Đau khớp gối ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cao

Đau khớp gối ở trẻ em có thể xảy ra do chấn thương hoặc do các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh gây đau, sưng viêm và khiến trẻ khó khăn khi vận động, sinh hoạt. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng. 

Đau khớp gối ở trẻ em là như thế nào?

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính là xương bánh chè, xương đùi và xương ống chân. Giữa các đầu xương sẽ có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một dạng mô trơn có bề mặt nhẵn mịn nhằm giúp các khớp hoạt động trơn tru và thuận lợi. 

Ngoài ra, sụn còn đóng vai trò như chất đệm ở khớp xương. Các mô hoạt dịch trải dài trên khớp sản sinh chất nhờn bôi trơn và cung cấp dưỡng chất cho sụn.

Đau khớp gối sẽ khiến trẻ đau đớn và khó khăn khi vận động
Đau khớp gối sẽ khiến trẻ đau đớn và khó khăn khi vận động

Đau khớp gối ở trẻ em là tình trạng là phần sụn trơn ở đầu các khớp gối bị bào mòn, sần sùi và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau nhiều hơn, dẫn đến tình trạng đau đớn và khó khăn khi vận động. 

Nguyên nhân trẻ em bị đau khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp gối ở trẻ em, bao gồm cả bệnh lý và các vấn đề về sức khỏe.

Nhiễm trùng khớp

Nhiễm trùng vi khuẩn ở khớp sẽ gây đau đớn, sưng viêm khớp. Tình trạng nhiễm trùng thường không phổ biến nhưng phụ huynh cần lưu ý vì bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Khối u ở khớp gối

Trong một số trường hợp, đau khớp gối ở trẻ em có thể là dấu hiệu của khối u nang ở bao hoạt dịch. Các khối u này thường là lành tính với các cơn đau nhẹ và không có triệu chứng lâm sàng. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và có thể cải thiện bằng các loại thuốc giảm đau. 

Các khối u ác tính ở khớp gối thường rất hiếm gặp. Các dấu hiệu phổ biến khi bị u ác tính là đau dữ dội, phá hủy xương và các mô mềm ở gối. 

U xương ở khớp gối có thể phát triển thành ung thư xương. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm nhất khi phát hiện dấu hiệu của bệnh. 

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là tình trạng hoại tử một khu vực của xương phía dưới màng cứng, thường tác động đến phần xương chũm trung gian của khớp gối. 

Bệnh viêm xương khớp gối ở trẻ em có thể được cải thiện bằng điều trị nội khoa và hạn chế vận động ảnh hưởng đến xương khớp. 

Hệ thống xương phát triển không đồng đều

Khi xương của trẻ phát triển chậm hơn so với hệ cơ bắp, xương sẽ phát triển không đồng đều khiến các khớp gối của trẻ bị đau nhức.

Chấn thương

Khi trẻ bị té, ngã, va đập, vận động mạnh, trẻ sẽ bị chấn thương như bong gân, đứt dây chằng, rách sụn chêm đầu gối. Những chất thương này nếu không được điều trị đúng cách thì trẻ sẽ bị viêm đau khớp gối

Chấn thương khi vận động là nguyên nhân khiến trẻ bị đau khớp gối
Chấn thương khi vận động là nguyên nhân khiến trẻ bị đau khớp gối

Ngoài ra, các tổn thương ở sụn do chấn thương sẽ gây viêm bao hoạt dịch và dẫn đến các triệu chứng đau đớn, cứng khớp và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ em.

Trật khớp xương bánh chè

Trật khớp xương bánh chè thường xảy ra do tai nạn, va chạm trực tiếp. Trong trường hợp nghiêm trọng, đầu gối không chỉ đau nhức mà còn biến dạng, nhô hẳn ra bên ngoài. 

Bệnh bạch cầu

Bạch cầu là một dạng ung thư máu xuất hiện trong tủy xương. Bệnh sẽ gây ra tình trạng đau khớp gối, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống xương với các triệu chứng đau nhức khác nhau. 

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là một bệnh rối loạn hệ thống tự miễn dịch và có thể gây bệnh ở mọi cơ quan trong cơ thể. Lupus có thể khiến trẻ bị đau, sưng viêm khớp gối kèm theo các triệu chứng khác như sốt, rụng tóc, mệt mỏi… 

Triệu chứng của bệnh điển hình

Trong hầu hết trường hợp, tình trạng đau khớp gối ở trẻ em thường xảy ra sau các va chạm, chấn thương ảnh hưởng đến đầu gối hoặc sau khi tập luyện thể thao quá mức. 

Bệnh đau viêm khớp gối ở trẻ em thường xuất hiện với những triệu chứng dưới đây:

  • Đau ở đùi, lan rộng ra bắp chân và phần sau của đầu gối.
  • Cơn đau gối kéo dài suốt cả ngày.
  • Sưng viêm bên trong hoặc xung quanh khớp gối.
  • Đau khớp gối dữ dội, âm ỉ sau các va chạm, chấn thương thể chất.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, xanh xao và suy nhược cơ thể.
  • Đi đứng không vững kèm sốt.
  • Không thể di chuyển hoặc đứng thẳng nếu không có người trợ giúp. 

Đau khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em thường rất dễ gặp phải bệnh đau khớp gối, đặc biệt là trong độ tuổi các em chạy nhảy, khám phá mọi thứ xung quanh. 

Nếu trẻ em bị đau khớp gối do chấn thương thì chỉ cần điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Cơn đau khớp gối nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng chấn thương.

Trẻ có thể bị đau nhẹ nếu gặp chấn thương lần đầu. Có những trường hợp, trẻ em sẽ bị đau liên tục nếu gặp phải chấn thương nặng và lặp lại nhiều lần. 

Tình trạng đau nhức sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi đứng và vận động của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng vì tình trạng này có thể điều trị khỏi.

Đối với hiện tượng đau khớp do các bệnh lý nguy hiểm, bệnh sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Do đó, phụ huynh không được chủ quan mà cần đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời. 

Xem thêm

Biện pháp chữa trị đau khớp gối ở trẻ em

Bệnh đau khớp gối có thể được điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc. 

Thuốc Tây y điều trị đau khớp gối ở trẻ em

Tình trạng đau khớp gối ở trẻ em có thể được điều trị bằng cách loại thuốc Tây y. Thuốc Tây y sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng trong một thời gian ngắn, đồng thời ức chế các tác nhân gây đau, viêm nhiễm lên khớp gối.

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng chữa đau khớp gối như:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen và Naproxen là hai loại thuốc thuộc nhóm này được ưu tiên điều trị đau khớp cho trẻ em. Thuốc giúp giảm viêm, tiêu sưng và khắc phục tình trạng đau nhức hiệu quả. Bố mẹ nên lưu ý thuốc Aspirin chống chỉ định cho trẻ nhỏ. Vì thuốc có thể gây kích ứng dạ dày và nhiều tác dụng phụ.
Thuốc Tây giúp bé giảm đau nhức nhanh chóng
Thuốc Tây giúp bé giảm đau nhức nhanh chóng
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Các loại thuốc chống thấp khớp phổ biến cho trẻ là Methotrexate và Sulfasalazine. Trẻ nhỏ sẽ được sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi loại thuốc này vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. 
  • Thuốc sinh học: Thuốc có tác dụng ức chế các phản ứng sưng viêm. Chính nhờ tác dụng này mà trẻ giảm được cảm giác sưng viêm và giúp làm dịu cơn đau. Một số loại thuốc sinh học thường được sử dụng cho trẻ như Anakinra, Abatacept, Adalimumab… 

Bố mẹ lưu ý không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ mà cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định cho trẻ em ở từng độ tuổi khác nhau. 

Thuốc Đông y chữa đau khớp gối ở trẻ em

Trong Đông y, bệnh đau khớp gối xảy ra do chấn thương và phong tà xâm nhập thuộc phạm vi chứng tý. Những cơn đau sẽ tăng lên khi cử động mạnh và khó khăn trong việc đi lại. 

Các bài thuốc Đông y được sử dụng để giảm đau, phục hồi chức năng khớp. Đồng thời thuốc giúp bồi bổ khí huyết, mạnh gân xương, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

  • Bài thuốc số 1: 10g lá lốt và thiên niên kiện, 12g mỗi vị hà thủ ô và mắc cỡ, 16g cỏ xước, 12g sinh địa, 8g quế chi, 16g thổ phục linh. Bệnh nhân cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc kỹ với nước để uống mỗi ngày. 
  • Bài thuốc số 2: 12g đỗ trọng, 12g sinh địa, 4g quế chi, 4g cam thảo, 10g phục kinh, 16g tang ký sinh, 12g độc hoạt, 4g tế tân, 8g xuyên khung, 10g bạch thược. Cho các vị thuốc vào âm, đun sôi với nước và chắt thuốc ra bát uống mỗi ngày. 

Thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả khá chậm, có khi phải mất vài tháng thuốc mới phát huy tác dụng. Ngoài ra, có một số vị thuốc Đông y chống chỉ định dành cho trẻ em, vì thế phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám Đông y để điều trị, tránh tự ý mua thuốc về cho trẻ uống. Hơn nữa, các vị thuốc Đông y thường có mùi vị rất khó uống. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đối với tình trạng đau khớp gối nhẹ, không quá nghiêm trọng, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm đau bằng các loại thảo dược thiên nhiên ngay tại nhà. Cách này thường dễ thực hiện nhưng để an toàn cho trẻ thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. 

Một số vị thảo dược bạn có thể sử dụng để giảm đau khớp gối cho trẻ em như:

Lá lốt

Lá lốt là một vị thuốc chữa đau khớp quen thuộc được dân gian lưu truyền rộng rãi. Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm giúp hoạt huyết, giảm đau, trừ hàn. Bên cạnh đó, lá lốt còn chứa lượng tinh dầu có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh. 

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng cả cây lá lốt nấu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Bạn gạn nước ra một cái thau nhỏ, để nước nguội còn 50 độ là được.
  • Cho khớp gối vào ngâm đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Cho trẻ thực hiện cách này mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ giảm đau vào ban đêm. 

Nghệ

Nghệ có tác dụng giảm đau, giảm tê cứng xương khớp và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Do đó, từ lâu nghệ là một dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh đau khớp gối. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 10g nghệ, 1 lòng đỏ trứng, 2 muỗng dầu dừa.
  • Bạn trộn đều tất cả nguyên liệu rồi cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn. 
  • Cho hỗn hợp ra ly rồi uống hết trong một lần
  • Phụ huynh cho trẻ uống thuốc đều đặn mỗi ngày một lần để điều trị bệnh. 
Nghệ sẽ giúp trẻ giảm đau, kháng viêm và điều trị đau khớp gối
Nghệ sẽ giúp trẻ giảm đau, kháng viêm và điều trị đau khớp gối

Các cách điều trị dân gian không có công dụng chữa bệnh tận gốc mà chỉ làm giảm các triệu chứng đau khớp. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào thuốc mà nên điều trị kết hợp với các phương pháp khác. 

Phương pháp chữa đau khớp gối ở trẻ em không dùng thuốc

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, trẻ em sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Các phương pháp này có tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng, làm ấm các khớp bị đau nhức, sưng viêm. 

  • Tắm nước ấm: Trẻ em có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Cách điều trị này sẽ giúp giảm đau nhức ở đầu gối và cải thiện giấc ngủ của trẻ.
  • Chườm nóng, lạnh: Tác dụng nhiệt vào khớp gối bị đau sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức, đồng thời gây tê giảm sưng viêm cho trẻ. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh để đặt lên vùng khớp bị đau nhức, sưng viêm.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Bạn có thể xoa bóp hoặc bấm huyệt vào các huyệt đạo nhằm giúp trẻ giảm đau. Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn, hạn chế được những căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Vận động thể dục nhẹ nhàng: Trẻ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng bởi các chuyên gia trị liệu trong quá trình điều trị. Trẻ sẽ được thực hiện các bài tập như đi bộ, xoay khớp nhằm hạn chế được tình trạng co cứng khớp, giảm đau và tuần hoàn máu. 

Cách phòng ngừa bệnh cho trẻ

Một số lời khuyên và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp gối ở trẻ em:

  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được áp lực của cơ thể đè nặng lên khớp gối.
  • Hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thể thao một cách an toàn, hạn chế chấn thương. Dạy trẻ khởi động làm nóng cơ thể, thực hiện các động tác duỗi chân, thả lỏng cơ thể sau khi tập luyện thể chất.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp mỗi ngày. Điều này có thể ngăn chặn được những cơn đau khớp gối và tăng cường khả năng hoạt động ở trẻ. 
  • Hướng dẫn trẻ cách uốn cong đầu gối khi nhảy hoặc khi thực hiện các động tác có liên quan.
  • Hướng dẫn trẻ tư thế đúng khi nâng đồ vật nặng nhằm hạn chế tác động lên khớp gối và cột sống.
  • Đối với trẻ em thường xuyên tham gia các môn thể thao như điền kinh, chạy, bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn cho trẻ những đôi giày hỗ trợ nâng đỡ khớp gối.
  • Tập luyện thể chất mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và hạn chế được những chấn thương thông thường. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, kali, magie cho quá trình phát triển của xương khớp ở trẻ. 

Đau khớp gối ở trẻ em sẽ gây đau đớn, khó chịu và tác động đến khả năng đi lại của trẻ. Đau khớp gối không chỉ xảy ra bởi chấn thương mà còn do nhiều bệnh lý nguy hiểm khác gây nên. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ bị đau khớp, bố mẹ không nên lơ là mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

4.4/5 - (7 bình chọn)

Dành cho bạn

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?