7 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Trầu Không An Toàn, Hiệu Quả

Việc sử dụng lá trầu không để chữa viêm họng là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng nhất hiện nay. Các bài thuốc từ lá trầu không không chỉ có chi phí rẻ mà còn đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp chữa trị bằng lá trầu không đều mang lại hiệu quả cao. Để tìm hiểu cách chữa bệnh một cách hiệu quả nhất, mời quý độc giả đọc tiếp bài viết dưới đây.

Tại sao lá trầu không chữa được viêm họng?

Lá trầu không là một trong những cây thuốc được cả YHHĐ và YHCT ứng dụng nhiều nhất trong chữa bệnh. Các nhà khoa học đã nhiều lần chứng minh về dược tính của lá trầu không. Trong đó nổi bật nhất là khả năng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm phù hợp để chữa các bệnh nhiễm trùng và viêm đường hô hấp như viêm họng

Lá trầu không sở hữu nhiều vitamin và các axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, tác dụng kháng sinh của lá trầu không biểu hiện rõ nhất ở bảng thành phần hóa học bao gồm các hoạt chất Phenolic như:

Lá trầu không có nhiều hoạt chất sát khuẩn, chống viêm
Lá trầu không có nhiều hoạt chất sát khuẩn, chống viêm
  • Eugenol: Kháng khuẩn và chống loét
  • Tanin: Khử các gốc tự do, chống oxy hóa, kháng viêm
  • Cineol: Làm lỏng chất nhầy đường hô hấp, giảm đau và sưng tấy, chất chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Tất cả các hoạt chất này hầu hết đều có mặt ở trong tinh dầu của lá trầu không. Đồng thời chúng có khả năng kháng được nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn… 

Với YHHĐ, lá trầu không được coi là một “kháng sinh tự nhiên”. Còn với đông y, đây là một vị thuốc quý có nhiều công dụng trong chữa bệnh liên quan đến Phế hư. Theo quan điểm của YHCT, lá trầu không có vị cay nồng, mùi hắc và tính ấm, quy vào các kinh Phế, Vị, Tỳ. 

Tác dụng chủ yếu của lá trầu không là ôn trung hành khí, khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống. Do đó có hiệu quả tốt với chứng bệnh gây sưng viêm, ho có đờm, ngứa họng, đau đầu như viêm họng.

Tham Khảo: 6 Cách Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian Hiệu Quả

7 Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả tốt

Lá trầu không có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp thêm các vị thuốc có tính kháng khuẩn, sát trùng tương tự để tăng hiệu quả chữa viêm họng. Người bệnh có thể tham khảo một vài cách làm đơn giản sau:

Nước cốt lá trầu không chữa viêm họng

Với những người chịu được mùi cay nồng của lá trầu không thì có thể sử dụng ngay nước cốt để uống. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ thích hợp dùng cho người có hệ tiêu hóa tốt. Với trẻ nhỏ thì cha mẹ không nên áp dụng cách này. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy khoảng 8g lá trầu không ngâm với nước muối rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem lá trầu không xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, sau đó lọc phần bã qua rây để thu được nước cốt.
  • Uống nước lá trầu không nguyên chất khoảng 2 lần/ngày sau khi ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt.

Lá trầu không và mật ong trị viêm họng

Mật ong cũng có khả năng kháng viêm nhờ thành phần chủ yếu là đường glucose. Loại đường này có thể chuyển hóa thành hydrogen peroxide và trở thành chất kháng khuẩn tốt. Việc kết hợp lá trầu không với mật ong cũng giúp người bệnh uống thuốc dễ dàng, ngon miệng hơn.

Dùng lá trầu không chữa viêm họng
Dùng lá trầu không chữa viêm họng

Cách thực hiện: 

  • Lấy khoảng 8g lá trầu không ngâm với nước muối rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem lá trầu không xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, sau đó lọc phần bã qua rây để thu được nước cốt.
  • Cho mật ong vừa đủ vào khuấy đều, uống hỗn hợp 2 lần/ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.

Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi do có khả năng gây ngộ độc cho trẻ. Cha mẹ thay thế mật ong bằng đường phèn nếu áp dụng bài thuốc này cho trẻ nhỏ.

Chữa viêm họng bằng lá trầu không và gừng

Trầu không và gừng cùng là các vị thuốc có tính ấm, vị cay và quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ có tác dụng hiệp đồng, tăng gấp đôi hiệu quả điều trị. Ngoài ra, gừng cũng được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên giống như trầu không do có nhiều Gingerol và Cineol.

Cách thực hiện:

  • Lấy 10 lá trầu không ngâm với nước muối rồi rửa sạch và để ráo rồi đem giã nát.
  • Gừng cạo sạch vỏ và thái thành 5 lát mỏng.
  • Đun lá trầu không và gừng trong khoảng 10 phút để tạo thành trà, lọc bỏ bã qua rây.
  • Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp này 2 lần, sau khi ăn khoảng 30 phút.

Cách dùng lá trầu không và hạt củ nén chữa viêm họng

Hạt củ nén hay còn gọi là hành tăm cũng được YHCT ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh cảm cúm, ho có đờm và sát trùng đường hô hấp. Do đó, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với hạt củ nén để trị viêm họng hiệu quả hơn.

Hành tăm, hay củ nén thường xuyên được sử dụng kết hợp với là trầu không để giảm sưng viêm họng
Hành tăm, hay củ nén thường xuyên được sử dụng kết hợp với là trầu không để giảm sưng viêm họng

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 10 lá trầu không và 4 hạt củ nén, sơ chế sạch và đem giã nhuyễn cùng nhau.
  • Sau đó đun cùng 500ml nước trong khoảng 20 phút rồi lọc hỗn hợp bằng rây để thu được nước cốt.
  • Mỗi ngày uống hỗn hợp này 2 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.

Trị viêm họng bằng lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu

Nụ đinh hương có tác dụng sát khuẩn và tiêu sưng viêm. Còn nhục đậu khấu là một vị thuốc giúp hạ khí chỉ ho rất tốt. Người bệnh bị ho nặng có thể kết hợp ba vị thuốc này để gia tăng hiệu quả chữa bệnh.

Cách thực hiện:

  • Thêm một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu vào nồi chứa lá trầu không đã sơ chế sạch.
  • Đem hỗn hợp sắc cùng 500ml nước, khi cạn còn 200ml thì chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày, sau khi ăn. 

Chữa viêm họng bằng lá trầu không và tinh dầu mù tạt

Dầu mù tạt có vị cay, tính ấm, thường được dân gian kết hợp với lá trầu không để mát xa ngực giúp khai thông đường hô hấp. Người bị viêm họng có thể áp dụng bài thuốc này để giảm nhanh triệu chứng ho và ngủ ngon hơn về đêm.

Lá trầu không và dầu mù tạt khi kết hợp với nhau sẽ giúp khai thông phế khí
Lá trầu không và dầu mù tạt khi kết hợp với nhau sẽ giúp khai thông phế khí

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không sau khi sơ chế sạch thì để ráo nước và giã nát.
  • Trộn đều lá trầu không cùng một ít tinh dầu mù tạt và mát xa khắp vùng ngực.
  • Mỗi ngày áp dụng 1-2 lần, sử dụng tốt nhất trước khi đi ngủ.

Chữa viêm họng bằng lá trầu không, húng quế, bạc hà

Trong đông y, húng quế là vị thuốc quy vào Phế, thường dùng để chữa ho do viêm họng, cảm cúm. Còn bạc hà thường được ứng dụng chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu người bệnh bị viêm họng ho có đờm, sổ mũi, đau đầu thì nên kết hợp lá trầu không, húng quế và bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không, bạc hà và một ít bột cùng xay nhuyễn với 200ml nước lọc.
  • Sau đó lọc bỏ hỗn hợp qua rây để thu được nước cốt, có thể cho thêm một ít mật ong để dễ uống.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần/ngày sau khi ăn.

Lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không

Lá trầu không là một vị thuốc không có độc, an toàn dùng cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ dùng trong trường hợp bị viêm họng cấp. Người bệnh không nên lạm dụng lá trầu không để chữa viêm họng mãn tính hoặc viêm họng có mủ. 

Lưu ý khi dùng lá trầu không trị viêm họng
Lưu ý khi dùng lá trầu không trị viêm họng

Ngoài ra, để phát huy hiệu quả của bài thuốc, người bệnh cần chú ý:

  • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm họng như vitamin C, A, E. Chúng có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho họng như đồ chiên rán, đồ dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, khô cứng, chứa nhiều đường…
  • Bảo vệ hệ hô hấp khi thời tiết thay đổi, tránh tiếp xúc với nơi bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi…
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, không khí thoáng mát, nhiệt độ phòng phù hợp trong suốt thời kỳ điều trị bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cổ họng được giữ ẩm, long đờm tốt và hạn chế ho nhiều hơn.

Chữa viêm họng bằng lá rầu là giải pháp an toàn, hiệu quả, tuy nhiên, bài thuốc trên mỗi cơ địa khác nhau, hơn nữa, dược tính của các bài thuốc thấp nên chỉ phù hợp cho các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh. Nếu viêm họng ở giai đoạn mãn tính, việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh thường không mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi đó, muốn chữa dứt điểm, người bệnh cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 
5/5 - (2 bình chọn)
Nguồn tham khảo
 

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?