Hướng dẫn 3 cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng hiệu quả nhất [Chi tiết]

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng là mẹo dân gian được nhiều người bệnh ưa chuộng. Tuy nhiên không phải cơ địa nào, cách dùng nào cũng cho hiệu quả như nhau. Nhằm tối ưu công dụng bài thuốc và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bài viết sẽ giới thiệu cách sử dụng lá bàng hiệu quả nhất.

Công dụng chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng – Ưu nhược điểm

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng là một trong những phương pháp ứng dụng mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong tự nhiên, ít ai biết rằng loại lá này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm lộ tuyến.

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng là một trong những phương pháp ứng dụng mẹo dân gian được áp dụng phổ biến
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng là một trong những phương pháp ứng dụng mẹo dân gian được áp dụng phổ biến

Theo y học cổ truyền, lá bàng có vị chua, có khả năng ức chế sự hình thành của các loại vi khuẩn, nấm ngứa, tiêu viêm, kể cả khi hoạt động độc lập hoặc kết hợp với những vị thuốc khác.

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định khả năng điều trị viêm lộ tuyến của lá bàng. Tuy nhiên, dựa trên thành phần có thể thấy được sự xuất hiện của một số hoạt chất có lợi cho quá trình chữa bệnh như: Flavonoid, Saponin, Tannin. 

Trên lý thuyết, những chất này có khả năng kháng khuẩn, làm sạch nấm ngứa đối với một số loại như gram (-) e.coli hoặc gram (+) B.subtilis. Ngoài ra không có hiệu quả với tác nhân gây viêm lộ tuyến như Candida, khuẩn kị khí…

Tuy nhiên, để quá trình chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên đặc biệt lưu ý tới một số ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Sử dụng lá bàng điều trị viêm lộ tuyến là giải pháp mang tính an toàn tương đối cao, ít gây tác dụng phụ.
  • Nguyên liệu gần gũi, dễ kiếm và có thể thực hiện ở bất kỳ đâu.
  • Giúp chị em tiết kiệm chi phí điều trị cho việc đi lại và mua thuốc như khi áp dụng các biện pháp khác.
  • Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và cơ địa khác nhau.

Nhược điểm

  • Đa số bài thuốc chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng chỉ mang tính truyền miệng và không có cơ sở khoa học rõ ràng. 
  • Do nguyên liệu sử dụng chủ yếu đều đến từ thiên nhiên nên người bệnh thường không có dược tính cao và không có khả năng thay thế thuốc đặc trị.
  • Phương pháp chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng chỉ có thể sử dụng đối với người bệnh cấp độ 1, không phù hợp khắc phục tổn thương ở mức độ 2 và 3. 
  • Trường hợp viêm âm đạo hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung được chẩn đoán do nấm Candida, khuẩn kị khí sẽ không có hiệu quả khi điều trị bằng lá bàng.
  • Một số trường hợp do vệ sinh nguyên liệu không kỹ lưỡng vẫn có thể xảy ra những phản ứng phụ ngoài ý muốn.

3 cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng lá bàng hiệu quả nhất

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp, lá bàng khi kết hợp với những nguyên liệu khác có thể phát huy tối đa hiệu quả trong điều viêm lộ tuyến. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các bài thuốc phù hợp với thể bệnh và thể trạng của mình. Dưới đây là một số bài thuốc được người bệnh sử dụng phổ biến nhất.

Bài thuốc chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng sắc nước

Trong thành phần của lá bàng có chứa rất nhiều chất kháng viêm, se vết thương. Đồng thời có khả năng loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm ngứa, làm sạch vùng nhạy cảm. Sử dụng đều đặn sẽ giúp người bệnh khắc phục các biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung.

[pr_middle_post]

Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng lá bàng
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng lá bàng

Chuẩn bị: 10 – 15 lá bàng bánh tẻ và muối ăn

Cách thực hiện:

  • Lá bàng đem rửa sạch hết bụi bẩn và tạp chất. Sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút. 
  • Vớt ra và đợi tới khi ráo nước thì đem cắt nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước và 1 thìa muối ăn.
  • Khi phần nước đã chuyển sang màu vàng nhạt có thể vớt ra, pha thêm cho vừa đủ độ ấm. 
  • Dùng ngâm vùng kín cho tới khi nguội hoặc dùng nước lá bàng để vệ sinh “cô bé”.

Hướng dẫn bài thuốc xông hơi chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng

Khác với phương pháp ngâm rửa thông thường, khi xông hơi sẽ giúp lượng tinh dầu và dược tính theo hơi nóng đi vào sâu bên trong. Nhờ đó, phương pháp này có tác dụng triệt để hơn trong việc khắc phục các tổn thương do tế bào lộ tuyến; khắc phục nhược điểm của phương pháp rửa nước lá bàng.

Chuẩn bị: 10 – 15 là bàng bánh tẻ không quá non hoặc quá già

Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu sau khi hái về nên rửa thật sạch, ngâm với nước muối.
  • Có thể thái nhỏ hoặc vò nát để kích thích tinh dầu ra nhiều trong khi đun.
  • Cho lá vào nồi và đun cùng với 2 lít nước. Chờ trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu. 
  • Lúc nước đang nóng có thể ngồi lên để xông hơi. Lưu ý nên ngồi ở khoảng cách vừa phải để tránh gây bỏng. 
  • Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/tuần.

Kết hợp lá bàng và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để tăng cường hiệu quả của bài thuốc điều trị viêm lộ tuyến bằng lá bàng, người bệnh có thể kết hợp với muối. Phương pháp này sẽ nâng cao hiệu quả làm sạch vùng kín, kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Kết hợp lá bàng và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Kết hợp lá bàng và muối điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chuẩn bị: 7 – 10 lá bàng, 2 thìa muối ăn

Cách thực hiện:

  • Lá bàng sau khi rửa sạch đem đun sôi cùng 1 lít nước. Sau khi nước đã sôi khoảng 15 phút có thể cho 2 thìa muối vào và khuấy đều. 
  • Khi đảm bảo muối đã tan hoàn toàn, vớt phần bã lá bỏ đi. Phần nước còn lại dùng để rửa sạch vùng kín. 
  • Trong quá trình thực hiện nên tránh thụt rửa quá sâu, chỉ nên vệ sinh bên ngoài.

Lưu ý giúp chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng hiệu quả nhất

Để quá trình áp dụng đạt hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý một số lưu ý quan trọng như sau:

Áp dụng phương pháp cần một số lưu ý nhất định
Áp dụng phương pháp cần một số lưu ý nhất định
  • Phương pháp chỉ phù hợp sử dụng cho người bệnh mắc viêm lộ tuyến mới khởi phát, hạn chế áp dụng cho người có mức độ tổn thương cổ tử cung mức độ 2, 3.
  • Khi quyết định điều trị cho đối tượng bà bầu mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Không nên áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khác nhau như Đông – Tây y  kết hợp…
  • Chú ý các bước làm sạch nguyên liệu, nên ngâm với nước muối loãng trước khi tiến hành sử dụng.
  • Trong suốt quá trình điều trị nên kết hợp với lối sống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và làm sạch vùng kín đúng cách, quan hệ tình dục lành mạnh. Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng tới kết quả phục hồi.
  • Tùy theo cơ địa mỗi người, các bài thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị khác nhau và yêu cầu thời gian sử dụng kéo dài ít nhất 1 tháng. Chính vì vậy, không nên vì tâm lý nóng vội mà tự ý gia tăng liệu trình hoặc ngừng sử dụng giữa chừng.
  • Trong quá trình sử dụng nước lá bàng điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, cần hạn chế thụt rửa quá sâu. Điều này có thể gián tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
  • Lựa chọn đồ lót thấm hút tốt và thoải mái. Tiến hành thay mới mỗi 6 tháng một lần.
  • Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động dừng sử dụng bài thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Tránh ủ bệnh hoặc chủ quan có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những bài thuốc chữa viêm lộ tuyến bằng lá bàng hiệu quả và phổ biến nhất. Hy vọng rằng qua kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả bỏ túi thêm nhiều sự lựa chọn trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh này.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?