Các Cách Chữa Viêm Phế Quản Ở Người Lớn Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn có thể sử dụng nhiều phương pháp như dùng thuốc tây, đông y, thuốc nam. Tùy thuộc vào mức độ nặng và thể trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đề xuất các phác đồ điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và cụ thể về cách chẩn đoán và các phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính phù hợp với người lớn.

Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở người lớn, người cao tuổi

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc ống phế quản, gây hiện tượng tắc nghẽn, cản trở không khí lưu thông ra vào phổi. Viêm phế quản được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây cảm lạnh hoặc cúm gây ra. Bệnh thường diễn tiến nhanh, đột ngột, có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần dùng thuốc.

Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính thường diễn biến âm thầm theo thời gian chứ không phải đột ngột xuất hiện. Các triệu chứng thường tái phát nhiều lần trong năm, kéo dài từ vài ngày, vài tháng đến vài năm. Bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian, dẫn tới khó thở, ho nhiều, khạc đờm ngày càng nặng.

Một số triệu chứng điển hình giúp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở người lớn
Một số triệu chứng điển hình giúp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Viêm phế quản mạn tính có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở, khạc đờm. Tính chất cơn ho, màu sắc đờm và mức độ khó thở có thể giúp bác sĩ phân loại thể bệnh viêm phế quản của người lớn. Bao gồm: Viêm phế quản mãn tính thể đơn thuần, thể tắc nghẽn và thể nhầy mủ.  

Các triệu chứng bệnh phải xuất hiện thường xuyên 3 tháng trong 1 năm và kéo dài ít nhất 2 năm liên tục. Để chắc chắn kết quả, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm như:

  • X quang tim phổi
  • Cấy đờm và xét nghiệm tìm vi khuẩn
  • Xét nghiệm chức năng phổi
  • Chụp CT

Các phương pháp chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Mục đích của việc điều trị viêm phế quản mãn tính là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm mục đích duy trì và hạn chế tái phát tối đa, chưa có tác dụng chữa khỏi bệnh triệt để.

Tùy vào nguyên nhân, thể trạng và mức độ biểu hiện của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề xuất các phương án điều trị khác nhau.

Chữa viêm phế quản bằng thuốc nam tại nhà

Với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có biến chứng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một vài mẹo dân gian chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà như:

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không

Hàm lượng tinh dầu thơm trong lá trầu không chiếm khoảng từ 1 – 3%. Các hoạt chất này có tính kháng sinh mạnh, có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, đông y cho rằng là trầu không có tính ấm, vị cay, quy kinh phế, có tác dụng khu phong, tán hàn, bổ phế rất hiệu quả trong điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

Nước cốt lá trầu không có nhiều tác dụng trong cải thiện triệu chứng viêm phế quản mãn tính
Nước cốt lá trầu không có nhiều tác dụng trong cải thiện triệu chứng viêm phế quản mãn tính

Cách dùng: 

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, để ráo, giã nát
  • Chắt lấy nước cốt rồi hòa thêm một ít nước sôi vừa đủ, khuấy đều
  • Dùng hỗn hợp này uống mỗi ngày 2 lần, sau ăn.

Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được xem một trong những loại “thần dược” của Đông y. Trong rau có chứa nhiều hoạt chất như alkaloid, flavonoid và các hoạt chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm lành các tổn thương niêm mạc phế quản.

Cách dùng: 

  • Rửa sạch một nắm cành và lá cây diếp cá, giã nát, chắt lấy nước cốt
  • Hòa thêm một ít nước sôi vừa đủ, khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày.

Cách chữa bằng mật ong – tỏi

Mật ong có chứa nhiều vitamin, dược chất và khoáng chất giúp kháng viêm, sát khuẩn, chống gốc tự do và làm lành tổn thương niêm mạc phế quản. Người bệnh viêm phế quản mãn tính có thể dùng mật ong ngậm nuốt hằng ngày hoặc kết hợp với tỏi theo cách sau:

  • Chuẩn bị 1 vài củ tỏi, rửa sạch, bóc vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập, nghiền nát
  • Đem hấp cách thủy với mật ong trong khoảng 15 – 20 phút
  • Ngậm nuốt từ từ cả nước và cái ngày đều đặn 2 lần vào sáng và tối
Có nhiều cách sử dụng kết hợp mật ong và tỏi trong điều trị viêm phế quản mãn tính
Có nhiều cách sử dụng kết hợp mật ong và tỏi trong điều trị viêm phế quản mãn tính

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngâm tỏi nguyên tép đã bóc vỏ với mật ong trong khoảng 7 ngày rồi sử dụng hằng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

Bên cạnh các bài thuốc điển hình kể trên, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc từ chanh đào, lá tía tô, cam thảo, gừng tươi, hành tây… Các bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính cho người lớn tại nhà khá hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của bệnh và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thảm ý kiến bác sĩ về cách dùng và thời điểm sử dụng. 

Điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn bằng tây y

Chữa viêm phế quản mãn tính cho người lớn bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện lợi và cho hiệu quả nhanh. Phác đồ dùng thuốc được các bác sĩ cân nhắc dựa trên triệu chứng lâm sàng, thể trạng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng của bênh.

Viêm phế quản mãn tính ở người lớn uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính gồm:

  • Thuốc giảm co thắt phế quản: Thường dùng Theophyllin hoặc thuốc kích thích chọn lọc beta 2 giao cảm như Salbutamol, Salmeterol, Terbutaline… Theophylline giúp thư giãn các cơ trong đường thở, giảm hiện tượng co thắt phế quản, giảm khó thở. Thuốc thường được dùng trong trường hợp khó thở nặng. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: run, đánh trống ngực, buồn nôn, nhức đầu, rối loạn nhịp tim, chuột rút…
  • Corticoid:  Khi dùng thuốc giãn phế quản hoặc theophylline bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid dạng thuốc hít hoặc thuốc viên. Một số loại thuốc như: budesonide, fluticasone, beclomethasone, mometasone… Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tăng nhãn áp, khàn tiếng, suy tuyến thượng thận cấp, sốc phản vệ hoặc ngộ độc toàn thân nếu dùng liều cao, kéo dài.
Các thuốc giãn phế quản dạng khí dung và phun hít thường ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên uống hay tiêm tĩnh mạch
Các thuốc giãn phế quản dạng khí dung và phun hít thường ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên uống hay tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc giảm ho: Có thể dùng Terpin Codein hoặc Dextromethorphan trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức, mất ngủ. Nhóm thuốc này tác động trực tiếp vào thần kinh trung ương, có thể gây nghiện và gây một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, nhịp tim nhanh, ức chế thần kinh trung ương, suy hô hấp…
  • Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng dịch tiết đường hô hấp, dễ tống ra ngoài khi ho. Bao gồm: Carbocysteine, Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Terpin Hydrat, Natri benzoat… Cơ chế hoạt động của thuốc long đờm là làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm. Chính vì vậy, thuốc có thể gây tràn dịch màng phổi và phá hủy lớp nhầy tại niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ dùng trong những đợt cấp có nhiễm khuẩn của bệnh viêm phế quản mãn tính.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác:

  • Liệu pháp oxy: Oxy có nhiều dạng khác nhau, được cung cấp với các thiết bị khác nhau, sử dụng cho những trường hợp khó thở, suy hô hấp…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật giảm thể tích phổi, loại bỏ các mô phổi bị tổn thương có thể được khuyến nghị cho một số bệnh nhân viêm phế quản mãn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Phục hồi chức năng phổi: Bao gồm các hoạt động giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, tập luyện kỹ thuật thở đặc biệt, giúp bỏ hút thuốc, tập thể dục nhẹ nhàng…. phù hợp để cải thiện sức khỏe và sức khỏe của bệnh nhân.

Các chuyên gia khuyến cáo, thuốc tây có hiệu quả nhanh trong cải thiện triệu chứng cấp tính nhưng nếu dùng kéo dài trong điều trị viêm phế quản mãn tính có thể gây nhiều tác dụng phụ. Do vậy, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn điều trị về liều lượng và thời gian của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có y lệnh để tránh bệnh tiến triển nặng hoặc gia tăng các tác dụng không mong muốn trên gan, thận và tim mạch.

Điều trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Đông y

Trong Đông y, viêm phế quản mãn tính được xếp vào phạm vi chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Các tài liệu YHCT cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn là do phong hàn và tà nhiệt. Các yếu tố ngoại tà này xâm nhập vào phế làm phế khí ngưng trệ, tân dịch hao tổn. Xâm nhập vào Tỳ, Thận gây rối loạn chức năng vận hóa và chủ khí của các tạng phủ này. Từ đó gây nên các triệu chứng ngứa họng, ho nhiều, khạc đờm, khó thở.

Nguyên tắc chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn theo Đông y là bổ chính khu tà. Tức là vừa tập trung để bổ tỳ, bổ phế, cổ biếu, bổ can thận, vừa khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc để cải thiện triệu chứng bên ngoài. Điều này giúp điều hòa cơ thể và loại bỏ hoàn toàn căn nguyên, gốc rễ của bệnh, ngăn ngừa tối đa tần số tái phát bệnh. 

Đông y chữa viêm phế quản theo nguyên tắc tác động từ gốc, bổ chính khu tà
Đông y chữa viêm phế quản theo nguyên tắc tác động từ gốc, bổ chính khu tà

Các bài thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn gồm:

Kết hợp 2 bài thuốc Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị:

Bạch truật, phục linh, ý dĩ mỗi vị 16g, đẳng sâm, thương truật, hậu phác, ngưu bàng tử, hạnh nhân mỗi vị 12g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. Ngày uống 1 thang, chia sáng – chiều.

Bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảm:

Bán hạ chế 12g, ma hoàng 8g, quế chi 8g, tế tân 6g, can khương 6g, ngũ vị tử 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Ngày uống 1 thang, chia sáng – chiều.

Những lưu ý trong phòng và điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý diễn biến kéo dài và dễ tái phát. Do vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ chăm sóc điều trị và phòng ngừa hợp lý. Cụ thể:

  • Tuân thủ nghiêm chỉnh về việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt trong thời gian điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà mà không có sự tham vấn của bác sĩ
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Có thể bổ sung nước trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Thường xuyên rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
  • Súc họng và đánh răng sạch sẽ hằng ngày
  • Cách ly với người đang mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, cúm, cảm lạnh
  • Cai thuốc lá và hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Giữ ấm cơ thể
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Xây dựng thói quen ăn uống và lối sống, sinh hoạt lành mạnh
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.

Trên đây là những phương pháp chữa viêm phế quản mãn tính ở người lớn cụ thể và chi tiết được các chuyên gia khuyến cáo. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp chữa bệnh, người bệnh cần thay đổi chế độ sống phù hợp để hạn chế nguy cơ tái phát về sau. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?