Đau bụng dưới rốn: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ

Đau bụng dưới rốn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tại cơ quan sinh dục, hệ thống tiêu hóa hoặc đường tiết niệu. Khi bị đau bụng dưới rốn, người bệnh không nên chủ quan vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đau bụng dưới rốn cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng đau bụng dưới rốn xuất hiện ở cả phái nam và phái nữ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng tại cơ quan nội tạng hoặc liên quan tới khu vực xương chậu.
Người bệnh không nên coi thường hiện tượng này vì nó có thể cảnh báo những bệnh lý sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tên gọi khác của bệnh lý là viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân hình thành là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây tiểu mạnh, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Hơn 50% phái nữ trải qua triệu chứng viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời nhưng khoảng 20 – 30% trường hợp bị tái phát.

Đau bụng dưới rốn có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau bụng dưới rốn có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như vùng viêm nhiễm. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý gồm:

  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng dưới rốn
  • Nước tiểu có máu, màu đục, mùi khó ngửi
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau bộ phận sinh dục khi đi tiểu
  • Nôn và buồn nôn
  • Đau bụng hoặc đau cơ

Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tự khỏi nhưng thông thường, hiện tượng này có thể được điều trị bằng một đợt trị liệu kháng sinh ngắn.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là một rối loạn tiêu hóa lâu dài có thể gây đau vùng bụng dưới rốn mãn tính. Bên cạnh đau bụng dưới rốn, hội chứng ruột kích thích còn có các triệu chứng sau:

  • Thói quen đại tiện bị ảnh hưởng
  • Bị chuột rút dữ dội nhưng có thể được cải thiện sau khi đại tiện
  • Cảm thấy ruột chưa được làm sạch dù đã đi đại tiện
  • Thường xuyên thả khí, đầy hơi
  • Sưng, đầy bụng

Mỗi đối tượng sẽ có một dấu hiệu nhận biết bệnh lý khác nhau. Mặt khác, triệu chứng này còn dễ nhầm thành căn bệnh nào đó và cản trở công tác điều trị.

Viêm ruột thừa

Khi bị viêm nhiễm, ruột thừa có thể bị sưng, viêm và tạo thành mủ. Lúc này, cơn đau lan khắp bụng nhưng tập trung chủ yếu ở vùng bụng dưới rốn nằm bên phải.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý gồm: đau khi hắt hơi, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, táo bón, ăn không ngon.
Đây là tình trạng khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức, nhất là khi bệnh nhân bị sốt, nôn mửa. Nếu bạn nghi ngờ đang bị viêm, hãy sớm đến bệnh viện để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh lây qua đường tình dục

Đau bụng dưới rốn có thể cảnh báo bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu,… Ngoài cơn đau, phái nữ còn bị đau khi đi tiểu, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, tiết ra khí hư màu vàng, xanh, có mủ. Trong khi đó, phái nam sẽ gặp phải tình trạng đau ở dương vật, xuất tinh đau, xuất hiện dịch bất thường tại đầu dương vật.

Vì những bệnh lý lây qua đường tình dục có thể phát sinh biến chứng nên người bệnh cần sớm đi thăm khám. Đây là một trong những hoạt động giúp bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu hình thành khi muối, khoáng chất, canxi tích tụ trong nước tiểu. Khoáng chất này có thể tụ lại và kết tinh thành sỏi tiết niệu với nhiều bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang

Khi sỏi cố gắng vượt qua đường tiết niệu để ra khỏi cơ thể sẽ hình thành cơn đau ở lưng dưới và vùng bụng dưới rốn.
Bác sĩ có thể đưa ra cách điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc phá vỡ sỏi. Nếu viên sỏi lớn, chuyên gia có thể đề nghị biện pháp phẫu thuật.

Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ

Một số dấu hiệu đau bụng dưới rốn ở chị em phụ nữ là biểu hiện của:

Giai đoạn rụng trứng ở phụ nữ

Chị em có thể nhận biết giai đoạn rụng trứng khi cơn đau bụng xuất hiện ở một bên cơ thể giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Trong quá trình trứng rụng, buồng trứng sẽ giải phóng trứng và các chất lỏng khác. Trứng đi vào ống dẫn trứng và tử cung. Chất lỏng do buồng trứng tiết ra lan rộng ở xương chậu, đôi khi có thể kích thích xương chậu và gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.

Phái nữ trong thời kỳ rụng trứng có thể bị đau bụng dưới rốn
Phái nữ trong thời kỳ rụng trứng có thể bị đau bụng dưới rốn

Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ và lan rộng sang hai bên cơ thể. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào số lượng trứng được buồng trứng giải phóng.

Viêm vùng chậu

Đây là bệnh nhiễm trùng nằm trong tử cung và có thể gây tổn thương các mô xung quanh. Bệnh lý này sẽ phát sinh khi vi khuẩn từ cổ tử cung hoặc âm đạo xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia, bệnh viêm vùng chậu là biến chứng của bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Ngoài các cơn đau vùng chậu, bệnh nhân còn có thể bị ra máu giữa chu kỳ hoặc ra khí hư nhiều bất thường.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang có thể xuất hiện liên tục và tái phát thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân. Đó gọi là viêm bàng quang kẽ. Nó có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục. Mục tiêu của quá trình điều trị là cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Bệnh lý này có thể gia tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ. Thống kê cho thấy, cứ 8 người mắc sẽ có 1 người gặp khó khăn khi thụ thai. Vì vậy, nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Nhưng sẹo tại đường sinh sản khó có thể điều trị bằng kháng sinh, vì vậy, bạn nên chữa bệnh từ sớm.

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng xảy ra khi phôi thai bám vào bất kỳ vị trí nào nằm ở ngoài tử cung. Chúng bắt đầu phát triển và gây ra các cơn đau dữ dội ở dưới rốn hoặc xương chậu.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dưới rốn

Khi nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài tử cung sẽ hình thành các cơn đau dai dẳng. Đợi đến khi chu kỳ kinh bắt đầu, mô nội mạc phản ứng với các thay đổi nội tiết và có thể gây xuất huyết âm đạo. Nhưng máu và chất dịch không thể thoát ra khỏi vùng kín dẫn đến viêm, đau tại xương chậu.

Cơn đau lạc nội mạc có thể bị từ nhẹ đến nặng và gây khó khăn cho những phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, người bệnh muốn hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì cần sớm đến bệnh viện để được hỗ trợ.

U nang buồng trứng

U nang có thể xuất hiện khi buồng trứng không giải phóng trứng. Nang trứng không mở ra hoàn toàn, bị tắc và tích tụ chất lỏng. Từ đó bắt đầu hình thành khối u với triệu chứng đầy hơi hoặc xuất hiện cơn đau bụng trên rốn.

Ở một số trường hợp, u nang buồng trứng có thể tự biến mất. Nhưng đôi khi tình trạng này còn gây chảy máu, vỡ, đau nhói vùng chậu.

Sẹo vùng chậu

Tình trạng này làm kết dính mô sẹo và gây đau bụng dưới rốn do cơ thể phải thay đổi để thích nghi với sự kết dính. Nguyên nhân gây mô sẹo có thể do nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung hoặc một số vấn đề khác.

Sẹo vùng chậu nhiều khả năng phải phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để làm giảm độ bám dính và hạn chế các rủi ro.

U xơ tử cung ở phụ nữ

Tình trạng này sẽ hình thành khối u ở các mô sợi nằm trong tử cung. Dù trong hầu hết các trường hợp, khối u không dẫn đến ung thư sẽ gây ra tình trạng:

  • Đau bụng dưới rốn
  • Rong kinh
  • Đau bụng kinh dữ dội hoặc biến chứng kinh nguyệt

Nhiều trường hợp bị u xơ không cần điều trị nhưng khi triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Đau bụng kinh

Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% phụ nữ trong thời kỳ hành kinh bị đau bụng. Cơn đau thường xảy ra một ngày trước khi ngày hành kinh bắt đầu. Lý do là vì tử cung co lại, bắt đầu loại bỏ lớp niêm mạc để tạo thành kinh nguyệt.

Mức độ đau nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào thể trạng từng người, nhưng cơn đau có thể co thắt từng đợt hoặc đau nhói liên tục. Chị em muốn cải thiện tình trạng này cần dùng miếng đệm chườm ấm hoặc nhóm thuốc giảm đau không kê đơn, đây là cách giảm đau bụng kinh đem lại hiệu quả cao. Những trường hợp quá nặng nên đến gặp bác sĩ.

Đau bụng dưới rốn ở nam giới

Tình trạng đau bụng dưới rốn ở nam giới đa số đều liên quan đến cơ quan sinh dục. Những bệnh lý ở phái nam có triệu chứng này gồm:

Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Tuyến tiền liệt tạo ra chất lỏng của tinh dịch. Đây là tình trạng viêm nhiễm nhỏ tại hệ thống sinh sản của phái nam và gồm các trường hợp như:

  • Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn cấp tính

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tuyến tiền liệt bị nhiễm vi khuẩn. Hại khuẩn lây lan qua niệu đạo, xương chậu và gây đau bụng dưới háng, rốn, lưng dưới. Tình trạng này cũng có thể gây khó chịu ở tinh hoàn, dương vật.

Các triệu chứng đi kèm gồm: sốt, ớn lạnh, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, buồn nôn, khó tiểu, đi tiểu thường xuyên, tắc nghẽn đường tiểu, nước tiểu yếu, rối loạn giấc ngủ, thấy đau khi xuất tinh.

Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý phái nữ dễ gặp phải
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý phái nữ dễ gặp phải

Nhiễm trùng vi khuẩn ở tuyến tiền liệt ngày càng trở nên nghiêm trọng khi không có biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

  • Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian dài và làm xuất hiện các cơn đau bụng mãn tính. Bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân gây viêm không do vi khuẩn nên cách điều trị chủ yếu vẫn là cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

  • Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mãn tính

Đây là hiện tượng nhiễm trùng định kỳ. Triệu chứng tương tự tình trạng viêm cấp tính nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn. Quá trình chữa bệnh có thể bao gồm kháng sinh hoặc phẫu thuật.

  • Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng

Ở trường hợp này, nam giới không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ phát hiện được bệnh lý khi xét nghiệm máu và nhận thấy số lượng tế bào bạch cầu cao hơn.

Hẹp niệu đạo

Hiện tượng này xảy ra khi niệu đạo bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Bệnh khiến nước tiểu khó di chuyển khỏi cơ thể và gây ra các cơn đau bụng dưới rốn. Những triệu chứng cảnh báo bệnh lý gồm: đau khi đi tiểu, tiểu khó, rỉ nước tiểu, máu lẫn ở nước tiểu hoặc tinh dịch, bàng quang bị mất kiểm soát

Thoát vị bẹn gây đau bụng dưới rốn

Đây là tình trạng phổ biến, có thể hình thành khối phình và cơn đau bụng dưới rốn hoặc tại háng. Tình trạng này xảy ra khi mô hoặc ruột bị đẩy lên thông qua một điểm yếu ở cơ bắp. Hoạt động nâng đỡ đồ vật hoặc cười, ho đều có thể làm hiện tượng này trở nên nghiêm trọng.

Theo thống kê, có tới 50% phái nam bị thoát vị bẹn, đặc biệt khi lão hóa khiến cơ bắp trở nên yếu dần. Do đó, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để cải thiện thoát vị bẹn.

Có khoảng 50% nam giới bị thoát vị bẹn
Có khoảng 50% nam giới bị thoát vị bẹn

Tăng sản tuyến tiền liệt gây đau bụng dưới rốn

Đây là hiện tượng mở rộng tuyến tiền liệt khiến chúng ấn vào niệu đạo. Nó có thể gây ra các cơn đau và khiến nam giới gặp khó khăn khi đi tiểu. Bệnh phát triển làm các cơ bàng quang bị suy yếu, đồng thời triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính xuất hiện phổ biến ở phái mạnh hơn 50 tuổi. Cách chữa bệnh phổ biến là điều trị nội khoa, thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật ngoại khoa.

Khi nào bị đau bụng dưới rốn cần đến bệnh viện

Ở một số đối tượng, triệu chứng đau bụng dưới rốn không cần điều trị y tế. Nhưng nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc hình thành bởi một số nguyên nhân khách quan, người bệnh cần được điều trị khẩn cấp. Đa số các trường hợp đau bụng dưới không rõ nguyên nhân nên trực tiếp đến các cơ sở y tế thay vì khắc phục tại nhà.

Cụ thể, phái nữ nên đến bệnh viện khi xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dội tại tử cung, buồng trứng hoặc xuất huyết âm đạo. Trong khi đó, ở phái nam sẽ là tình trạng kéo dài cơn đau, đau dương vật, tinh hoàn.

Mặt khác, khi bệnh nhân gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, buồn nôn, nôn, ớn lạnh cũng cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu cơn đau thuộc mức nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt
Nếu cơn đau thuộc mức nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt

Triệu chứng đau bụng dưới rốn có thể liên quan đến bệnh lý về tiêu hóa hoặc sinh sản. Nếu người bệnh thờ ơ còn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, tất cả mọi người không nên chủ quan mà cần sớm đi khám để bảo vệ sức khỏe.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?