Đau Họng Uống Gì Khi Bị Đau Họng Hiệu Qủa? Top 13 Đồ Uống

Làm thế nào để đau họng mau khỏi? Mặc dù đau họng không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng thường gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Chứng đau và rát họng không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng giọng nói. Dưới đây là những phương pháp điều trị đau họng nhanh chóng mà người bệnh có thể tham khảo.

Đau họng uống gì cho nhanh khỏi?

Khi bị đau họng tức là lớp niêm mạc họng đang bị tổn thương, sưng viêm và tấy đỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu hết là do bệnh viêm họng, viêm amidan, cảm cúm…Muốn điều trị đúng đắn, triệt để nhất thì bạn đọc bạn đọc cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Sau đó lựa chọn cách điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất.

Có rất nhiều thức uống chữa viêm họng, viêm amidan rất hay. Hầu hết thành phần của những thức uống này có sự góp mặt của những “thần dược tự nhiên” như gừng, quế, tía tô, mật ong… Dược tính của chúng đã được cả y học hiện đại và y học cổ truyền chứng minh và được ứng dụng nhiều trong bào chế thuốc. Các nguyên liệu này nếu không có tính cay, vị ấm thì sẽ có tính hàn, vị chua, giúp thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu sưng, hỗ trợ diệt khuẩn.

Bạn đọc có thể tham khảo một số thức uống chữa đau họng mang lại hiệu quả cao dưới đây:

Trà gừng

Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Gừng chứa ít calo nhưng nhiều tinh dầu.

Đây cũng là một loại củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Vitamin C, thiamin, niacin… Những chất này có tác dụng hấp thu các gốc tự do, bảo vệ tế bào tránh khỏi tổn thương.

Uống trà gừng có thể giúp giảm đau họng nhanh chóng
Uống trà gừng có thể giúp giảm đau họng nhanh chóng

Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên đã được ông bà ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, trong đó có chữa viêm họng.

Theo đó, người bị viêm họng đem gừng thái thành lát mỏng, hãm cùng với nước sôi trong khoảng 10–15 phút tạo thành trà. Có thể thêm mật ong vào để uống ngon hơn. Mỗi ngày dùng 1-2 tách trà gừng, kiên trì thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Sữa quế

Quế là một loại thảo dược quen thuộc trong đông y. Với đặc tính cay, nóng, quế có thể giúp thông mũi họng đồng thời kháng virus, vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm, sưng tại vùng họng.

Sự ấm nóng của quế cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái hơn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn với những triệu chứng của viêm họng.

Để pha chế sữa quế trị viêm họng, ta lấy bột quế pha cùng với nước ấm vừa đủ, đổ thêm sữa. Mỗi ngày uống khoảng 1-2 cốc thì chứng đau họng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng quế trị viêm họng vì đặc tính của loại thảo dược này có thể khiến người bệnh bị nóng trong, phản tác dụng.

Trà tía tô

Tía tô cũng là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy lá tía tô ở bất cứ đâu.

Không chỉ là loại rau thơm làm tăng gia vị thơm ngon trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tía tô còn giúp giải quyết hiệu quả các triệu chứng viêm họng.

Người bệnh có thể tham khảo mẹo dùng lá tía tô chữa viêm họng. Lá tía tô sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn hoặc giã nát, bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống. Nếu cảm thấy khó uống thì có thể pha loãng cùng một ít nước sôi. Mỗi ngày uống 1-2 cốc.

Trà chanh mật ong

Chanh từ lâu đã nổi tiếng là một loại quả giàu vitamin C. Nhờ vậy chanh có khả năng giải độc, thanh nhiệt đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Trà chanh mật ong chữa viêm họng
Trà chanh mật ong chữa viêm họng

Bên cạnh đó, trong chanh còn có hàm lượng acid citric cao có tác dụng làm loãng dịch đờm, giảm đau rát tại cổ họng.

Mật ong thì đã được công nhận khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy khi kết hợp mật ong và chanh, ta có được một thức uống vừa thơm ngon vừa có thể đẩy lùi các biểu hiện khó chịu của tình trạng viêm họng.

Cụ thể, hãy dùng một nửa qua chanh pha cùng nước ấm và thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều tạo thành trà. Mỗi ngày uống 2-3 lần, uống tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Nước ép cà rốt

Cà rốt là một loại củ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali và các chất chống oxy hóa.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà rốt góp phần giảm nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường sự tinh tường cho đôi mắt, thậm chí còn giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đế chữa viêm họng bằng thức uống làm từ cà rốt, ta làm theo các bước sau. Cà rốt đem xắt nhỏ rồi xay thành nước ép. Mỗi ngày uống 1 cốc trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng viêm họng giảm thiểu.

Nước ép củ cải

Ăn củ cải giúp giảm nguy cơ ung thư, hạn chế khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường hay các bệnh lý về tim mạch và máu.

Củ cải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như: Canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin K, sắt… Đặc biệt, trong củ cải có choline – thành phần giúp giảm viêm một cách hiệu quả.

Củ cải rất giàu dưỡng chất
Củ cải rất giàu dưỡng chất

Củ cải trắng sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem xay thành nước ép. Nếu bạn cảm thấy khó uống, có thể thực hiện cách khác là ăn củ cải trắng luộc, uống cả phần nước canh, thực hiện hàng ngày để chữa viêm họng.

Rau diếp cá và nước vo gạo

Diếp cá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc. Nhờ vậy nó đã được ông bà ta sử dụng trong nhiều mẹo chữa bệnh.

Nước vo gạo thì chứa nhiều vitamin B1, B2, B5 và PP. Trong đó, vitamin PP trong nước vo gạo sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi khoang miệng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới vùng hầu họng.

Khi bị các triệu chứng của viêm họng hành hạ, bạn có thể kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo tạo thành một loại thức uống hàng ngày.

Theo đó, lấy khoảng 200g rau diếp cá rửa sạch, đun cùng với 500ml nước vo gạo đã được lọc bỏ sạn, bụi, bẩn. Sau khi hỗn hợp sôi thì chắt lấy phần nước cốt, chia thành 2-3 phần để uống trong ngày.

Nước ép hoa quả

Các loại hoa quả rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C – thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Một số loại quả giàu vitamin C là: Chanh, cam, ổi, bưởi, xoài, chuối…

Khi đang bị các dấu hiệu của viêm họng hành hạ, bạn có thể uống nước ép của các loại quả kể trên. Vừa cung cấp vitamin, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch từ đó xoa dịu hiện tượng đau rát họng, tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo lại các tế bào tại niêm mạc họng.

Bạn rửa sạch chanh, cam rồi vắt lấy nước. Nên pha loãng với nước ấm rồi uống.

Đối với ổi, bưởi, bạn có thể ép lấy nước uống còn với xoài, chuối thì nên xay sinh tố kèm một chút sữa cho thơm ngon và dễ uống hơn.

Uống nước ép rất tốt cho cơ thể
Uống nước ép rất tốt cho cơ thể

Không chỉ khi bị viêm họng bạn mới nên uống các loại thức uống kể trên mà ngay khi khỏe mạnh, bạn cũng nên thỉnh thoảng uống nước ép, trà thảo mộc để giúp cơ thể thư giãn, phòng chống các căn bệnh.

Những loại thức uống kể trên có tác dụng khá tốt khi chứng viêm họng mới chớm xuất hiện. Nếu tình trạng đã trở nên nghiêm trọng thì chúng cũng sẽ hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Đau họng uống gì? Nước chanh

Trong chanh có chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe nói chung và sức đề kháng của cơ thể nói riêng. Ngoài ra, nước chanh còn có 22 chất chống ung thư bao gồm citrus pectin, limonene, glycosides flavonoid,… Bên cạnh đó, nước chanh có giúp tiêu đờm, làm dịu cổ họng, giảm ho, chống viêm và hỗ trợ điều trị chứng viêm họng khá hiệu quả. Do đó, hãy pha một cốc nước chanh ấm để nhâm nhi trong những ngày cổ họng bị đau rát khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 quả chanh tươi, vắt vào cốc, cho thêm 1 ít mật ong và nước ấm khuấy đều cho tan hết.
  • Uống mỗi ngày một cốc chanh ấm, bạn có thể bỏ thêm vài lát gừng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc La Mã là một trong những thức uống trị đau họng mà người bệnh không nên bỏ qua. Trong hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu viêm cũng như hỗ trợ làm lành vết thương, kích thích làm lành da tổn thương. Ngoài ra, loại cúc La Mã này còn có tác dụng an thần, giảm ợ hơi, ợ nóng, nôn và buồn nôn một cách hiệu quả.

Đau họng uống gì? Trà hoa cúc La Mã rất tốt cho việc điều trị viêm đau họng
Đau họng uống gì? Trà hoa cúc La Mã rất tốt cho việc điều trị viêm đau họng

Để giảm đau họng bằng trà hoa cúc La Mã, người bệnh có thể dùng một ly trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng. Cách thực hiện như sau:

  • Cho hoa cúc tươi hoặc hoa cúc khô vào cốc nước sôi.
  • Hãm trà trong 5 – 10 phút thì lấy hoa cúc ra hoặc lấy túi trà ra.
  • Thêm một chút mật ong để dễ uống cũng như làm tăng hiệu quả điều trị.

Trà cam thảo

Cam thảo trong Đông y là một vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan tới dạ dày và hô hấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cam thảo có chứa các hoạt chất axit glycyrrhizic được cho là có công dụng hữu hiệu trong việc làm ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời hỗ trợ làm kích thích phế quản sản sinh đờm.

Việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới sẽ làm giảm độ đặc quánh của đờm và giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra khỏi cơ thể. Chưa hết, cam thảo còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Cách dùng cam thảm cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần:

  • Chuẩn bị cam thảo cùng một số thảo dược kèm theo nếu có
  • Sắc uống 2 – 3 lần cho đến khi bệnh đau họng thuyên giảm.

Nước vỏ bưởi

Bưởi là một trong những loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Đồng thời cũng là một trong những thành phần vô cùng quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giúp nâng cao tổng trạng. Các tinh dầu trong vỏ bưởi tính kháng viêm cao, làm người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau rát tại vùng hầu họng.

Cách thực hiện:

  • Lấy vỏ bưởi đem rửa sạch, phơi khô, hoặc có thể dùng vỏ bưởi tươi thái thành lát nhỏ.
  • Đun sôi vỏ bưởi lên trong 2 – 3 phút
  • Chờ cho tới khi nước ấm ấm thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần cho tới khi tình trạng này thuyên giảm.
Cắt nhỏ vỏ bưởi tươi trước khi đun cho các dưỡng chất dễ hòa tan trong nước
Cắt nhỏ vỏ bưởi tươi trước khi đun cho các dưỡng chất dễ hòa tan trong nước

Đau họng uống gì: Nước dừa

Nước dừa có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng. Chúng không chỉ giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tim mạch mà còn rất tốt cho đường tiết niệu. Với bệnh viêm họng, nước dừa giúp làm giảm sưng, chống viêm và giải nhiệt. Từ đó các chất có trong dừa sẽ từ từ làm giảm các triệu chứng đau rát khó chịu.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khiến cho cơ thể bị nóng trong. Lúc này, nước dừa sẽ giúp người dùng cân bằng, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn nên sử dụng nước dừa tươi nguyên chất để đảm bảo hấp thụ được tối đa dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống nước dừa lạnh vì điều này có thể làm gia tăng tình trạng viêm, đau cổ họng.

Viêm đau họng không nên uống gì?

Bên cạnh những đồ uống nên uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng viêm họng, người bệnh đừng quên lưu ý tránh xa những thức uống dưới đây.

Thức uống chứa cồn

Những thức uống chứa cồn tiêu biểu như rượu, bia sẽ làm tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó khi uống quá nhiều rượu, bia, người bệnh có thể bị say khiến hô hấp trên mất kiểm soát, dịch nhày tiết ra nhiều gây bít tắc tại mũi, họng, thậm chí khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

Khi thở bằng miệng, không khí đi thẳng qua họng mà không được lọc bỏ bụi bẩn sẽ khiến tình trạng viêm họng ngày càng trầm trọng.

Cà phê

Cà phê đã trở thành một thức uống quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm họng, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên uống cà phê.

Nguyên nhân vì sao? Đó là do khi bị viêm họng, cơ thể đang rất mệt mỏi, khó chịu. Chất cafein trong cà phê lại khiến tinh thần căng thẳng quá mức làm cơ thể ngày càng cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, cà phê còn có thể gây kích ứng khiến cổ họng đau rát hơn.

Như vậy bên cạnh những thức uống giàu vitamin và khoáng chất cần tăng cường thu nạp vào cơ thể mỗi ngày, người bệnh bị viêm họng cũng nên ghi nhớ hạn chế những nhóm đồ uống kể trên.

Những lưu ý quan trọng khi chữa viêm đau họng

Trong quá trình điều trị chứng viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất:

Súc miệng hằng ngày có thể giảm bớt các triệu chứng viêm họng
Súc miệng hằng ngày có thể giảm bớt các triệu chứng viêm họng
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích đến cổ họng như đồ chua, cay, nóng, quá nhiều dầu mỡ.
  • Bảo vệ cổ họng khỏi những tác nhân có hại như khói bụi, hóa chất, thuốc lá…
  • Luôn luôn giữ ấm cổ họng và vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lấy nước muối sinh lý súc miệng, súc họng.
  • Uống đủ nước hàng ngày.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và họng như thực phẩm chứa vitamin A, C, E; ăn đồ dạng mềm, lỏng.
  • Đến gặp bác sĩ khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác ngoài đau họng: ho khan, ho có đờm, sốt cao, khó thở…
  • Lựa chọn những loại thảo dược, rau củ còn tươi ngon, không sâu bệnh, sơ chế và rửa sạch trước khi ép thành nước uống.
  • Không sử dụng mật ong với trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

Ngoài ra, có khá nhiều người thắc mắc viêm họng nên uống nước nóng hay nước lạnh? Theo Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ, nước nóng giúp làm chất nhày long ra từ đó giúp làm dịu cổ họng.

Bên cạnh đó, nước lạnh cũng rất tốt với người viêm họng bởi vì đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng đá lạnh, kem hay nước đá sẽ làm giảm thiểu tình trạng kích ứng và viêm tại vùng họng.

Như vậy đang bị viêm họng, bạn có thể uống cả nước ấm và nước lạnh tuy nhiên không nên lạm dụng bất cứ điều gì vì nó có thể phản tác dụng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “đau họng uống gì”. Đau họng có thể chỉ xuất phát từ cảm cúm thông thường. Nhưng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ngoài đau họng, bạn đọc hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được chẩn đoán nguyên nhân.

XEM NHIỀU:

 
5/5 - (2 bình chọn)
Nguồn tham khảo
 

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?