chữa đau khớp từ nguyên liệu quen thuộc. Phương pháp này vừa tiết kiệm chi phí vừa ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Những loại thuốc được kê đơn phổ biến là:

Cách khắc phục từ quả cà tím

Chuẩn bị: 1 quả cà tím cỡ vừa và 1 lít nước lọc

Cách làm: 

  • Cắt bỏ núm cà tím, rửa sạch và thái thành khúc mỏng
  • Sau đó, đun sôi một nồi nước rồi cho cà tím vào
  • Bạn tắt bếp nhưng chưa vớt cà vội. Nên ngâm cà trong nước sôi cho tới khi nước nguội hoàn toàn rồi mới vớt ra.
  • Lọc lấy nước cà, cho vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh
  • Chia nước làm 4 phần và uống vào 3 buổi trong ngày trước các bữa ăn.

Ngoài ra, Bạn có thể trộn nước cà tím với 50ml dầu ô liu nguyên chất và hòa đều. Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh và sử dụng trước khi đi ngủ. Mỗi buổi tốt, nên thoa một lớn hỗn hợp mỏng vào chỗ đau nhức, sau đó quấn băng gạc để giữ ấm.

Cà tím là một trong nguyên liệu quen thuộc để trị bệnh
Cà tím là một trong nguyên liệu quen thuộc để trị bệnh

Ngâm chân bằng nước muối và gừng

Chuẩn bị: Gừng tươi (1 củ), nước (2 lít), muối hạt (20g)

Cách làm: 

  • Sơ chế sạch gừng và đập dập
  • Đun nước ấm rồi cho gừng và muối vào cùng lúc
  • Hòa tan hỗn hợp, đợi nước ấm vừa đủ rồi ngâm chân từ 15 – 30 phút.
  • Người bệnh kiên trì áp dụng sẽ thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm dần

Kết hợp đu đủ và mễ nhân

Chuẩn bị: 30g mễ nhân sống, nửa quả đu đủ xanh

Cách làm:

  • Đu đủ gọt sạch vỏ, rửa qua nước và thái thành miếng
  • Cho mễ nhân cùng đu đủ vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, đun cho tới khi mễ nhân chín mềm thì thêm 1 chút đường và tắt bếp
  • Bạn nên sử dụng món ăn này mỗi ngày

Người bệnh chú ý không nên áp dụng mẹo tại nhà khi bệnh quá nặng, mức độ tổn thương lớn. Bởi hiệu quả của biện pháp chỉ phù hợp với người có triệu chứng nhẹ và bệnh ở giai đoạn đầu. Sau 2 tuần áp dụng mẹo nhưng không đạt hiệu quả tốt, bạn nên thay đổi cách chữa.

[middle_link]

Hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bằng bài tập tại nhà

Bên cạnh nhóm thuốc uống hoặc thuốc đắp, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tại nhà. Tác dụng của biện pháp là hỗ trợ sự linh hoạt và hạn chế hiện tượng co cứng tại các khớp.

  • Bài tập xoa cổ chân: Ấn ngón tay cái vào khớp ngón chân, day đều theo chiều kim đồng hồ. Bạn thực hiện động tác cho đến khi thấy vùng khớp ngón chân nóng thì ngừng lại
  • Tập gập và co ngón chân: Ấn ngón chân cái vào một bề mặt cứng rồi gập và kéo căng ngón chân, giữ nguyên 10 giây. Bạn nên lặp lai động tác 4 lần với mỗi bên
  • Tập nhặt bi: Đặt trên mặt sàn các viên bi khác nhau sau đó lấy ngón chân cắp các viên bi cho vào tô. Đây là bài tập giúp khớp ngón chân linh hoạt hơn.

Cách điều trị bằng thuốc Đông y

Trong đông y, đau khớp chân hình thành bởi tình trạng bế tắc kinh mạch, khí huyết khó lưu thông làm khớp ngón chân sưng tấy, co cứng, đau nhức. Do đó, nguyên tắc chữa bệnh là vừa đẩy lùi triệu chứng vừa loại bỏ tận gốc dị nguyên.

Chỉ có như vậy mới làm giảm tỷ lệ tái phát tình trạng đau khớp ngón chân và ngăn chặn biến chứng có hại.

Thành phần có nguồn gốc tự nhiên giúp bài thuốc Đông y nhận được sự tin tưởng của người bệnh
Thành phần có nguồn gốc tự nhiên giúp bài thuốc Đông y nhận được sự tin tưởng của người bệnh

Các dược liệu thuần tự nhiên với dược tính cao có khả năng khu phong, thanh nhiệt, mạnh gân cốt và bồi bổ can thận. Đồng thời, thuốc nam còn giúp người bệnh tái tạo sụn khớp và tăng cường chức năng của khớp xương.

Các bài thuốc thảo dược trị bệnh an toàn, không xâm lấn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người già, người trẻ, người mắc bệnh nền khác cũng có thể yên tâm khi điều trị đau khớp bằng Đông y. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì uống thuốc trong thời gian dài.

Đau khớp ngón chân phát sinh bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển bằng cách thay đổi lối sống kết hợp điều trị đúng biện pháp. Để quá trình chữa bệnh hiệu quả, bạn nên trao đổi thông tin với các y, bác sĩ.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?