Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc như thế nào đúng và hiệu quả?

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc là mẹo chữa được sử dụng từ lâu đời và nhiều người bệnh truyền tai nhau. Vậy sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng có tốt không? Dùng như thế nào cho đúng? Cần lưu ý gì? Tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc có tốt không?

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc được sử dụng từ lâu đời, cách chữa dân gian được nhiều người bệnh truyền tai nhau. Vậy thực chất cách chữa này có tốt không? Cần tìm hiểu rõ về đặc điểm dược tính và công dụng của hạt gấc với sức khỏe và điều trị tình trạng bệnh lý này.

Theo đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong hạt gấc chữa khoảng 55,3% chất béo, 18% tannin, 6% nước, 2.8% xenluloza, 16.6% chất đạm, chất vô cơ, khoáng chất, đường,… Đặc biệt, trong hạt gấc còn có một lượng men invedaxa, photphotoba,… có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng viêm, sưng tấy, hắt hơi, sổ mũi,… của bệnh viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Trong hạt gấc có nhiều thành phần, hoạt chất tốt cho sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, hạt gấc cũng được xếp vào nhóm thảo dược có nhiều công dụng trị bệnh rất tốt. Hạt gấc có màu vàng, vị ngọt, tính ôn được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, mụn nhọt, viêm nhiễm, sưng tấy… Ngoài ra, hạt gấc cũng là thành phần được sử dụng trong các bài thuốc điều trị tình trạng tụ máu, chấn thương, sưng tấy,… cho hiệu quả rất tốt.

Với tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng điều trị bằng hạt gấc có hiệu quả không? – Vấn đề này phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Có không ít trường hợp viêm mũi dị ứng giai đoạn nhẹ, sử dụng bài thuốc chữa bằng hạt gấc có thể đem lại hiệu quả đẩy lùi bệnh khá tốt.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, an toàn người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng. Bởi, nếu lạm dụng cách dùng hạt gấc trị viêm mũi dị ứng hoặc dùng không đúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc đúng, hiệu quả

Để sử dụng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng đúng cách và an toàn, người bệnh cần thực hiện theo phương pháp, quy trình dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 30 – 50 hạt gấc tươi
  • 1 lít rượu trắng
  • Bình ngâm rượu

Cách ngâm rượu hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng:

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc ngâm rượu
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc ngâm rượu
  • Hạt gấc tươi rửa sạch, nướng cháy phần vỏ bên ngoài
  • Giã nhuyễn hạt gấc cả phần vỏ 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bình ngâm, đổ rượu trắng vào ngập hạt gấc bên trong

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và dịch nhày trong mũi
  • Đổ 1 lượng rượu gấc vừa đủ, dùng tăm bông thấm rượu và bôi trực tiếp lên vùng thành mũi
  • Để rượu ngấm trong khoảng 2 phút, sau đó xì hết mũi đặc trong mũi ra ngoài. Thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ ngày tùy vào lượng dịch mũi, liên tiếp trong 3 – 5 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng rượu hạt gấc bôi lên vùng cánh mũi sẽ có cảm giác hơi cay rát bên trong, đây là triệu chứng bình thường không cần quá lo lắng. 
  • Không bôi rượu hạt gấc lên vết thương hở sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Lưu ý khi sử dụng hạt gấc chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc là cách chữa dân gian có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bắt buộc phải nướng hạt gấc trước khi dùng để hạn chế độc tố
Bắt buộc phải nướng hạt gấc trước khi dùng để hạn chế độc tố

Tuy nhiên, để chữa hiệu quả và an toàn người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng như sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng hạt gấc tươi chữa bệnh, phải nướng chín trước khi ngâm rượu để hạn chế những độc tố trong hạt gấc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Liều dùng tối đa 1 ngày khoảng 2 – 4 lần bôi lên vùng mũi, không dùng quá nhiều.
  • Tuyệt đối không được uống rượu hoặc nuốt trực tiếp hạt gấc sẽ gây ngộ độc. Chỉ dùng bôi lên vùng vành mũi ngoài
  • Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc là mẹo dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. 
  • Với những tình trạng bệnh nặng tuyệt đối không lạm dụng cách chữa này, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hiệu quả điều trị bệnh tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người
  • Trường hợp dùng rượu hạt gấc trị viêm mũi dị ứng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng, kích ứng bất thường cần dừng ngay và liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất
  • Không dùng cách chữa này với trẻ nhỏ. Bởi rượu hạt gấc có thể khiến da của bé bị tổn thương.
  • Không sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị bằng dân gian, sẽ dễ gây kích ứng, ảnh hưởng không tốt sức khỏe và tình trạng bệnh.

Theo các chuyên gia: Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc không thể đem lại hiệu quả triệt để, đặc biệt là với những trường hợp bệnh nặng. Người bệnh không thể chữa khỏi bệnh nếu chỉ áp dụng cách chữa này. 

Bên cạnh đó, đây là phương pháp truyền miệng dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học. Vì thế không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe. Thay vào đó, không ít bệnh nhân đã tìm đến bài thuốc đặc trị, có khả năng loại bỏ tận gốc cả triệu chứng lẫn căn nguyên gây bệnh. 

Cùng với quá trình chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và rèn luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ảnh hưởng không tốt của bệnh. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám, điều trị sớm để tránh biến chứng và cho hiệu quả điều trị tốt nhất. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?