Đau Khớp Khuỷu Tay Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? TOP 7 Thuốc Tốt

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Điều trị như thế nào để nhanh khỏi nhất? Thuốc điều trị chứng đau xương khớp, đặc biệt là ở khuỷu tay có ưu điểm là giảm đau nhanh chóng, chống viêm hiệu quả. Hãy tham khảo ngay những loại thuốc sau đây để thoát khỏi tình trạng đau nhức xương khớp nhé!

Khuỷu tay là bộ phận nằm giữa cánh tay và cẳng tay của bạn. Với cấu trúc đặc biệt, đây là nơi chịu nhiều tác động nhất khi bạn thực hiện những cử động như nâng đỡ, tì đè,… Khi bước sang tuổi 30, xương khớp bắt đầu có sự thoái hóa và nhạy cảm hơn, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ những chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… hoặc do các bệnh lý về xương khớp như viêm gân, viêm khớp khuỷu, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp,

Những cơn đau sẽ tái phát nhiều hơn và ngày càng nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, các phản ứng viêm sẽ ăn sâu và lan rộng hơn, gây tổn thương đến dây thần kinh và các cơ quan xung quanh, thậm chí có thể dẫn đến liệt chi trên.

Đau khớp khuỷu tay gây ra nhiều phiền toái
Đau khớp khuỷu tay gây ra nhiều phiền toái

Để hạn chế các biến chứng do viêm đau khớp khuỷu tay gây ra, điều quan trọng là người bệnh phải tìm ra nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp.

Thông thường, tùy theo mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp Tây Y, Đông Y kết hợp với các bài tập tại nhà để đẩy lùi triệu chứng đau nhức.

Trong đó, các loại thuốc Tây được xem là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và được nhiều người sử dụng hơn cả. Thế nhưng, không phải ai cũng biết bị đau khớp khuỷu tay thì nên uống thuốc gì và uống như thế nào là đúng cách.

Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo ngay những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, Ibuprofen,…
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Codein, Tramadol,…
  • Thuốc chống viêm loại nhẹ: Diclofenac, Naproxen,…; loại mạnh: Corticosteroid.
  • Thuốc hỗ trợ phục hồi hệ xương khớp: Glucosamine,…

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi?

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì hay uống như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Thông thường, khi mới xuất hiện các triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể đến ngay các hiệu thuốc gần nhất để tìm mua các loại thuốc giảm đau loại nhẹ.

Những dược phẩm này ít gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức vấn tiếp diễn và chuyển biến nặng hơn, người bệnh gặp phải các vấn đề như tay mất sức cầm nắm, có cảm giác căng cơ liên tục,…

Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay, để được thăm khám và chỉ định những loại thuốc đặc trị hơn. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm đau khớp khuỷu tay được nhiều người sử dụng.

Acetaminophen

Acetaminophen là loại thuốc phổ biến nhất trong việc đẩy lùi các triệu chứng đau nhức do viêm khớp khuỷu tay gây ra. Loại thuốc này không cần kê đơn, nên bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Thuốc Acetaminophen trị đau khớp cổ tay
Thuốc Acetaminophen trị đau khớp cổ tay

Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng Acetaminophen đúng cách. Sau đây là một số công dụng và tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc.

Công dụng:

  • Có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh chóng.
  • Phù hợp để điều trị các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, thắt lưng, đau răng, đau đầu,…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, đau nửa đầu vai gáy.
  • Nữ giới bị đau bụng do hành kinh cũng có thể sử dụng Acetaminophen.

Cách dùng: Acetaminophen có hai loại với liều dùng khác nhau:

  • Loại thuốc có dạng phóng thích nhanh: Uống 325mg – 1g/ lần. Các lần uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Không sử dụng quá 4g trong vòng 24 giờ đồng hồ.
  • Loại thuốc có dạng phóng thích kéo dài: Mỗi lần dùng 1300mg. Các lần uống cách nhau ít nhất 8 tiếng. Dùng tối đa 3900mg trong vòng 24 giờ.
  • Lưu ý tránh các thức ăn giàu carbohydrate trong quá trình dùng thuốc. Những thực phẩm này có thể làm giảm tỷ lệ Acetaminophen được hấp thu.

Tác dụng phụ:

  • Ngứa da, phát ban hoặc nổi mề đay.
  • Tiểu ít, nước tiểu và phân chuyển màu đục, đen, hoặc có lẫn máu.
  • Xuất hiện tình trạng đau nhói ở lưng dưới hoặc một bên lưng.
  • Cảm giác ớn lạnh bất thường.
  • Họng đau, môi và miệng xuất hiện những đốm trắng.
  • Đột nhiên mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Da hoặc màu mắt chuyển vàng.

Giá bán: Khoảng 32.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 5 vỉ.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Ibuprofen

Tương tự như Acetaminophen, Ibuprofen cũng là một loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp khuỷu tay, hạ sốt,…

Thuốc giảm đau nhẹ Ibuprofen
Thuốc giảm đau nhẹ Ibuprofen

Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén với hàm lượng đa dạng từ 100mg đến 400mg, có mặt ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Ibuprofen là thuốc không cần đơn kê, nhưng vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Công dụng:

  • Phù hợp với trường hợp đau từ nhẹ đến vừa.
  • Có tác dụng tốt và an toàn đối với những trường hợp cần giảm đau do thống kinh,…
  • Hạ sốt nhanh.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp dạng thấp thiếu niên hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm đau hậu phẫu cho người bệnh, người bị ung thư,…

Cách dùng:

  • Uống 1,2 – 1,8g mỗi ngày, chia thành các liều nhỏ.
  • Người bị đau khuỷu tay do viêm khớp dạng thấp có thể tăng liều dùng. Tuy nhiên, không sử dụng quá 3,2g/ ngày.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ thường gặp: cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức đầu, da mẩn ngứa và ngoại ban.
  • Tác dụng phụ ít gặp: phản ứng dị ứng, viêm mũi, co thắt phế quản ở bệnh nhân hen suyễn, nổi mề đay, thị giác và thính giác giảm, bụng đau, viêm loét và chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột, mất ngủ liên tục, đầu óc lơ mơ, không tỉnh táo.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp, nghiêm trọng: có hiện tượng phù nề, hội chứng Stevens – Johnson, giảm bạch cầu – tiểu cầu gây thiếu máu, rối loạn thị giác, khả năng phân biệt màu sắc kém, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, viêm bàng quang, suy thận,…

Giá bán: Khoảng 88.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp có 100 viên.

Thuốc Codein

Codein thuộc nhóm thuốc giảm đau có nguy cơ gây nghiện Opioid. Do đó, việc sử dụng thuốc cần được quản lý chặt chẽ, chỉ mua được khi có đơn kê của bác sĩ.

Codein cũng là một loại thuốc quan trọng để điều trị viêm đau khớp khuỷu tay, đặc biệt là với những cơn đau có cường độ trung bình.

Công dụng:

  • Có khả năng chuyển hóa thành morphin tự nhiên trong cơ thể, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Điều trị tức thì các tình trạng đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật,…
  • Phù hợp với những người mắc bệnh lý về xương khớp có dấu hiệu chuyển biến nặng.

Cách dùng: Sử dụng 30 – 60mg mỗi lần, lặp lại sau 4 – 6 giờ. Liều dùng tối đa là 240mg/ ngày. Hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Một số triệu chứng nhẹ: chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, táo bón,…
  • Triệu chứng nghiêm trọng hơn: có phản ứng dị ứng, suy hô hấp, phế quản bị co thắt.
  • Có khả năng gây nghiện cho người sử dụng, kể cả với thai nhi khi người mẹ sử dụng thuốc.

Giá bán: Khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 500mg.

Tramadol

Tramadol cũng là một loại thuốc giảm đau kê đơn thuộc nhóm opioid. Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp viêm đau xương khớp từ trung bình đến nặng, hoặc khi đã sử dụng các loại thuốc nhẹ hơn nhưng không có kết quả.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? - Tramadol
Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Tramadol

Tramadol cần được sử dụng kết hợp với các loại thuốc giảm đau ngoại biên như paracetamol để tăng hiệu quả điều trị.

Công dụng:

  • Hiệu lực giảm đau cao, trong thời gian ngắn.
  • Thuốc điều trị viêm, đau khớp khuỷu tay mức độ vừa đến nặng.
  • Phù hợp với các bệnh nhân gặp vấn đề xương khớp, đau do chấn thương.

Cách dùng: Tramadol có thể được dùng theo 2 cách:

  • Đường uống: Sử dụng 100mg với liều tấn công và 50mg – 100mg mỗi 4 – 6 tiếng với liều duy trì để điều trị các cơn đau cấp. Uống 50mg – 100mg mỗi 4 – 6 giờ để đẩy lùi các cơn đau mạn. Không được dùng quá 400mg trong một ngày.
  • Đường tiêm: Tramadol có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc pha với dịch truyền theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ thường gặp: nôn và buồn nôn, buồn ngủ liên tục, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, miệng khô,…
  • Tác dụng ít gặp, chủ yếu xảy ra ở những người lớn tuổi: rối loạn thần kinh gây lẫn lộn, hoang tưởng, co giật từng cơn khi sử dụng liều cao.

Giá bán:

  • Dạng viên: khoảng 2.300 VNĐ/ viên.
  • Dạng thuốc tiêm thường chỉ được sử dụng trong các bệnh viện với mức giá theo quy định.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì để chống viêm? – Diclofenac

Để trả lời câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì, chắc chắn không thể thiếu các loại thuốc chống viêm không steroid như Diclofenac. Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Thuốc chống viêm không steroid - Diclofenac
Thuốc chống viêm không steroid – Diclofenac

Công dụng:

  • Giảm đau, giảm sốt mạnh.
  • Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase – một thành phần trong các phản ứng viêm nhiễm, từ đó chống viêm hiệu quả.
  • Điều hòa sự kết tụ tiểu cầu.
  • Điều trị các cơn đau cấp và đau mạn, đau do viêm khớp, thoái hóa khớp, chấn thương,…
  • Trị thống kinh nguyên phát.

Cách dùng:

  • Nên uống lúc đói để thuốc hấp thu nhanh hơn.
  • Viêm khớp: Sử dụng 100 – 200mg/ ngày chia làm nhiều lần uống. Không vượt quá 200mg mỗi ngày.
  • Thoái hóa khớp: 100 – 150mg/ ngày, chia 2 – 3 lần uống.
  • Đau sau phẫu thuật: 75 – 100mg/ ngày.
  • Đau trong ung thư: 100mg/ ngày chia 2 lần.

Tác dụng phụ:

  • Bồn chồn, đau nhức toàn thân.
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.
  • Ù tai.
  • Phù nề, dị ứng, co thắt phế quản, tụt huyết áp.
  • Chảy máu đường ruột, viêm loét ổ bụng, nôn ra máu.
  • Mờ mắt, phát ban, thiếu máu, viêm màng não, bàng quang.
  • Gan nhiễm độc, viêm gan, rối loạn hoạt động co bóp của túi mật.

Giá bán: 55.000 VNĐ/ hộp có 600 viên.

Naproxen

Naproxen cũng thuộc nhóm các loại thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm, sưng tấy do viêm khớp khuỷu tay gây ra.

Đối với những trường hợp viêm khớp mãn tính, bệnh nhân cần sử dụng thêm một số phương pháp hoặc loại thuốc khác để kiểm soát cơn đau.

Công dụng:

  • Sử dụng cho các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa do các bệnh lý về xương khớp như bệnh gout, viêm đau khớp khuỷu tay,…
  • Giảm triệu chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giảm đau đầu, đau trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật,…

Cách dùng:

  • Người bị đau do cứng khớp, viêm xương khớp: 250 – 500mg/ ngày, chia 2 lần uống.
  • Người bị đau do bệnh gút: Ban đầu uống liền 750 – 850mg, tiếp đó dùng 250 – 275mg sau mỗi 8 giờ. Liều dùng thường kéo dài 2 – 3 ngày.
  • Uống nhiều nước khi dùng thuốc.
  • Đợi sau khi uống 10 phút mới được nằm nghỉ ngơi.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phổ biến: đầy bụng, ợ hơi, mắt mờ đi, dạ dày khó chịu, đau nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, mệt mỏi, da ngứa hoặc bị phát ban.
  • Tác dụng bất thường: khó thở, môi, mặt lưỡi bị sưng, phù nề; nói lắp, đau tức ngực, suy nhược cơ thể nhưng bị sưng và tăng cân nhanh chóng; phân chuyển màu đen hoặc lẫn máu, tiểu ít hoặc không thể tiểu được,…

Giá bán: Khoảng 300.000 VNĐ/ lọ gồm 400 viên.

Có thể bạn quan tâm

5 Thuốc đau xương khớp của Nhật Bản – BS khuyên dùng

Corticosteroid

Corticosteroid là một loại thuốc đặc trị cho các trường hợp viêm đau khớp khuỷu tay. Thuốc có thể sử dụng dưới dạng viên nén hoặc tiêm trực tiếp để giảm sưng đỏ tại các ổ khớp bị đau.

Đau khớp khuỷu tay nặng nên uống thuốc gì? - Corticosteroid
Đau khớp khuỷu tay nặng nên uống thuốc gì? – Corticosteroid

Corticosteroid có thể thay thế cho một số loại hormone bên trong cơ thể. Do đó, nếu cơ thể bạn không sản sinh đủ các hormone này, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung loại thuốc Corticosteroid.

Công dụng:

  • Giảm đau hiệu quả và tức thì.
  • Giảm các triệu chứng sưng tấy ở ổ khớp.
  • Điều trị viêm đau khớp khuỷu tay, cổ tay,… và các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác.

Cách dùng:

  • Đường uống: người lớn nên sử dụng với liều lượng từ 0,25 – 7,2mg mỗi ngày, tùy theo tình trang và chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng kèm với thức ăn để hạn chế cảm giác buồn nôn. Có thể nuốt toàn bộ viên nang hoặc nhai và nghiền nát.
  • Đường tiêm: lượng thuốc tiêm cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 2 – 6mg/ ngày.

Tác dụng phụ:

  • Giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Một số biểu hiện như đau họng, ho, hắt hơi, lên cơn sốt.
  • Tăng cân, sưng phù mặt.
  • Tăng huyết áp, gây đông máu và nghẽn mạch máu não.
  • Gây viêm loét dạ dày – tá tràng, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Giá bán: Corticosteroid có mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhà thuốc nơi bạn chọn mua, bạn có thể trực tiếp đến các cơ sở gần nhất để tham khảo thêm.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là với những người đã bước qua tuổi 30, người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao quá sức.

Nếu xem thường các triệu chứng, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, liệt chi trên,… Do đó, việc phát hiện và chữa trị kịp thời là hết sức quan trọng.

Những lưu ý trong quá trình điều trị
Những lưu ý trong quá trình điều trị

Bên cạnh câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống gì nhanh khỏi thì những lưu ý trong quá trình điều trị cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm.

Sử dụng các loại thuốc Tây có thể khiến cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, nhưng muốn duy trì hiệu quả lâu dài, người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Các loại thuốc Tây Y đều có khả năng gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó, tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý gia giảm liều dùng thuốc.
  • Trong quá trình điều trị cần tránh các hoạt động tổn thương đến khuỷu tay, đặc biệt là tỳ đè lên vùng khớp bị đau.
  • Đối với những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi lâu, bạn cần điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp, sao cho cánh tay và cổ tay tạo thành hình chữ L.
  • Không nên mang vác các vật nặng, cồng kềnh, cần dồn nhiều lực đến cánh tay.
  • Khi ngủ, bạn nên đặt khuỷu tay lên ngang ngực để xoa dịu các cơn đau, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Với những trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn có thể tiếp tục tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, bạn cần khởi động kĩ và làm nóng cơ thể thật tốt trước khi bắt đầu bài tập. Đặc biệt, nếu bạn thường chơi những môn thể thao dùng tay nhiều như cầu lông, bóng bàn,… bạn cần cân nhắc mức độ để không làm các triệu chứng trầm trọng hơn.
  • Xây dựng thực đơn hợp lý, tăng cường các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh,… các loại rau xanh như cải kate, cải bó xôi,…
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, nội tạng động vật và các chất kích thích,… gây cản trở tác dụng của thuốc.

Viêm đau khớp khuỷu tay là một bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên chủ động tìm hiểu thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

4.7/5 - (6 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?