Đau bụng sau khi ăn: Đi tìm nguyên nhân và cách chữa bệnh dứt điểm

Đau bụng sau khi ăn vừa khiến người bệnh khó chịu vừa trở thành nỗi lo lắng của nhiều chị em. Thực tế, đa số các cơn đau lành tính đều liên quan tới vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân và triệu chứng đau bụng sau khi ăn

Sau khi ăn, ngoài triệu chứng đau bụng, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, bụng đau quặn không quá 2 tiếng. Vùng ngực đau thắt từng cơn với cường độ tăng dần. Đồng thời, bạn còn cảm thấy lo âu, căng thẳng, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đi kèm tình trạng tiêu chảy hoặc sốt nhẹ.

Những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn có thể là:

Nhiễm khuẩn hoặc thức ăn không phù hợp

Một trong những nguyên nhân gây đau bụng, chướng bụng sau khi ăn là do thức ăn không phù hợp hoặc bạn bị nhiễm khuẩn.

Trường hợp này thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng đồ uống lạnh, chứa chất cồn, uống rượu bia thường xuyên. hoặc nạp thêm các thực phẩm khó tiêu như súp lơ, đậu, cải xoăn, ngũ cốc nguyên hạt… Khi đưa vào dạ dày nhóm thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Đau bụng sau khi ăn có thể là do nhiễm khuẩn
Đau bụng sau khi ăn có thể là do nhiễm khuẩn

Dị ứng thức ăn

Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Chẳng hạn như lúa mì, đậu nành, trứng, sữa, hải sản,… Nếu bệnh nhân chỉ bị đau bụng và không đi kèm triệu chứng nào khác, có thể chỉ thuộc dạng dị ứng nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa. Nhưng đối tượng bị sưng, xuất hiện nốt ban đỏ, tiêu chảy, đau bụng… có nghĩa là đang bị dị ứng thực phẩm

Do không dung nạp lactose

Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa do cơ thể khó tiêu hóa lactose – một carbohydrate có trong sữa và thực phẩm làm từ sữa.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng. Triệu chứng có thể xuất hiện trong 30 phút sau khi ăn. Khi bạn không dung nạp nhóm thực phẩm chứa carbohydrate, tình trạng này sẽ kết thúc.

Bệnh lý về tiêu hóa

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh về táo bón, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật… Những bệnh lý này đều cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế biến chứng trong cơ thể.

Nhiễm nấm Candida

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm nấm Candida
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm nấm Candida

Khi nấm tăng trưởng quá nhanh sẽ tác động xấu tới vi khuẩn có ích hỗ trợ tiêu hóa. Điều này đã can thiệp vào hoạt động bài tiết men tiêu hóa và khiến lượng acid ở mật, dạ dày giảm mạnh. Khi nhiễm nấm, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng và tâm trạng bực dọc, khó chịu.

Ăn xong đau bụng là bệnh gì?

Như đã trình bày trong nội dung trên, tình trạng đau bụng sau khi ăn có thể cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Những căn bệnh liên quan đến tình trạng này phải kể đến như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ gặp vì có tới 60% dân số người Việt bị trào ngược. Tình trạng này có nghĩa là các acid, pepsin, dịch mật lẫn vào thức ăn, trào ngược lên dạ dày thực quản và gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Triệu chứng điển hình của bệnh là bụng quặn đau sau khi ăn hoặc cúi người. Nhiều khi thượng vị nóng rát, đau lên phía sau xương ức. Bệnh nhân bị chướng bụng, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, khi nôn đi kèm dịch vị hoặc thức ăn. Thậm chí, một số bệnh nhân còn bị khó nuốt, đắng miệng và ho về đêm.

Đau bụng sau khi ăn cảnh báo bệnh táo bón

Khi bị táo bón, bệnh nhân có thể bị đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Lúc này, bạn sẽ thấy phân cứng và trực tràng tắc nghẽn. Tình trạng táo bón có thể thay đổi thông qua chế độ ăn uống, lối sống hoặc các loại thuốc nhuận tràng.

Táo bón khiến người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng xấu
Táo bón khiến người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng xấu về sức khỏe

Biểu hiện của bệnh lý là đau bụng sau khi ăn, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần, mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy căng thẳng. Sau khi đi đại tiện vẫn cảm thấy chưa hết phân.

Tắc nghẽn mạch máu

Tắc nghẽn mạch máu diễn ra khá phổ biến và nó gần giống như bệnh mạch vành. Thức ăn được đưa vào cơ thể làm máu được tăng cường tới hệ tiêu hóa và tạo áp lực lên mạch máu. Khi mạch máu bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực sau khi ăn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý là: đau thắt ngực hoặc bụng, cơn đau tăng lên sau khi ăn, cảm thấy sợ thực phẩm.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý là đau dạ dày, đau bụng quanh rốn sau ăn, ợ hơi, buồn nôn, ngủ không sâu, rối loạn đại tiện.

Tình trạng này cho thấy lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng có vết loét với kích thước từ 0.5cm trở lên. Nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể loại bỏ triệu chứng bằng các loại thuốc đặc trị hoặc phác đồ phù hợp.

Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng sau khi ăn có thể cảnh báo hội chứng ruột kích thích
Đau bụng sau khi ăn có thể cảnh báo hội chứng ruột kích thích

Tên gọi khác của hội chứng là bệnh đại tràng co thắt. Đây là nhóm hội chứng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ sau 40 tuổi. Vì bệnh lý này không rõ nguyên nhân nên ngay cả khi đi thăm khám bạn cũng rất khó gặp tổn thương tại đại tràng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh là khó tiêu, chướng bụng, đau khi đi ngoài. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy đau bụng âm ỉ, sôi bụng, đau dọc khung đại tràng, khi sờ thấy xuất hiện cục u.

Sỏi mật

Theo thống kê, có tới 8 – 10% dân số Việt Nam gặp phải bệnh lý này. Đây là tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa do sự xuất hiện của sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Bệnh lý xuất hiện nhiều hơn ở phái nữ và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi.

Bạn có thể nhận biết sỏi mật thông qua các dấu hiệu như:

  • Đau vùng bụng trên bên phải, cơn đau tăng dần nếu ăn nhiều chất béo
  • Đau bụng do sỏi mật có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ
  • Khi có sỏi trong đường dẫn mật chính và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng sẽ gây ra triệu chứng vàng da, sốt, đau quặn ở vùng bụng.

Bệnh Crohn

Khi thấy co thắt ruột, đau bụng, cơn đau tăng khi có vết loét làm đường ruột sưng tấy, ói mửa, buồn nôn… nghĩa là bạn đang bị bệnh Crohn. Ngoài ra, tình trạng này còn làm bệnh nhân bị sụt cân và giảm cảm giác thèm ăn bởi phản ứng viêm trong thành ruột ảnh hưởng tới thói quen ăn uống.

Crohn là bệnh nhiễm trùng đường ruột ít gặp, chủ yếu gây loét thành trong của ruột già hoặc viêm đường tiêu hóa. Khi không điều trị kịp thời, những vết loét sẽ lan vào lớp mô, làm cơ thể suy nhược và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân. Thống kê cho thấy, mỗi năm có 800.000 bệnh nhân tử vong do ung thư. Vì vậy, bạn nên tiến hành nội soi để xác định triệu chứng.

Những biểu hiện của ung thư dạ dày:

  • Bụng đau quặn sau khi ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng
  • Buồn nôn, ợ hơi, nôn ra máu, đau rát dạ dày, đau âm ỉ tại thượng vị
  • Ăn không ngon, nhanh no, chán ăn

Đau bụng sau khi ăn phải làm gì?

Vì tình trạng đau bụng sau khi ăn hình thành bởi nhiều nguyên nhân nên nếu muốn xác định đúng biện pháp can thiệp, bạn nên đi thăm khám kịp thời. Một số cách xử lý tình trạng này là:

Xây dựng thói quen dinh dưỡng phù hợp

Một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa không ổn định là do thói quen dinh dưỡng. Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cùng khoáng chất thiết yếu
  • Bổ sung chất xơ cùng thực phẩm chứa nhiều tinh bột
  • Trường hợp đau bụng đi kèm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng cần hạn chế sử dụng các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống nhiều nước, tối thiểu là 1,5 – 2 lít nước/ ngày
  • Nói không với đồ uống chứa chất kích thích hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Sau khi ăn bạn nên tập thể dục và không nằm ngay

Áp dụng biện pháp dân gian

Bệnh nhân bị đau bụng ở mức độ nhẹ có thể cải thiện bệnh lý bằng biện pháp tại nhà. Một số cách chữa tiêu biểu là:

Bạn có thể uống trà gừng để đẩy lùi triệu chứng khó chịu
Bạn có thể uống trà gừng để đẩy lùi triệu chứng khó chịu
  • Xoa bóp vùng bụng: đặt tay ở rốn và massage khắp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp xoa tam tiêu khi bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu.
  • Chườm ấm: có tác dụng xoa dịu cơn đau và làm giãn mạch máu. Bạn có thể dùng túi chườm, chai thủy tinh chứa nước nóng hoặc khăn ấm và đặt lên bụng để đẩy lùi cơn đau.
  • Uống trà gừng: đặc điểm của gừng là tính ấm, vị cay, hỗ trợ trị bệnh về tiêu hóa. Bạn có thể hãm vài lát gừng với 100ml nước trong 5 phút. Bệnh nhân nên uống từng ngụm trà gừng để đẩy lùi cơn đau.
  • Trà mật ong: có công dụng hiệu quả trong hoạt động giảm đau bụng và kích thích tiêu hóa. Bạn hãy uống 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc hòa với nước ấm để đẩy lùi cơn đau.
  • Trà hoa cúc: Đặc tính của loại trà này là chống co thắt, phù hợp với người gặp hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể hãm 1 muỗng trà với nước sôi trong 15 phút để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu.

Lắng nghe tư vấn của chuyên gia, bác sĩ

Không phải lúc nào các biện pháp hỗ trợ tại nhà cũng mang tới tác dụng hiệu quả. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ phát triển với mức độ nặng khi không được can thiệp kịp thời. Nếu gặp những trường hợp sau, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ:

  • Bụng đau thắt dữ dội, cơn đau càng ngày càng tăng
  • Cơ thể mất nước, mệt mỏi, nôn ói
  • Đi ngoài phân đổi màu, bụng đau mạnh hơn khi đã ngừng ăn
  • Sau khi áp dụng nhiều biện pháp nhưng bệnh không thuyên giảm
  • Khi bác sĩ kê đơn thuốc điều trị, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn

Đau bụng sau khi ăn có thể chỉ là triệu chứng nhất thời và sẽ cải thiện nhanh chóng sau đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý của cơ thể. Do đó, thay vì chủ quan, bạn nên sớm đi thăm khám khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hết Ngứa, Hết Rát

TOP 10 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?