9 Dầu Gội Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất [Bsi Khuyên Dùng]

Cập nhật: 29/03/2024

Các loại dầu gội trị vảy nến sẽ phát huy tác dụng như một liệu pháp điều trị tại chỗ nếu được sử dụng đúng loại, đúng cách. Lựa chọn sản phẩm dầu gội phải phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Vậy bị vảy nến da đầu nên dùng dầu gội gì, dùng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn và ra 9 loại dầu gội trị vảy nến tốt nhất hiện nay. 

Bị vảy nến da đầu nên dùng dầu gội gì? Cách lựa chọn dầu gội trị vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là tình trạng bong tróc, tạo các mảng gàu, ngứa ngáy dữ dội kèm theo rụng tóc, đôi khi đau. Đây là một thể bệnh thường gặp của bệnh vảy nến. Các chuyên gia cho rằng, vảy nến da đầu xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường, tăng sinh các tế bào da lớp thượng bì, tạo thành những mảng dày.

Điều trị vảy nến da đầu chủ yếu là kiểm soát và loại bỏ triệu chứng, phòng ngừa bệnh lan rộng. Do vậy, sử dụng dầu gội trị vảy nến là giải pháp điều trị tại chỗ tốt và hiệu quả nhất.

hinh-anh-vay-nen-da-dau
hình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Điều quan trọng nhất khi lựa chọn dầu gội cho người bị vảy nến là phải phù hợp. Không phải loại dầu gội nào cũng phù hợp với người bị vảy nến da đầu. Các loại dầu gội có thành phần khác nhau sẽ cho tác dụng khác nhau. Một số thành phần thường dùng gồm:

  • Acid Salicylic: Có công dụng tiêu sừng, loại bỏ lớp vảy đã bong tróc, đồng thời sát trùng, chống viêm, hạn chế nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm trên da đầu.
  • Coal tar: Giúp làm giảm sự phát triển quá mức của các tế bào da, đồng thời  giảm ngứa, đau nhức da đầu do bệnh vảy nến gây ra.
  • Clobetasol propionate: Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất này trong vòng 4 tuần cho những trường hợp không tiến triển với các loại dầu gội và phương pháp điều trị khác.

Mỗi loại dầu gội khác nhau sẽ phù hợp với mỗi tình trạng vảy nến da đầu khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về loại dầu gội có thể sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị vảy nến của mình.

9 loại dầu gội trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay

Dưới đây là 9 loại dầu gội trị vảy nến da đầu được sử dụng phổ biến, cho hiệu quả tốt nhất hiện nay:

1. Dầu gội trị vảy nến da đầu chứa Acid Salicylic

Acid salicylic là một hoạt chất thường được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm da cơ địa có tạo sừng, điển hình là bệnh vảy nến. Hoạt chất này có tác dụng cân bằng môi trường axit ở da đầu, làm mềm và nhanh chóng loại bỏ các lớp sừng, tế bào chết trên da. Ngoài ra, chúng còn có tính sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm khá hiệu quả. Thường xuyên sử dụng dầu gội chứa acid Salicylic không chỉ giúp loại bỏ triệt để triệu chứng bong tróc, tạo vảy, gàu mà còn cải thiện, ngăn ngừa  tình trạng viêm nhiễm da đầu.

– Cách dùng: 

  • Lấy 1 lượng vừa đủ dầu gội (theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên khoa), xoa nhẹ lên da đầu 3 – 5 phút, sau đó xả lại bằng nước sạch. 
  • Dùng liên tục trong 2 – 4 tuần, 3 lần/tuần.
  • Dự phòng: sử dụng 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tuần.

– Tác dụng phụ: Nếu sử dụng quá liều các loại dầu gội chứa acid salicylic có thể gây kích ứng da hoặc rụng tóc.

– Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

–  Dầu gội trị vảy nến chứa acid salicylic tốt nhất hiện nay: 

  • Neutrogena T/Sal Therapeutic Shampoo-Scalp Build (3% Acid salicylic) có giá trung bình 295.000 VNĐ/ chai 133ml.

2. Dầu gội trị vảy nến chứa Coal tar – Redwin Coal Tar Fragrance

Coal tar được chưng cất từ than đá, rất hữu ích để điều trị ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra. Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance cũng là một sản phẩm phổ biến trong giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.

– Thành phần:

  • Coal tar: Ức chế hoạt động của các tế bào tăng sinh trong cơ chế bệnh vảy nến,ngăn chặn tình trạng bong tróc vảy, tạo gàu.
  • Aloe vera: Kháng khuẩn, kháng nấm, giảm kích ứng da đầu
  • Dưỡng chất khác: bao gồm vitamin, chất khoáng cùng với 19 loại acid amin, enzym khác nhau, giúp hồi phục tổn thương da đầu, nhanh chóng loại hồi phục bệnh.

– Cách dùng:  Dùng liên tục trong 2 – 4 tuần, 2 lần/tuần. Để dự phòng tái phát nên sử dụng mỗi tuần một lần.

– Tác dụng phụ: Nếu dùng thường xuyên với lượng lớn dầu gội chứa Coal tar có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm nang lông, viêm nang tóc, viêm da ở ngón tay, viêm da tróc vảy, hội chứng xơ cứng bì và teo da cục bộ, thậm chí là ung thư biểu mô tế bào vảy.

– Chống chỉ định: Sản phẩm không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 15 tuổi.

– Giá bán: Khoảng 200.000vnđ/chai 250ml.

3. Trị vảy nến da đầu bằng dầu gội Snow Clear

– Thành phần chính: Ketoconazole (15mg) và Clobetasol Propionate (0.25mg). Trong đó, Ketoconazol là một chất chống nấm phổ rộng, tác động trên nhiều chủng nấm khác nhau trong đó có 1 số chủng gây bệnh nấm da đầu. Clobetasol là một corticoid mạnh, thường được sử dụng trong các loại thuốc mỡ, kem bôi điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm cả vảy nến. 

Sản phẩm dầu gội Snow Clear chứa 2 hoạt chất này có tác dụng có tác dụng làm giảm hiện tượng bong tróc, ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra. Đồng thời, nó còn mang lại hiệu quả chống viêm, diệt nấm và ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm.

– Cách dùng: Dùng liên tục  4 lần/tuần. Khi thấy các triệu chứng giảm nhiều thì giảm xuống 1 – 2 lần /tuần.

– Chống chỉ định: Không dùng cho các bệnh nhân dị ứng với thành phần của dầu gội.

4. Dầu gội DermoSkin Keratolytic 

Dermoskin Keratolytic là cái tên quen thuộc với những bệnh nhân bị vảy nến da đầu ở mức độ nhẹ đến vừa. Trong loại dầu gội này có chứa các thành phần keratolytic và lipophilic có tác dụng làm mềm và loại bỏ các mảng da bong tróc, tế bào chết, làm sạch da đầu. Ngoài ra, 2 hoạt chất này còn có tác dụng hạn chế da đầu tiết bã nhờn, làm giảm ngứa và thúc đầy những tế bào mới nhanh chóng phục hồi.

Cách sử dụng: Sử dụng dầu gội DermoSkin Keratolytic 3 lần/tuần, liên tục trong 4 tuần.

5. Dầu gội cho người bị vảy nến da đầu Selenium sulfide

Selenium sulfide là một hoạt chất có mặt trong rất nhiều loại dầu gội chống nấm. Đây là một hoạt chất có khả năng chống nấm, diệt nấm, làm giảm các triệu chứng ngứa và kích ứng da dầu. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm sự hình thành lớp sừng chết, hạn chế sự bong vảy, tạo gàu. 

Các sản phẩm chứa Selenium sulfide được đánh giá cao là: Head & Shoulder và dầu gội Selsun Blue.

6. Dầu gội trị vảy nến chứa Kẽm Pyrithione 

Kẽm Pyrithione là một chất có tác dụng tiêu diệt và loại trừ các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh trên da đầu, đồng thời làm giảm bong tróc, tạo vảy, rất thích hợp để dùng cho những người bị vảy nến da đầu. 

Một số sản phẩm chứa Kẽm Pyrithione nổi bật là: Dầu gội và dầu xả Equate, dầu gội đầu Schauma.

7. Bị vảy nến da đầu nên gội gì – Cách sử dụng dầu dừa và tinh dầu sả

Bên cạnh những loại dầu gội chứa các hợp chất tổng hợp, người bệnh cũng có thể tự cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng bằng các loại dầu gội từ tự nhiên. Cách sử dụng kết hợp dầu dừa và tinh dầu sả dưới đây là một ví dụ điền hình.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị: 1 chén dầu dừa và một ít tinh dầu sả
  • Trộn đều dầu dừa với 3  -4 giọt tinh dầu sả
  • Làm ướt da đầu và bôi đều hỗn hợp trên lên da đầu
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút rồi xả lại bằng nước ấm nhiều lần

Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng, làm mềm chân tóc, da đầu, đồng thời làm sạch các tế bào chết, nhanh chóng phục hồi và cải thiện tình trạng vảy nến. Bên cạnh đó, tinh dầu sả vừa mang lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, vừa giảm ngứa, giảm rụng tóc, thúc đẩy mọc tóc. 

8. Dùng tinh dầu sả và giấm táo ủ tóc  

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu sả và tinh dầu hương thảo, 1 nửa ly giấm táo
  • Đem tất cả các nguyên liệu này trộn đều
  • Làm ướt tóc và sử dụng hỗn hợp này bôi đều lên da đầu, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu
  • Sau khoảng 10 phút, gội đầu lại với nước sạch
ket-hop-tinh-dau-sa-va-giam-tao
Tinh dầu sả và giấm táo trị vảy nến da đầu

Giấm táo có tác dụng loại bỏ các tế bào sừng, tế bào chết trên da đầu, làm giảm triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy. Tinh dầu sả và tinh dầu hương thảo có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh, rất tốt cho người bị vảy nến da đầu. Áp dụng cách ủ tóc bằng giấm táo kết hợp tinh dầu hương thảo, tinh dầu sả 2 lần mỗi tuần sẽ giúp da đầu khỏe mạnh và hạn chế tình trạng vảy nến hiệu quả. Người bệnh không nên lạm dụng, sử dụng quá thường xuyên tinh dầu sả vì có thể gây xơ và khô tóc.

9. Trị vảy nến da đầu bằng cách gội đầu bằng bồ kết

Chỉ cần nướng 4 – 5 quả bồ kết khô cho đến khi thơm vàng rồi cho vào nồi nước sôi, đun trong khoảng 10 – 15 phút là bạn đã có một loại dầu gội trị vảy nến an toàn, hiệu quả. Dùng nước này, gội đầu 2 ngày một lần để giúp da đầu sạch, hết bong tróc, hết ngứa. 

Đọc thêm: Bệnh vảy nến có gây ngứa không? Thông tin chi tiết

Lưu ý khi dùng dầu gội trị vảy nến

Các loại dầu gội trị vảy nến chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trong trường hợp có bệnh vảy nến chứ không có tác dụng làm sạch tóc. Do vậy, người bệnh không cần sử dụng thường xuyên. Ngược lại nếu sử dụng thường xuyên còn khiến nang tóc yếu, dễ rụng và tăng kích ứng da đầu hơn.

Đối với những người bị vảy nến da đầu, ngoài việc lựa chọn được loại dầu gội phù hợp, người bệnh cũng cần phải quan tâm đến một số vấn đề liên  quan đến cách gội và tần suất sử dụng dầu gội để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số chú ý các chuyên gia khuyên bạn khi sử dụng dầu gội trị vảy nến:

  • Chỉ nên dùng dầu gội trị vảy nến 3 – 4 lần/tuần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Với những người có da đầu nhạy cảm, nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần không gây kích ứng hoặc sử dụng dầu gội 1 – 2 lần/tuần.
  • Không dùng các loại dầu gội có chứa các chất có khả năng tẩy rửa mạnh  vì có thể khiến da dầu dễ kích ứng, tăng tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, nấm sinh trưởng và gây bệnh. Hơn nữa, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh còn khiến da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên, làm cho các lớp sừng trên da đầu dễ bong tróc hơn.
  • Sử dụng nước sạch có độ ấm vừa phải để gội đầu. Gội đầu bằng nước quá lạnh vừa không tốt cho sức khỏe vừa không loại bỏ hết bã nhờn trên da, tóc. Ngược lại, nước quá nóng có thể gây bỏng, khiến da đầu dễ tổn thương hơn.
  • Chỉ nên massage nhẹ nhàng, không chà xát, cào gãi quá mạnh vì có thể gây tổn thương da đầu.
  • Sau khi gội đầu nên để tóc khô tự nhiên, không sử dụng các loại máy sấy có nhiệt độ cao để làm khô tóc
  • Không trùm kín đầu sau khi gội
  • Trong thời gian điều trị vảy nến da đầu, tuyệt đối không nhuộm, uốn, tạo kiểu, xử lý tóc bằng các chất hóa học.
  • Trong tình trạng da đầu đang đổ mồ hôi cần tạo điều kiện thoáng mát, tránh bụi bẩn và các chất kích thích
  • Sau khoảng 8 tuần, nếu triệu chứng vảy nến không được cải thiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc thay thế hoặc chuyển sang phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Ngoài việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu bằng các sản phẩm dầu gội kể trên, người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Cụ thể:

  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin và khoáng chất tốt cho sự phục hồi của da và tóc như vitamin H, A, D, C, kẽm và protein,…
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể kích thích quá trình bong tróc, tạo vảy, tạo gàu như cà phê, chất béo, thực phẩm đóng gói, đóng hộp,…

Bài viết trên đây đã tổng hợp 9 loại dầu gội trị vảy nến tốt nhất đang được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng. Mỗi loại dầu gội sẽ phù hợp với từng trường hợp bệnh vảy nến da đầu khác nhau. Để lựa chọn được loại dầu gội phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết tình trạng và mức độ vảy nến bản thân đang gặp phải. Bên cạnh đó, đừng quên điều chỉnh chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng tốt nhất.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC