Đau khớp hàm khi há miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bị đau khớp hàm khi há miệng, khi nhai có phải là bệnh lý gì không? Có nên đi khám hay không? Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này, bạn đọc hãy theo dõi thật kỹ các thông tin dưới đây.

Đau khớp hàm khi há miệng là bệnh gì?

Ở bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị đau khớp quai hàm khi há miệng. Nhiều trường hợp đau do há miệng quá rộng khiến khớp quai hàm bị lệch, bị kéo dãn quá mức.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đau không rõ nguyên nhân từ đâu khiến người bệnh thực sự lo lắng về tình trạng sức khỏe. Vậy đau khớp hàm khi há miệng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nào?

  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm là vị trí nối xương hàm với xương hộp sọ. Rối loạn khớp thái dương hàm là hiện tượng tổn thương sụn khớp, đĩa đệm bị lệch, giãn dây chằng,… Bệnh gây ra những cơn đau khi há miệng, khi nhai, ngáp kèm theo nhức đầu, đau mắt, đau tai, mở miệng có tiếng lục cục,…
  • Viêm tủy xương hàm: hay còn được gọi là viêm tủy răng là hiện tượng tủy răng và các mô quanh chân răng bị viêm nhiễm. Viêm tủy xương hàm có thể gây ra xung huyết khiến người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, nhức đầu,…
  • Thoái hóa khớp xương hàm: Thoái hóa khớp xương có thể xảy ra ở hầu hết mọi vị trí xương khớp trên cơ thể. Thoái hóa thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng không thể chủ quan ở những độ tuổi trẻ hơn. Thoái hóa khiến xương khớp bị yếu, bào mòn, dễ bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức khi khớp cọ vào nhau.
  • Viêm màng hoạt dịch: Màng hoạt dịch là một bộ phận đệm chứa các dịch giúp bôi trơn khớp khi hoạt động. Màng hoạt dịch có tác dụng giúp xương khớp vận động linh hoạt đồng thời nuôi dưỡng sụn khớp. Màng dịch khi bị viêm sẽ gây nên những triệu chứng đau nhức đặc biệt là khi há miệng, nói chuyện,… Viêm màng hoạt dịch có thể xảy ra ở khớp quai hàm, khớp háng, khớp gối,…
  • Các bệnh lý liên quan đến răng miệng: Đau khớp hàm nếu xảy ra ở bên trái hoặc bên phải sẽ có nguy cơ cao là ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Ví dụ như: viêm chân răng, răng khôn mọc lệch, viêm nướu,…
  • Bệnh lý viêm xoang hàm: Viêm xoang hàm xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ quanh xoang bị nhiễm trùng. Viêm xoang hàm có thể gây đau ở mọi vị trí trên mặt đặc biệt là xương hàm và 2 bên gò má. Kèm theo đó là hiện tượng thường xuyên chóng mặt, buồn nôn.
Đau khi há miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp
Đau khi há miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp

Đau khớp hàm khi há miệng có nguy hiểm hay không?

Thông thường đau khớp hàm khi nhai hay khi há miệng chủ yếu là do người bệnh đã mở khớp hàm quá mức khiến dây chằng bị giãn ngay lập tức không thể trở lại trạng thái ban đầu và gây đau trong một vài ngày. Những cơn đau này về cơ bản không gây nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như: khó ăn uống; hạn chế nói chuyện, cười đùa; đau nhức khiến mất tập trung làm việc, mất ngủ;…

Tuy nhiên, khi cơn đau bất ngờ xuất hiện và kéo dài hơn 1 tuần và không có biểu hiện thuyên giảm thì khả năng mắc các bệnh lý kể trên là khá cao. Với các bệnh lý này chúng ta lại tuyệt đối không nên chủ quan, bởi những biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh liên tục kéo dài:

  • Biến chứng rối loạn khớp thái dương hàm: Thoái hóa khớp thái xương hàm, dính đĩa khớp, giãn khớp, thủng đĩa khớp, xơ cứng khớp, phá hủy đầu xương,…
  • Biến chứng viêm tủy xương hàm: rụng răng, viêm xương, viêm cuống răng, viêm hạch,…
  • Biến chứng viêm màng hoạt dịch: thoái hóa khớp xương hàm, viêm khớp xương hàm, u nang bao hoạt dịch, tràn bao hoạt dịch gây sưng và phù nề, nhiễm khuẩn khớp,…
  • Biến chứng viêm xoang hàm: viêm đa xoang, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tĩnh mạch xoang, viêm thần kinh thị giác,…

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác, phòng ngừa những biến chứng khó lường có thể xảy ra.

Triệu chứng gây viêm đau và có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Triệu chứng gây viêm đau và có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

[middle_link]

Phòng ngừa bệnh lý đau khớp hàm

Viêm đau khớp hàm có thể khởi phát từ những chấn thương nhẹ hoặc do vi khuẩn tấn công gây viêm khớp. Vì vậy, tuy không thể phòng tránh hoàn toàn nhưng những biện pháp sau đây có thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh:

  • Để ý đến đồ ăn: Nên lựa chọn những món ăn dạng mềm, dạng lỏng để khớp hàm không phải dùng lực quá nhiều. Hạn chế đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
  • Thay đổi thói quen: Những thói quen tưởng chừng như không mấy ảnh hưởng nhưng lại có thể khiến gia tăng nguy cơ đau khớp hàm cần thay đổi như: nghiến răng, cắn răng, chống cằm,… hạn chế vận động cơ hàm quá sức
  • Chỉnh nha khi cần thiết: Nếu gặp các vấn đề như khớp cắn lệch, thiếu răng, răng chen chúc nên thực hiện chỉnh nha sớm nhất có thể.
  • Dùng đồ bảo hộ xương hàm: Khi chơi thể thao hay lao động đặc thù nên sử dụng mũ bảo hiểm trùm đầu, miếng bảo vệ xương hàm để phòng ngừa chấn thương.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ: Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho xương, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
Nên ưu tiên các món ăn mềm khi có dấu hiệu bị đau
Nên ưu tiên các món ăn mềm khi có dấu hiệu bị đau

Đau khớp xương hàm khi há miệng tưởng chừng đơn giản nhưng có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường. Nếu gặp phải hiện tượng này, người bệnh cần chủ động theo dõi tiến triển để nhanh chóng xử lý khi có những biểu hiện bất thường.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?