Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? (Chuyên gia giải đáp)

Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Chắc hẳn đây là vấn đề mà những người bị viêm loét dạ dày ai cũng từng phải băn khoăn. Khoai lang là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam nhưng liệu nó có phù hợp với người bị đau dạ dày? Cùng bài viết đi tìm lời giải đáp hợp lý nhất cho câu hỏi này.

Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Do tổn thương gây ra ngay trên đường tiêu hóa nên người mắc bệnh đau dạ dày luôn luôn phải cẩn trọng với bất kỳ món ăn nào định đưa vào cơ thể. Nếu không chú ý trong việc lựa chọn các nhóm thực phẩm, niêm mạc dạ dày có thể sẽ phản ứng với đồ ăn lạ ngay lập tức, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, thậm chí tạo cơ hội phát triển cho một số biến chứng nguy hiểm.

Khoai lang là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt Nam với nhiều chủng loại đa dạng như: khoai lang nhật, khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang trắng… Khoai lang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể. Trong củ khoai lang chín có đến 77% là nước, 20,1% Carb (tinh bột, đường và 3% chất xơ), 1,6% protein và hầu như không chứa chất béo.

Theo như các nghiên cứu khoa học gần đây: có đến 80% lượng tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột dễ tiêu hóa, được hấp thụ nhanh chóng, 12% không bị tiêu hóa, trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở ruột già (đóng vai trò như chất xơ); 8% còn lại bị tiêu hóa chậm hơn nên ít có khả năng làm tăng đường máu.

Chất xơ của củ khoai lang bao gồm cả hai loại:

  • Chất xơ tan trong nước (dạng pectin): tạo lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị, đồng thời ngăn cản tình trạng hấp thu quá nhiều đường, giảm hiện tượng tăng đường huyết đột ngột.
  • Chất xơ không tan trong nước (gồm dạng cellulose và lignin): trương nở, làm tăng cảm giác no, giảm lượng thức ăn đưa vào.

Lượng protein trong khoai lang không nhiều nên hầu như không gây áp lực lên khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là gần đây, người ta nghiên cứu ra trong củ khoai lang có chứa một loại protein rất đặc biệt với tên gọi là sporamin – được kỳ vọng là có tính chất chống oxy hóa cùng khả năng chữa lành các tổn thương một cách mạnh mẽ.

Đặc biệt, khoai lang cung cấp hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất. Điển hình là beta – caroten (tiền vitamin A), vitamin C, đều có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm loét tiến triển, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nguyên tố Kali và một lượng nhỏ Mangan giúp nâng cao tinh thần, giảm sự lo lắng ở người bệnh. Bên cạnh đó, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, giảm hiện tượng khó tiêu.

Khoai lang là món ăn quen thuộc
Khoai lang là món ăn quen thuộc

Chính vì những giá trị dinh dưỡng và những lợi ích mà nó đem lại, chúng ta có thể khẳng định khoai lang chính là một gợi ý phù hợp cho người bị đau dạ dày. Khoai lang chín dễ tiêu hóa, có tác dụng ngăn ngừa tương đối tốt các tổn thương như viêm – loét – trợt niêm mạc dạ dày cũng như mang lại lợi ích đối với nhiều bộ phận cơ quan khác của cơ thể.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Bác sĩ giải đáp

Những lưu ý khi người đau dạ dày ăn khoai lang

Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Câu trả lời là có và khoai lang cũng có thể coi là loại thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày. Nhưng ăn thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất lại tiếp tục là một vấn đề đáng lưu tâm. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng khoai lang cho bữa ăn của mình:

  • Chỉ có khoai lang chín là an toàn với người bị đau dạ dày. Khoai lang sống có thể chất cứng, rắn, rất khó để tiêu hóa, đồng thời chất nhựa trong khoai sống có thể gây kích ứng mạnh niêm mạc dạ dày, làm tăng viêm – loét.
  • Nên ăn các loại khoai lang có màu sắc đậm (như: tím, đỏ, cam) vì chúng chứa các chất chống oxy hóa với hàm lượng cao hơn nhiều so với khoai lang màu nhạt nên có tác dụng bảo vệ tốt hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tạo điều kiện để khoai được nhào trộn. Tinh bột được tiêu hóa bước đầu với enzyme amylase có trong nước bọt, giúp hỗ trợ tốt cho giai đoạn tiêu hóa ở dạ dày sau đó.
  • Ăn với lượng vừa phải, không ăn nhiều, ăn quá no. Vì bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, khi cơ thể không tiêu hóa kịp sẽ gây nên cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt ở người đau dạ dày còn nảy sinh hiện tượng ợ chua, ợ nóng, acid dịch vị bị trào ngược lên lâu dần sẽ làm tổn thương đến thực quản.
  • Có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau để bữa ăn thêm phong phú và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Ví dụ như: Canh sườn non hầm củ quả; sữa khoai lang – óc chó;…

 

Với những thông tin đã được cung cấp, hi vọng bạn sẽ không còn phải băn khoăn liệu đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Những kiến thức được nói đến trong bài viết sẽ hỗ trợ bạn tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách cụ thể và toàn diện nhất.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?