Đau khớp gối sau sinh và cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng thường gặp của nhiều phụ nữ sau quá trình sinh nở. Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới di chuyển, vận động hàng ngày khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Vậy đau khớp gối sau sinh do đâu và cách xử lý như thế nào?

Tại sao phụ nữ bị đau khớp gối sau sinh? 

Đau khớp gối là hiện tượng khớp gối có cảm giác cứng khớp, đau mỏi, nhức khó chịu khiến người bệnh luôn có phản ứng muốn đấm vào khớp gối để làm giảm đau mỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau khớp gối sau sinh chiếm tới 80% trong tổng các sản phụ bị bệnh viêm đau khớp. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý và sức khỏe của người mắc bệnh. 

Đau nhức khớp đầu gối sau sinh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và tăng áp lực, suy giảm sức khỏe
Đau nhức khớp đầu gối sau sinh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và tăng áp lực, suy giảm sức khỏe

Có nhiều nguyên nhân khiến sản phụ bị đau mỏi khớp đầu gối, trong đó các tác nhân gây bệnh thường gặp là do:

Tăng cân trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về cân nặng. Trọng lượng cơ thể và thai nhi tăng lên liên tục sẽ tạo áp lực tới hệ xương khớp, đặc biệt là khớp gối gây ra hiện tượng đau nhức. Quá trình này sẽ kéo dài từ lúc mang thai tới khi sinh con. 

Sau quá trình sinh nở, hiện tượng đau khớp gối sau sinh là do dây chằng vẫn còn lỏng lẻo của hệ quả sau sinh. Đặc biệt, với những mẹ sinh mổ, quá trình sử dụng thuốc gây tê có thể làm tổn thương hệ thần kinh và tủy sống ở thắt lưng. 

Do vậy, ngoài hiện tượng bị đau khớp gối sau sinh mổ mẹ còn thấy đau nhức ê ẩm vùng lưng kéo dài xuống hông. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện nếu mẹ có thói quen vận động, chế độ ăn phù hợp, giữ cân nặng hợp lý. 

Thiếu hụt canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất quan trọng tham gia và quá trình tạo dựng và củng cố xương khớp khỏe mạnh. Canxi giữa vai trò hình thành sụn khớp, tạo dựng khung xương, còn Vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. 

Bất kỳ đối tượng nào khi thiếu hụt vitamin D hay canxi đều dễ mắc các bệnh về xương khớp như đau khớp gối, bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, vôi hóa cột sống…

Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, lượng canxi và vitamin D cần nhiều hơn người bình thường để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong quá trình mang thai hay sau sinh nếu mẹ không cung cấp đủ canxi và vitamin D thì rất dễ dẫn tới hiện tượng đau khớp gối sau sinh. 

Đau khớp gối sau sinh do bệnh lý xương khớp

Khi thấy hiện tượng đau khớp gối sau sinh, các mẹ không nên chủ quan vì đây có thể biểu hiện của các bệnh lý xương khớp như: 

  • Bệnh loãng xương: Đây là bệnh lý có thể lệ mắc cao ở đối tượng là phụ nữ sau sinh và người lớn tuổi do sự suy giảm mật độ xương, thiếu dưỡng chất. Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ thấy hiệu tượng các khớp gối, tay đau âm ỉ kéo dài. 
  • Thoái hóa khớp: Bệnh có thể gặp ở phụ nữ sau sinh do bị thiếu hụt canxi, vitamin D trong thời gian dài khiến mô sụn ở khớp gối bị bào mòn, xơ hóa. Đau khớp gối sau sinh do thoái hóa khớp sẽ có biểu hiện viêm sưng khớp gối cùng với biểu hiện tê bì, mỏi khớp. 
  • Viêm đau khớp gối: Bệnh lý này hình thành do các sụn khớp gối bị tổn thương lâu ngày dẫn tới bị bào mòn. Khi xương cọ sát vào nhau sẽ dẫn tới hiện tượng đau, tê nhức ở khớp gối. 

Ngoài ra, đau khớp gối sau sinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như lười vận động, tiền sử bị chấn thương nhưng không điều trị dứt điểm, rối loạn hormone trong quá trình mang thai,….

Đau khớp gối sau sinh có tự hết được không? 

Đau khớp gối sau sinh xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, sự tăng trọng lượng cơ thể khi mang thai hay thiếu hụt dưỡng chất có thể tự cải thiện được.

Cơn đau có thể xuất hiện 4 – 6 tháng sau sinh và sự tự thuyên giảm nếu mẹ có chế độ ăn lành mạnh, luyện tập thể dục phù hợp và cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng xương khớp. 

Hiện tượng đau mỏi khớp gối sau sinh có thể thuyên giảm nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp
Hiện tượng đau mỏi khớp gối sau sinh có thể thuyên giảm nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp

Nhưng nếu sau sinh thai phụ không chú ý tới việc bổ sung canxi, vitamin D hoặc chế độ ăn sử dụng nhiều dầu mỡ, lười vận động tăng cân quá mức thì những tổn thương ở khớp gối có thể trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí đau khớp gối sau sinh do do sinh lý có thể dẫn tới các bệnh lý xương khớp ở đầu gối. 

Đối với trường hợp đau khớp ở đầu gối xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý bệnh không thể thuyên giảm nếu không áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh có thể phát triển nặng hơn làm ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và sức khỏe. Do vậy người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị, sớm loại bỏ chứng bệnh. 

Cách trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh nếu không sớm xử lý bệnh sẽ ngày phát triển nghiêm trọng và đau nhức hơn. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, sản phụ có thể tham khảo các biện pháp chữa trị sau đây. 

Cách chữa đau khớp gối sau sinh tại nhà

Các cách trị đau khớp gối sau sinh tại nhà mặc dù không thể loại bỏ được căn nguyên do bệnh lý nhưng lại giúp làm giảm đau nhức ổ khớp hiệu quả.

Đặc biệt, liệu pháp này an toàn cho phụ nữ bị đau khớp gối khi mang thai, sau sinh mà không ảnh hưởng tới thai nhi, trẻ nhỏ. 

Mẹo giảm đau khớp gối khi mang thai, sau sinh tại nhà như: 

  • Bài thuốc chữa đau khớp gối từ gừng tươi

Người bệnh sử dụng 4 – 5 củ gừng tươi, rửa sạch sau đó cho vào cối giã nhuyễn rồi bọc gừng lại bằng một mảnh vải. Sau đó đun một nồi nước sôi, cho bọc gừng vào đun tới khi nóng rồi nhấc lên và vắt khô.

Đắp bọc khăn gừng lên đầu gối bị đau khoảng 15 phút. Thực hiện cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày giúp cải thiện hiện tượng đau khớp đầu gối hiệu quả. 

  • Chườm muối nóng

Sử dụng muối nóng cũng là mẹo dân gian giúp làm giảm nhanh tình trạng đau khớp gối an toàn. Người bệnh sử dụng khoảng ½ bát muối hột, cho lên chảo rang nóng rồi dùng mảnh vải bọc lại, chườm muối nóng lên đầu gối bị đau khoảng 15 phút. Thực hiện mẹo này nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau nhức gối hiệu quả. 

Dùng muối rang nóng chườm đầu gối giúp giảm đau hiệu quả
Dùng muối rang nóng chườm đầu gối giúp giảm đau hiệu quả
  • Ngải cứu chữa đau khớp gối khi mang thai

Mẹ sau sinh bị đau khớp gối có thể sử dụng ngải cứu rang với muối rồi dùng mảnh vải bọc hỗn hợp lại chườm lên khớp gối bị đau mang lại hiệu quả rất tốt.

Bởi ngải cứu là thảo dược có khả năng chống viêm, khi kết hợp với muối và nhiệt nóng tác động vào đầu gối giúp lưu thông máu, giãn cơ từ đó giảm hiện tượng đau nhức ở ổ khớp. 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các mẹo như chườm nóng lạnh, massage đầu gối để giúp làm giảm đau nhức hiệu quả. 

Điều trị đau khớp gối sau sinh bằng thuốc Tây

Trong trường hợp sản phụ đau khớp gối kéo dài, mức độ ngày càng tăng hoặc đau khớp đầu gối xuất phát nguyên nhân do bệnh lý xương khớp nên tới bệnh viện thăm khám.

Tại đây, người bệnh sẽ được khám lâm làn và chụp X-quang ổ khớp gối, bác sĩ sẽ dựa vào đó để xác định tình trạng bệnh từ đó xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp. 

Người bệnh bị đau khớp gối sau sinh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: 

  • Thuốc giảm đau chống viêm dạng không chứa steroid (NSAID) như Aspirin, Celecoxib, Ibuprofen,… giúp kháng viêm và làm dịu cơn đau nhức.
  • Thuốc tiêm corticosteroid có tác dụng ức chế hệ miễn dịch có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa dị ứng mạnh
  • Thuốc giãn cơ như Eperisone,… giúp chống lại cơn co cơ và giảm tình trạng đau nhức cơ khớp. 
  • Thuốc bổ trợ khớp gối như Glucosamine Condroitin MSM Solgar, Chondroitin sulfat, Diacerein,… có tác dụng làm chậm quá trình hư tổn ổ khớp, bổ sung dịch khớp, nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh. 

Thuốc tây như “con dao 2 lưỡi” mặc dù mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối nhanh nhưng có thể ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Đông y chữa đau khớp gối sau sinh

Theo quan niệm của Đông y, sau quá trình sinh nở khí huyết của người phụ nữ bị suy giảm đột ngột, can thận tổn thương từ quá trình mang thai dẫn tới xương khớp không nhận đủ dưỡng chất.

Khi xương khớp không đủ dưỡng chất sinh ra hiện tượng đau nhức và khớp gối là bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất vì chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể nhất. 

Sử dụng thuốc Đông y trị đau khớp gối là lựa chọn của nhiều người bệnh vì an toàn cao, không tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Đông y trị đau khớp gối là lựa chọn của nhiều người bệnh vì an toàn cao, không tác dụng phụ

Ngoài ra, đau khớp gối sau sinh có thể hình thành do nhiễm phong hàn thấp tà. Bởi sau khi sinh, chính khí của sản phụ rất thấp, vệ khí suy giảm khiến phong hàn xâm nhập gây tổn thương xương khớp dẫn tới hiện tượng đau nhức.

Theo nguyên lý đó, Đông y chủ trị bệnh bằng phép chữa lưu thông khí huyết, giải phong hàn, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp loại bỏ bệnh từ gốc. 

Các bài thuốc chữa đau khớp gối gồm thuốc đắp và thuốc uống, thành phần thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên như Sinh địa, Bạch thược, Thiên niên kiện, Quế chi,…

Mặc dù thuốc Đông y an toàn, tuy nhiên để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, người bệnh cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ Đông y, tránh tự ý tham khảo các bài thuốc trên mạng rồi áp dụng theo. 

[middle_link]

Đau khớp gối sau khi sinh nên ăn gì và kiêng gì? 

Thiếu hụt dưỡng chất từ khi mang thai và khi nuôi con chính là những tác nhân gây ra hiện tượng đau khớp gối và có thể dẫn tới các bệnh lý xương khớp khác. Do vậy, chị em phụ nữ cần chú ý cân đối dương dưỡng phù hợp để giúp củng cố xương khớp khỏe mạnh. 

Thực phẩm tốt cho xương khớp

  • Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi giúp củng cố hệ sụn, xương khớp như xương ống, đậu nành, bông cải xanh,….
  • Nhóm thực phẩm chứa vitamin K có khả năng phòng ngừa tình trạng đau nặng hơn, các thực phẩm như cần tây, trứng,….
  • Người bệnh nên tăng cường thực phẩm chứa nhiều glucosamin và chondroitin. Vì dưỡng chất này giúp ức chế quá trình lão hóa xương, củng cố xương thêm dẻo dai, khỏe mạnh. 
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3 như các loại cá, dầu oliu, dầu cọ, dầu cá,… rất tốt cho người bệnh bị đau xương khớp, 
  • Thực phẩm giàu collagen giúp kích thích quá trình sản sinh dịch khớp từ đó ngăn ngừa tình trạng khớp gối bị bào mòn, tổn thương gây đau nhức.
  • Nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, các loại trái cây tươi, thịt vì chúng giúp cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tăng đề kháng chống viêm. 
Chế độ ăn dinh dưỡng giúp củng cố xương khớp khỏe mạnh
Chế độ ăn dinh dưỡng giúp củng cố xương khớp khỏe mạnh

Thực phẩm gây hại cho người đau khớp gối

  • Đau khớp gối không nên ăn gì – Cần hạn chế rượu, bia, cà phê,…. là thức uống chứa nhiều chất gây hại, làm tăng sinh viêm khiến tình trạng đau khớp gối nặng hơn. 
  • Người bệnh không nên sử dụng thực phẩm nhiều muối để tránh tình trạng hạ canxi trong xương từ đó khiến tình trạng viêm đau khớp ở đầu gối phát triển nghiêm trọng. 
  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa cholesterol cao vì chúng không chỉ gây hại cho tim mạch mà còn tác động tiêu cực tới hệ thống xương khớp. 
  • Đau khớp gối sau sinh nên hạn ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn từ đó khiến cơn đau khớp gối phát triển nghiêm trọng. 

Cách phòng tránh hiện tượng đau khớp gối

Đau khớp gối sau sinh khiến nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sinh hoạt và sức khỏe. Do vậy, để phòng tránh tình trạng này, các bạn cần chú ý: 

  • Trong quá trình mang thai nên cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt và canxi và vitamin D để phòng ngừa hiện tượng đau khớp gối.
  • Thai phụ nên đa dạng dinh dưỡng nhưng nên cân đối, không nên ăn quá mức gây tăng cân đột ngột sẽ tạo áp lực lên khớp gối và dễ sinh ra hiện tượng đau nhức ổ khớp gối và các bệnh lý xương khớp khác. 
  • Các bạn nên chú ý luyện tập thể dục phù hợp, vận động nhẹ nhàng khi mang thai vừa tốt cho quá trình sinh nở mà còn tốt cho hệ xương khớp. 
  • Sau sinh nở khoảng 1 tuần, sản phụ cũng nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, yoga,… để tránh tê màng cứng và đau ổ xương khớp. 

Đau khớp gối sau sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tuy nhiên dù tác nhân gây bệnh là gì chị em cũng cần chủ động điều trị dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt trong quá trình chữa trị, các bạn hãy kết hợp với luyện tập và dinh dưỡng phù hợp để tránh tình trạng bệnh tái phát trở lại.

3.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?