Da mặt bị đỏ rát và ngứa phải làm sao? – Chuyên gia giải đáp

Da mặt có thể xếp vào nhóm vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể con người. Vùng da này rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Một trong những bệnh lý về da dễ mắc phải nhất đó là da mặt bị đỏ rát và ngứa ngáy khó chịu. 

Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị đỏ và ngứa. Trong đó phải kể đến các thủ phạm chủ yếu gây bệnh sau:

Do dị ứng với thời tiết

Thời tiết thay đổi, chuyển mùa, giao mùa là điều kiện thuận lợi nhất cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bởi vậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hay ngược lại rất dễ khiến cho da mặt bị rát ngứa

Nhiệt độ môi trường thay đổi quá nhanh khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nhưng cơ thể không kịp phản ứng. Từ đó gây nên tình trạng mặt bị đỏ rát kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Da mặt bị đỏ rát kèm ngứa do dị ứng thực phẩm

Trên thế giới có đến hơn 10% dân số mắc các bệnh dị ứng với thực phẩm. Những thực phẩm thường gây dị ứng nhất đó là đậu phộng, đậu nành, sữa, hải sản,… Những loại thực phẩm này vô tình được sử dụng sẽ khiến người bệnh bị rơi vào tình trạng da mặt đỏ rát và ngứa. 

Dị ứng thực phẩm gây ngứa rát, mẩn đỏ ở cả da mặt và toàn thân
Dị ứng thực phẩm gây ngứa rát, mẩn đỏ ở cả da mặt và toàn thân

Ngoài ra còn có một số trường hợp khác là do sử dụng hai loại đồ ăn có chất kỵ nhau cùng một lúc. Những cơn ngứa rát, mẩn đỏ khó chịu khi đó không chỉ xuất hiện ở da mặt mà còn có thể xuất hiện ở cả tay, chân hay toàn bộ cơ thể.

Do dị ứng với mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Trong thời đại ưu tiên chăm sóc sắc đẹp như hiện nay, mỹ phẩm gần như là vật bất ly thân với nhiều chị em phụ nữ. Vì vậy, dị ứng da mặt do dùng mỹ phẩm là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng da mặt đỏ rát ngứa. Và chị em phụ nữ cũng là đối tượng dễ mắc phải nhất. 

Những loại mỹ phẩm có chứa một số thành phần không hợp với cơ địa của người sử dụng rất dễ gây kích ứng da. Ngứa và đỏ rát chính là phản ứng của cơ thể để bảo vệ da dưới các tác nhân gây hại. Vì thế, lựa chọn các hãng mỹ phẩm sao cho phù hợp với cơ địa là việc làm rất cần thiết.

Mặt khác, khi sử dụng mỹ phẩm nhưng tẩy trang không kỹ, chăm sóc không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng này.

Da mặt bị đỏ và ngứa do mắc phải một số bệnh lý về da

Tình trạng đỏ rát và ngứa trên da mặt và toàn thân cũng là biểu hiện của một số bệnh lý da liễu như: phát ban, viêm da dị ứng, nấm da, mề đay, nổi mụn nước,… Khi cơ thể mắc phải các bệnh này, người bệnh thường ngứa ngáy khó chịu nên rất hay gãi. Lực gãi quá lớn sẽ khiến cho làn da bị xước, tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn dễ xâm nhập và làm hại đến làn da khiến da sưng, đỏ, rát.

Do mắc một số bệnh lý trong cơ thể

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng da mặt đỏ ngứa rát có thể do cơ thể đang gặp phải một số vấn đề bên trong cơ thể. Chẳng hạn như vấn đề về thận, gan.

Lúc này, chức năng của các cơ quan nội tạng bị yếu đi, quá trình vận hành chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc hại cũng bị kìm hãm. Từ đó, các độc tố trong cơ thể tích tụ dần tạo thành các vết mụn nhọt gây ngứa ngáy da mặt.

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh và từ đó tìm ra được các biện pháp khắc phục thích hợp nhất cho làn da của mình.

Các cách điều trị khi da mặt bị đỏ rát và ngứa

Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa rát mà có những biện pháp cải thiện da phù hợp. Nếu người bệnh chưa biết da mặt bị đỏ rát phải làm sao thì hãy tham khảo một biện pháp hữu ích để làm giảm các triệu chứng trên da dưới đây:

Sử dụng nước muối sinh lý giảm ngứa rát mặt

Nước muối được coi là khắc tinh của các tác nhân gây bệnh ngoài da, nhất là với vi khuẩn gây ngứa, rát da mặt. Bởi vậy, thay vì sử dụng các loại sữa rửa mặt, nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da mặt. 

Nước muối được coi là khắc tinh của các tác nhân gây bệnh ngoài da
Nước muối được coi là khắc tinh của các tác nhân gây bệnh ngoài da

Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý với nồng độ muối 0,9% mua tại các quầy thuốc hoặc tự pha chế theo tỉ lệ 1 lít nước 9 gram muối trắng biển. 
  • Mỗi ngày tiến hành rửa mặt bằng nước muối sinh lý 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mặt, ngoài công dụng giảm thiểu tối đa tình trạng đỏ rát và ngứa khó chịu, này còn giúp da kháng khuẩn, kháng viêm; giúp da khỏe mạnh hơn.

Sử dụng các mẹo chữa trị da mặt bị đỏ rát và ngứa bằng thảo dược thiên nhiên 

Với các loại nguyên liệu tự nhiên dễ dàng tìm kiếm, người bệnh có thể dễ dàng đánh bay các triệu chứng da mặt hay bị ngứa đỏ ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

Mặt nạ dưa leo

Đã từ rất lâu, dưa leo đã được sử dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp da. Trong dưa leo có hơn 70% là nước nên có tác dụng cấp nước dưỡng ẩm rất tốt. Đồng thời, các khoáng chất trong loại quả này cũng giúp tiêu biến các vết ngứa, đỏ rát nhanh chóng mà không gây kích ứng khác với da mặt. 

Cách thực hiện mặt nạ dưa leo vô cùng dễ dàng như sau:

  • Chuẩn bị: 1 quả dưa leo/ dưa chuột tươi
  • Cách thực hiện: Đem dưa leo/ dưa chuột rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn rồi thái thành từng lát theo chiều ngang thành các khoanh tròn càng mỏng càng tốt. Vệ sinh da mặt sạch sẽ và dùng khăn bông rau ráo nước trước khi đắp mặt nạ dưa leo lên da. Đắp từng lát dưa lên toàn bộ da mặt và nằm thư giãn từ 15 – 20 phút rồi vệ sinh mặt lại với nước ấm.

Dùng sữa chua không đường và mật ong trị da mặt bị đỏ rát và ngứa

Mật ong và sữa chua không đường không còn là loại thực phẩm chăm sóc da xa lạ với mỗi chúng ta. Ngoài tác dụng làm da căng bóng, trắng sáng và mịn màng hơn, sử dụng hỗn hợp này cũng giúp da mặt đỏ ngứa nhanh chóng phục hồi.

Măn nạ mật ong và sữa chua không đường làm da căng bóng, trắng sáng và mịn màng hơ
Măn nạ mật ong và sữa chua không đường làm da căng bóng, trắng sáng và mịn màng hơ

Tiến hành dùng sữa chua không đường và mật ong trị da mặt bị đỏ rát và ngứa như sau:

  • Chuẩn bị: 2 muỗng sữa chua không đường và 1 muỗng mật ong nguyên chất
  • Cách thực hiện: Cho sữa chua không đường cùng với mật ong nguyên chất vào trong một chén nhỏ rồi trộn đều. Trước khi tiến hành thoa hỗn hợp đã trộn lên da mặt, nên rửa mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn bông. Thoa đều hỗn hợp lên da mặt một lớp mỏng rồi nằm thư giãn từ 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch.

Mặt nạ yến mạch

Cũng có tác dụng làm đẹp da và chăm sóc làn da bị tổn thương rất hiệu quả đó là sử dụng bột yến mạch. Dùng bột yến mạch khi da mặt bị đỏ rát, các vết thương do viêm nhiễm sẽ nhanh chóng được làm sạch và phục hồi tái tạo lại các lớp da mới chắc khỏe, hồng hào hơn.

Thực hiện làm mặt nạ bột yến mạch cho da mặt ngứa rát theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 – 2 thìa bột yến mạch, dụng cụ trộn mặt nạ
  • Cách tiến hành: Vệ sinh da mặt sạch với nước ấm và lau khô mặt bằng khăn mềm. Cho bột yến mạch vào dụng cụ trộn mặt nạ, thêm một chút nước ấm rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp lên vùng bị kích ứng hoặc toàn mặt một lớp mỏng (tránh đắp vào vùng quanh mắt và môi). Nằm thư giãn 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh giúp da săn chắc.

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị da mặt đỏ rát và ngứa ngáy

Điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa thông thường các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc ở dạng uống hoặc dạng bôi hoặc dùng kết hợp cả hai dạng thuốc. Để giảm tình trạng da bị ngứa rát, người bệnh có thể dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc uống: Một số loại thuốc kháng histamin thường dùng để hồi phục tình trạng da bị ngứa và rát như Chlorpheniramin, Promethazin, Acrivastin,… Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại thuốc khác nếu đi kèm biến chứng viêm da mặt như: thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid,…
  • Thuốc bôi, kem bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi hydrocortisone hoặc kem bôi có chứa thành phần kháng histamin như: Gentrisone, Kedermfa, Calamine,… thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng khi da mặt bị đỏ rát và ngứa.

Những điều cần chú ý khi điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa

Để cải thiện các triệu chứng da mặt bị ngứa và rát, người bệnh cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Khi dùng thuốc Tây: Không tự ý sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian khuyến cáo sử dụng và không được tự ý tăng liều khi chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ.
  • Khi điều trị với các mẹo tại nhà: Các loại mặt nạ được bào chế từ các thảo dược tự nhiên chỉ là liệu pháp dân gian và có hiệu quả với một số trường hợp còn ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn “chớm nở”. Những trường hợp bệnh lý đã trở nặng thì các mẹo này dường như không mang lại hiệu quả. 
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể bởi nước không chỉ giúp cho da căng bóng, chắc khỏe mà còn giúp xoa dịu tình trạng da mặt rát ngứa.
  • Tăng cường nhiều vitamin có trong các thực phẩm như: rau xanh, củ quả tươi, trái cây tươi, thịt, sữa, ngũ cốc,…
Dùng hoa quả tươi giúp cải thiện các triệu chứng da mặt bị ngứa và rát
Dùng hoa quả tươi giúp cải thiện các triệu chứng da mặt bị ngứa và rát
  • Xây dựng và rèn luyện chế độ sinh hoạt hợp lý: Vận động cơ thể đều đặn với các bài thể dụng bổ trợ, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài và làm sạch da mặt trước khi đi ngủ, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya,…
  • Với người bị ngứa rát mặt do dị ứng thực phẩm cần ngừng ngay việc ăn các thực phẩm đó, tránh xa các tác nhân dị ứng khác như phấn hoa, khói bụi. 
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, ổn định, tránh quá căng thẳng, stress làm ảnh hưởng sức khỏe làn da.

Hy vọng với những thông tin từ bài viết này, người bệnh sẽ không còn lo lắng khi da mặt bị đỏ rát và ngứa. Đồng thời hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và có những hướng khắc phục và điều trị phù hợp cho bản thân. Chúc các bạn sớm có được một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

4.7/5 - (13 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?