Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không có hiệu quả? Tìm hiểu ngay

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là phương pháp dân gian đang được nhiều chị em truyền tai nhau. Lá trầu không được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt nhưng liệu nó có phù hợp với những vùng da nhạy cảm của nữ giới? Mời bạn lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia hàng đầu hiện nay.

Tác dụng của lá trầu không trong điều trị viêm âm đạo

Viêm âm đạo một thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ở niêm mạc vùng kín của nữ giới. Căn bệnh này khiến cuộc sống của các chị em gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản sau này.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây Y, Đông Y, chị em cũng có thể tận dụng ngay những thảo dược tự nhiên trong vườn nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Một trong số những thảo dược này là lá trầu không.

Theo các nghiên cứu khoa học, tinh dầu được chiết xuất từ lá trầu không có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn mạnh như song cầu khuẩn, trùng roi, trực trùng Coli, tụ cầu khuẩn, nấm men,…

Lá trầu chữa viêm âm đạo rất hiệu quả
Lá trầu chữa viêm âm đạo rất hiệu quả

Y học cổ truyền cũng công nhận khả năng sát khuẩn mạnh mẽ của loài lá này. Theo đó, lá trầu có tính ấm, vị cay nồng và khả năng sát khuẩn, khử mùi rất tốt. Đồng thời có thể giúp người bệnh tăng cường lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng một cách toàn diện.

Các tác dụng chính của việc chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không bao gồm:

  • Giảm đau: Lá trầu có tác dụng đẩy lùi cơn đau và các triệu chứng sưng, viêm ở vùng kín của nữ giới.
  • Sát khuẩn: Lá không có hàm lượng Polyphenol cao, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Chống nấm: Đặc biệt lá trầu còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại nấm men như Candida – một trong những nguyên nhân chính gây viêm âm đạo.
  • Giảm ngứa: Khi các mầm bệnh được kiểm soát, cảm giác ngứa rát ở âm hộ cũng sẽ thuyên giảm và biến mất theo.

Có thể thấy, lá trầu không mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc điều trị viêm âm đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, đây chỉ là bí quyết được các chị em truyền tai nhau và thường chỉ phù hợp với những trường hợp viêm nhẹ. Do đó, chị em vẫn cần đến các cơ sở thăm khám nếu nhận thấy tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi.

Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa viêm âm đạo

Với tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, lá trầu không có thể giúp chị em làm sạch vùng kín và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Hiện có rất nhiều cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không được chị em truyền tai nhau. Bạn có thể dùng lá trầu để xông, rửa hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như phèn chua, chè xanh, ngải cứu,…

Xông vùng kín với lá trầu không

Một trong những cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không được áp dụng phổ biến nhất là xông hơi vùng kín. Khi tiến hành xông hơi, các tinh chất trong lá trầu sẽ được đưa vào bên trong âm đạo, giúp tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn, vi nấm và mầm bệnh.

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không để chữa viêm âm đạo
Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không để chữa viêm âm đạo

Đồng thời nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và tạo cảm giác thoải mái cho chị em. Mùi hôi khó chịu và các chất dịch nhầy ứ đọng ở âm đạo cũng sẽ được đào thải ra ngoài. Chị em nên tiến hành xông rửa theo các bước sau đây.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu tươi.
  • Thau, chậu có kích thước phù hợp để xông hơi hoặc ghế chuyên dụng.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, sau đó để trên rổ cho ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước.
  • Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi nước đang sôi, đậy vung và đun thêm khoảng 3 – 5 phút nữa trước khi tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau chậu có kích thước phù hợp hoặc sử dụng ghế xông hơi để tiến hành xông vùng kín.
  • Giữ khoảng cách và nhiệt độ hợp lý sao cho vùng da nhạy cảm ở âm đạo không bị bỏng rát, kích ứng.
  • Duy trì trạng thái xông hơi trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để thấy bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Ngâm rửa vùng kín với nước lá trầu không

Nếu không muốn xông hơi, bạn có thể dùng trực tiếp nước lá trầu không để lau rửa vùng kín. Tinh chất từ lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.

Ngâm rửa vùng kín bằng nước lá trầu không chỉ hỗ trợ điều trị viêm âm đạo và các bệnh lý phụ khoa khác, mà còn có tác dụng làm sạch vùng kín sau quan hệ, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 2 nắm lá trầu tươi.
  • Một ít muối sạch.

Các bước thực hiện:

  • Đem lá rửa sạch với nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước và cho lá trầu vừa chuẩn bị vào nồi. Tiếp tục đun với lửa nhỏ liu diu để các tinh chất thấm ra hết sau đó tắt bếp.
  • Hòa thêm một ít nước để hỗn hợp nước lá có nhiệt độ vừa phải.
  • Ngâm rửa vùng kín với nước lá này 1 lần/ngày. Sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn có thể duy trì 2 – 3 lần mỗi tuần để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không và phèn chua

Phèn chua là một dược liệu thường gặp trong các bài thuốc Đông Y trị bệnh ngoài da. Vị thuốc này cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới.

Theo Đông Y, phèn chua có tính ấm, vị chát và hơi chua, có khả năng sát trùng, khử đàm rất hiệu quả. Do đó, khi kết hợp với lá trầu không, hai dược liệu này sẽ giúp bạn tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm sưng và khử mùi cho vùng kín.

Lá trầu kết hợp với phèn chua là cách điều trị viêm âm đạo cực kỳ hiệu quả
Lá trầu kết hợp với phèn chua là cách điều trị viêm âm đạo cực kỳ hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không còn tươi.
  • 1 ít phèn chua.

Cách thực hiện:

  • Cho lá trầu không đã rửa sạch vào nồi, đun sôi đến khi các tinh chất trong lá đã thấm ra ngoài hết.
  • Bỏ phèn chua vào khuấy đều rồi đổ thêm một ít nước mát để hỗn hợp có độ ấm vừa đủ.
  • Dùng nước lá trầu không, phèn chua để ngâm rửa vùng kín trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn mềm lau khô lại sạch sẽ.
  • Áp dụng mẹo chữa viêm âm đạo này 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lá trầu kết hợp gừng tươi để trị viêm âm đạo

Gừng tươi cũng là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Loại củ này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, huyết trắng,… Công dụng của gừng tươi không chỉ được các chị em truyền tai nhau mà đã được nghiên cứu và công nhận bởi nhiều chuyên gia hàng đầu về sức khỏe.

Lá trầu không và gừng tươi có khả năng điều trị các bệnh lý phụ khoa
Lá trầu không và gừng tươi có khả năng điều trị các bệnh lý phụ khoa

Theo các nghiên cứu mới nhất, gừng tươi có chứa nhiều Cineol – một dược chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là những loại nấm men gây viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới. Khi kết hợp với lá trầu không, hai dược liệu sẽ tương tác và bổ sung cho nhau giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi.
  • 1 nắm lá trầu tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị, nạo bỏ vỏ gừng để loại bỏ tối đa bụi bẩn.
  • Sau đó đem gừng cắt thành các lát nhỏ, lá trầu không vò nát.
  • Đổ 1,5 lít nước vào nồi và đun sôi rồi bỏ các nguyên liệu đã sơ chế vào.
  • Tiếp tục đun thêm trong khoảng 3 – 5 phút và tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau và gạn bỏ bã dược liệu, hòa thêm với một ít nước mát để có độ ấm vừa đủ.
  • Dùng loại nước này để ngâm rửa âm đạo hàng ngày và sau khi quan hệ để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không và ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược tự nhiên có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh bao gồm chứng viêm âm đạo ở nữ giới. Loại cây này có khả năng cầm máu, hoạt huyết, khứ hàn và ôn bào cung, phù hợp với những chị em bị ra nhiều huyết trắng, ngứa ngáy vùng kín do viêm âm đạo hoặc thường xuyên bị đau bụng khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt.

Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không và cây ngải cứu
Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không và cây ngải cứu

Kết hợp ngải cứu với lá trầu không chỉ giúp bạn làm sạch niêm mạc, tiêu diệt vi khuẩn mà còn loại bỏ những chất dịch nhờn ứ đọng trong âm đạo, giảm đau bụng kinh. Do đó, bạn nên áp dụng phương pháp này 1 – 2 ngày sau khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt để hoàn toàn làm sạch máu kinh, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tình trạng rong kinh xảy ra.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu tươi.
  • 1 nắm cây ngải cứu tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cả hai loại lá vừa chuẩn bị với nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Vò nắm lá hơi nát rồi bỏ vào nồi chứa 1,2 – 1,5 lít nước.
  • Đun sôi hỗn hợp cho đến khi các tinh chất đã thấm hết ra ngoài, thì tắt bếp.
  • Đổ nước vừa đun ra thau, chậu, pha thêm chút nước mát cho bớt nóng và vứt bỏ bã dược liệu.
  • Dùng loại nước trên để ngâm rửa vùng kín trong 10 – 15 phút mỗi ngày 1 lần.

Xem thêm

12 cách điều trị viêm âm đạo tại nhà siêu hiệu quả, chị em nên bỏ túi

Dùng nước lá trà xanh và trầu không để chữa bệnh

Trà xanh cũng là một thảo dược có tính kháng khuẩn tốt, phù hợp với các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Không những vậy, lá trà còn có hàm lượng Vitamin và khoáng chất dồi dào giúp làm dịu phần niêm mạc bị tổn thương, đồng thời cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo.

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không và trà xanh là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Bạn nên áp dụng ngay theo các bước sau đây:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trà xanh tươi.
  • 1 nắm lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ít lá trà xanh và trầu không đã chuẩn bị với tỷ lệ bằng nhau.
  • Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng trước khi sử dụng.
  • Cho lá vào đun với khoảng 1,5 lít nước rồi đổ ra thau, chậu. Vớt bỏ bã và cho thêm một ít nước mát để làm nguội bớt hỗn hợp.
  • Dùng hỗn hợp nước lá này để ngâm rửa vùng kín mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là phương pháp điều trị tương đối đơn giản, an toàn và lành tính. Nếu bạn kiên trì áp dụng kết hợp với những chỉ dẫn của bác sĩ, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Giữ vùng kín khô thoáng và sạch sẽ để phòng ngừa viêm âm đạo
Giữ vùng kín khô thoáng và sạch sẽ để phòng ngừa viêm âm đạo

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào cách chữa âm đạo bằng lá trầu không hay các thảo dược tự nhiên khác. Bởi những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế các loại thuốc chuyên dụng.
  • Bạn cần đảm bảo các dược liệu phải được sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng để loại bỏ hết các vi khuẩn, vi nấm ký sinh trên lá. Nếu không việc ngâm rửa có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.
  • Không thụt rửa quá sâu khi chữa viêm âm đạo bằng nước lá trầu không. Vì hành động này có thể khiến phần niêm mạc vốn đã nhạy cảm bị tổn thương nhiều hơn.
  • Sau khi hoàn toàn khỏi bệnh, chị em vẫn có thể tiếp tục sử dụng lá trầu không để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên nên duy trì với tần suất ít hơn, khoảng 1 – 3 lần mỗi tuần để không mất thời gian và không làm âm đạo bị khô rát.
  • Trong thời gian chữa trị viêm âm đạo bằng lá trầu không hay bất kỳ phương pháp nào khác, người bệnh nên tuyệt đối kiêng quan hệ, đặc biệt là quan hệ thô bạo. Thói quen này sẽ cản trở quá trình điều trị và có thể khiến bạn tình bị lây nhiễm và mắc bệnh nam khoa.
  • Bạn cũng cần lưu ý chỉ mặc đồ lót khi đã giặt sạch và phơi khô. Nên ưu tiên những sản phẩm có chất liệu mềm, khả năng thấm hút tốt để không khiến “cô bé” bị bí, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, bổ sung những thực phẩm làm tăng khả năng kháng khuẩn từ bên trong như tỏi, mật ong, nghệ,… Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng lại môi trường bên trong âm đạo.
  • Làm việc và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý, không nên thức khuya thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và hệ miễn dịch suy giảm.

Trên đây là những cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không phổ biến nhất hiện nay. Với những phương pháp kể trên, bạn hoàn toàn có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiến triển xấu đi kèm theo biểu hiện sốt, chảy máu âm đạo,… bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để làm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

4.6/5 - (16 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?