Đau bụng dưới cảnh báo bệnh lý nào? Biện pháp xử lý an toàn, kịp thời

Đau bụng dưới không phải tình trạng hiếm gặp nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi bị đau, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân cần được can thiệp một cách nhanh chóng và chính xác.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới

Đau bụng dưới thường xuất hiện ở vùng bụng dưới gần cơ quan sinh dục. Các cơn đau diễn ra âm ỉ, kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn. Trong một số trường hợp, tình trạng đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh gập bụng xuống. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể.

Có rất nhiều yếu tố làm phát sinh tình trạng đau bụng dưới. Tùy vào tính chất, đặc điểm và biểu hiện, cơn đau có thể hình thành bởi những nguyên nhân sau:

Đau bụng dưới cảnh báo viêm túi thừa

Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân gây đau bụng phía dưới bên trái đột ngột. Bên cạnh dấu hiệu đau đớn, người bệnh còn có thể bị sốt, táo bón, buồn nôn, bị tiêu chảy, nghiêm trọng hơn là chảy máu trực tràng.

Đau bụng dưới có thể cảnh báo bệnh viêm ruột thừa
Đau bụng dưới có thể cảnh báo bệnh viêm ruột thừa

Viêm đại tràng

Đau bụng dưới là triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm đại tràng. Khi mắc bệnh, bạn có thể bị đau thắt lưng từng cơn, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy chướng bụng, ăn không ngon, đi ngoài phân lỏng

Viêm ruột thừa với triệu chứng đau bụng dưới

Trường hợp mới khởi phát, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy, đi kèm đau bụng. Cơn đau thường tập trung tại vùng bụng dưới bên phải. Khi người bệnh không kịp thời xử lý, viêm ruột thừa sẽ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của các bệnh nhân.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện phổ biến ở phái nữ. Lúc này, chị em sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt, đau bụng dưới, đau sau khi quan hệ tình dục, dịch âm đạo tiết ra bất thường,… Nếu phát hiện và trị bệnh kịp thời, người bệnh có thể hạn chế làm tổn thương buồng trứng và ngăn chặn nguy cơ vô sinh.

Hội chứng rối ruột kích thích

Đây là bệnh mãn tính và gây đau bụng thất thường. Ngoài đau bụng, bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, mót rặn,…

Rất có thể đau bụng dưới có liên quan tới hội chứng ruột kích thích
Rất có thể đau bụng dưới có liên quan tới hội chứng ruột kích thích

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu là đau bụng dưới đi kèm tiểu buốt. Hại khuẩn lây lan sẽ làm tổn thương vùng xung quanh mà nguy hiểm nhất là viêm nhiễm thận. Bạn có thể phát hiện bệnh nhờ các biểu hiện như buồn nôn, sốt, mệt mỏi,…

U nang buồng trứng

Nang trứng bình thường sẽ trưởng thành trong kỳ kinh nguyệt và được giải phóng. Nhưng ở những bệnh nhân mắc u nang buồng trứng, nang trứng khó trưởng thành, phát triển bất thường, chứa dịch lỏng hoặc rắn. Bệnh lý này khiến người bệnh bị đau thắt lưng, đau bụng dưới, tiểu liên tục, kinh nguyệt thất thường,…

Đau bụng dưới cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng
Đau bụng dưới cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng

U xơ tử cung

Bệnh lý xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe sinh sản của phái nữ. Những triệu chứng điển hình của bệnh là rong kinh, đau bụng dưới, có thể sờ thấy khối u khi nó phát triển.

Đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Tình trạng đau đớn ở bụng dưới gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh.
Mặc dù đây là tình trạng sinh lý phổ biến nhưng trong một số trường hợp, nó lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lý do là vì vùng bụng dưới gồm nhiều cơ quan như thận trái, đại tràng, niệu quản dưới, ruột thừa, buồng trứng,… Nếu bụng dưới có biểu hiệu bất thường chứng tỏ những bộ phận này đang gặp vấn đề. Khi đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe để được điều trị kịp thời.

Ngược lại, việc người bệnh chủ quan trong việc thăm khám sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Bởi lẽ, bụng dưới chứa những bộ phận quan trọng được coi như mắt xích của cơ thể. Khi các cơ quan này bị tổn thương, sức khỏe sẽ phát sinh vấn đề xấu, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Bị đau bụng dưới cần làm gì?

Một số cách giảm đau bụng dưới người bệnh có thể áp dụng là:

Chườm ấm bụng 

Khi bị đau bụng dưới, bạn có thể chườm ấm bụng bằng các vật dụng như túi chườm, túi sưởi,… Tác dụng của nước ấm là giúp làm giãn cơ tử cung, giúp hoạt động co thắt trở nên nhịp nhàng, từ đó cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chườm ấm bụng là một trong những cách chữa bệnh vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao
Chườm ấm bụng là một trong những cách chữa bệnh vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao

Uống nước gừng tươi

Bạn cho vài lát gừng tươi vào nước sôi, đun khoảng 3 phút rồi chắt nước gừng ra bát. Thêm 1,2 thìa mật ong, hòa tan và uống trong ngày để nhận thấy hiệu quả.

Cách chữa khác là bạn có thể giã nát hoặc thái gừng thành lát, sau đó đắp gừng lên bụng dưới từ 5 – 7 phút. Mục tiêu của cách chữa là sử dụng hơi nóng của gừng để hạn chế tình trạng đau bụng.

Uống ngải cứu trị đau bụng dưới

Một trong những vị thuốc có thể làm giảm đau bụng dưới là ngải cứu. Để chữa bệnh, bạn hãy đun sôi ngải cứu với nước trong 5 – 10 phút rồi chắt ra bát và uống khi thuốc còn nóng.

Massage

Phương pháp can thiệp đơn giản hơn là massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Khi mới bắt đầu, bạn có thể xoa bóp với lực vừa phải xung quanh bụng dưới để làm giãn cơ bụng, bụng nóng ấm, giảm co thắt. Muốn làm tăng hiệu quả của biện pháp, bạn có thể kết hợp với dầu nóng.

Sử dụng thuốc giảm đau chữa đau bụng dưới

Thuốc giảm đau là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp trên không mang tới tác dụng. Tuy vậy đây không phải là phương án được khuyến khích vì nếu người bệnh uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến nhờn thuốc và phát sinh tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau cho hiệu quả tốt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe
Thuốc giảm đau cho hiệu quả tốt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc chưa được kiểm chứng có thể làm tăng mức độ tổn thương và dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Thăm khám tại các cơ sở y tế

Vì đau bụng dưới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nên muốn biết cách điều trị chính xác, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Trường hợp đau bụng kéo dài liên tục trong nhiều giờ dù đã thực hiện các biện pháp giảm đau tại chỗ có thể là dấu hiệu cơ thể đang quá sức chịu đựng. Lúc này, đau bụng có thể là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm.

Lúc này, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán kịp thời. Một số bệnh lý nếu để quá lâu không điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra như xét nghiệm máu, siêu âm bụng, nội soi dạ dày, chụp X – quang… Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Do đó, người bệnh nên trung thực khi khai báo tiền sử bệnh lý và các loại thuốc từng sử dụng.

Một số lưu ý khi bị đau bụng dưới

Những người bị đau bụng dưới thường xuyên nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Việc tập luyện, chú ý thói quen dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế tình trạng đau bụng dưới. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú trọng đến rau xanh, hoa quả tươi trong các bữa ăn
  • Hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, các món lạnh
  • Không dung nạp vào cơ thể các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Chú ý không mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức. Thay vào đó, người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe
  • Thực hiện lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Thăm khám chuyên khoa để kịp thời phát hiện bệnh lý nếu có. Thực hiện các biện pháp khắc phục bệnh, phòng ngừa tái phát theo chỉ định của bác sĩ.
Một chế độ dinh dưỡn hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh tốt hơn
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh tốt hơn

Nhiều người thường xem nhẹ đau bụng dưới và cho rằng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Thực tế, tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều vấn đề về sức khỏe, do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nếu chưa gần ngày hành kinh và các cơn đau diễn ra thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?