“Đánh bay” cơn ngứa nhờ 6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Áp dụng các bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt thường xuyên và đúng cách sẽ cải thiện tốt các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được cách chữa này. Tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn 6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt cùng những lời khuyên từ chuyên gia.

Công dụng của lá lốt trong điều trị bệnh vảy nến

Lá lốt là nguyên liệu rất đỗi quen thuộc trong các món ăn dân gian của Việt Nam. Mọi người thường nhắc đến lá lốt như một gia vị thức ăn mà ít ai để ý đây cũng là một loại thuốc đáng quý.

Lá lốt có vị cay nhẹ, tính ấm, có tác dụng giảm đau, chỉ thống, tán hàn, sát khuẩn, tiêu viêm. Từ lâu, người ta đã biết sử dụng lá lốt để cải thiện các triệu chứng bệnh đau nhức xương khớp, phong thấp, nhức đầu, tê bì chân tay và một số bệnh ngoài da trong đó có bệnh vảy nến.

Lá lốt chữa bệnh vảy nến như thế nào
Lá lốt chữa bệnh vảy nến như thế nào

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá lốt có rất nhiều hợp chất rất có lợi cho bệnh vảy nến như: 

  • Alkaloid: Có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, tiêu sưng, kháng viêm và ức chế quá trình tăng sinh tạo sừng.
  • Benzyl Axetat, beta – caryophylen: Có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da, giảm hiện tượng bong tróc vảy, ngứa ngáy…
  • Vitamin A, C, E: Chống oxy hóa, tái tạo da và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương da.

Nhờ những công dụng này, lá lốt thường được sử dụng với nhiều cách khác nhau để chữa bệnh vảy nến. Hiệu quả của các phương pháp này đã được nhiều người bệnh công nhân và tin tưởng.

Ưu nhược điểm khi chữa vảy nến bằng lá lốt

Cũng như nhiều phương pháp điều trị vảy nến bằng mẹo dân gian khác, chữa vảy nến bằng lá lốt có những ưu nhược điểm nhất định mà người bệnh cần biết.

Ưu điểm:

  • Lá lốt không có độc tính nên rất an toàn cho sức khỏe và có thể sử dụng lâu dài. Điều này rất có lợi cho những người điều trị bệnh vảy nến bởi đây là một căn bệnh ngoài da, dễ tái phát và cần nhiều thời gian để điều trị.
  • Các bài thuốc từ lá lốt dùng để đắp bên ngoài có thể áp dụng cho mọi đối tượng bao gồm cả phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
  • Nguyên liệu chữa bệnh dễ kiếm, rẻ tiền, không tốn kém chi phí.
  • Những cách chữa vảy nến bằng lá lốt rất đơn giản, không mất nhiều thời gian chế biến, người bệnh có thể thực hiện tại nhà vào bất cứ lúc nào rảnh rỗi.

Nhược điểm:

  • Dược tính trong lá lốt không cao nên chỉ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng giúp điều trị bệnh tận gốc.
  • Thời gian điều trị lâu dài, không cho hiệu quả tức thì như thuốc Tây y. Người bệnh cần kiên trì uống thuốc kết hợp với đắp rửa bên ngoài mới có thể mang đến hiệu quả điều trị.
  • Chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh vảy nến ở thể nhẹ.

6 Bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt được nhiều người áp dụng

Để chữa vảy nến bằng lá lốt, bạn có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh sau:

Chữa vảy nến bằng lá lốt từ bài thuốc ngâm rửa

Với phương pháp này, tinh dầu và các hoạt chất khác trong lá lốt sẽ thấm sâu tại vùng da bị vảy nến và cho tác dụng cải thiện triệu chứng, loại bỏ bong tróc, vảy sừng hiệu quả.

Ngâm rửa bằng nước lá lốt để cải thiện triệu chứng ngoài da
Ngâm rửa bằng nước lá lốt để cải thiện triệu chứng ngoài da

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm cành + lá lốt tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút. Vớt ra cắt thành từng khúc ngắn.
  • Cho tất cả nguyên liệu này vào nồi nước đang sôi, đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. 
  • Đổ nước ra thau (chậu) sạch để yên chờ hoặc pha thêm 1 ít nước lạnh cho nhiệt độ nước lá về khoảng 50 – 60 độ, thích hợp cho việc ngâm rửa vùng da bị vảy nến. Nếu diện tích da cần điều trị lớn, bạn có thể dùng nước này để tắm. Nếu bị vảy nến da đầu, có thể lấy nước này để gội đầu.
  • Trong quá trình ngâm rửa, có thể tận dụng bã lá lốt chà xát nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc uống chữa vảy nến bằng lá lốt

Cách thực hiện phương thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt, đem rửa thật sạch, vớt ra để ráo.
  • Bỏ lá lốt vào máy xay, thêm 1 ly nước. Tiến hành xay thật nhuyễn. Nếu không có máy xay có thể dùng cối để giã. 
  • Chắt lấy nước cốt, bỏ bã, uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Nếu chăm chỉ thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần thì chỉ sau 1 tuần, bạn có thể nhận thấy những tín hiệu cải thiện triệu chứng vảy nến rõ rệt.

Bài thuốc đắp chữa lá lốt

Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi và một ít muối hột

Khi đắp, các hoạt chất từ là lốt sẽ thấm sâu vào vào vùng da bị bệnh
Khi đắp, các hoạt chất từ là lốt sẽ thấm sâu vào vào vùng da bị bệnh

Cách làm:

  • Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút
  • Dùng cối giã nát lá lốt và muối
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến và lau khô
  • Lấy hỗn hợp vừa giã đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị vảy nến
  • Có thể dùng gạc y tế cố định hỗn hợp thuốc đắp lên da
  • Sau 30 phút thì tháo thuốc ra và rửa sạch.
  • Có thể đắp từ 1 – 2 lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Xông hơi lá lốt chữa vảy nến

Cách thực hiện bài thuốc này tương tự với bài thuốc tắm. Bạn có thể làm như sau:

  • Rửa và ngâm lá lốt với một ít nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Cho lá lốt vào nồi và đun sôi cũng với 2 lít nước trong khoảng 10 phút
  • Tiến hành xông hơi vùng da bị vảy nến từ nồi nước đun lá lốt này. Chú ý giữ khoảng cách giữa da và bề mặt nước để tránh gây bỏng hơi.

Chữa vảy nến bằng các món ăn từ lá lốt

Ngoài cách phương pháp chữa vảy nến kể trên, người bệnh cũng có thể tận dụng lá lốt để chữa vảy nến bằng một cách đơn giản và quen thuộc nữa. Đó là chế biến các món ăn từ lá lốt.

Tăng cường sử dụng lá lốt trong thực đơn hằng ngày có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh vảy nến khá tốt. Tuy nhiên, giải pháp này không nên áp dụng với phụ nữ đang mang thai và những người có thể nhiệt, nóng trong.

Thay đổi các món ăn từ lá lốt để tăng hiệu quả chữa bệnh
Thay đổi các món ăn từ lá lốt để tăng hiệu quả chữa bệnh

Các món ăn chữa từ lá lốt chữa bệnh vảy nến bạn có thể làm ngay như: Chả đậu phụ cuốn lá lốt, thịt bò xào lá lốt, trứng rán lá lốt, lá lốt cuốn thịt, ốc xào lá lốt, canh mít non nấu lá lốt…

Chữa vảy nến bằng cách bôi dịch lá lốt

Đây là cách dùng lá lốt chữa vảy nến khá hiệu nghiệm và được nhiều người áp dụng. Bôi dịch lá lốt lên vùng da bị tổn thương sẽ có tác dụng giúp làm dịu da, giảm ngứa rất tốt. Đồng thời các dược chất trong nguyên liệu này sẽ thấm sâu vào lớp biểu bì của da, làm tăng hiệu quả bảo vệ da, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và lây lan của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 100-200g lá lốt tươi, tùy thuộc vào mức độ bị bệnh của bạn.
  • Rửa sạch lá lốt sau đó ngâm với nước muối trong 10 phút.
  • Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn và ép lấy nước cốt.
  • Rửa sạch vùng da bị bệnh sau đó bôi tinh chất từ lá lốt lên da, massage nhẹ nhàng trong vài phút để tinh chất nhẹ nhàng thấm vào da.
  • Cứ để hỗn hợp khô tự nhiên, người bệnh cũng không cần phải rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày bạn áp dụng đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa vảy nến bằng lá lốt có tốt không? Chuyên gia khuyên gì?

Cũng giống như nhiều phương pháp dân gian tại nhà khác, các bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt khá an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí điều trị. Ngay cả với một số đối tượng như phụ nữ, trẻ em, các bài thuốc dùng ngoài từ lá lốt vẫn phát huy được tác dụng chữa vảy nến khá an toàn.

Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp dân gian chữa vảy nến bằng lá lốt này chưa đủ để điều trị bệnh. Theo Ths.BS Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, các bài thuốc chữa vảy nến từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngoài da của bệnh vảy nến, không tác động vào căn nguyên gây bệnh nên không mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm. Bởi vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Những trường hợp bệnh trung bình và nặng, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Một vấn đề nữa là hiệu quả chữa vảy nến của các bài thuốc dân gian từ lá lốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa. Vậy nên có một số người áp dụng hiệu quả. Một số khác kiên trì nhưng vẫn không thành công. Trong trường hợp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn cách chữa bệnh tốt hơn.

Lá lốt có thể gây nhiệt miệng nếu dùng quá nhiều
Lá lốt có thể gây nhiệt miệng nếu dùng quá nhiều

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn khi chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt, Bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người bệnh một số vấn đề sau:

  • Không dùng ăn, uống lá lốt trong các trường hợp: Phụ nữ mang thai, người bệnh thể nhiệt, dễ nóng trong và người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với lá lốt…
  • Lá lốt có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, uể oải, nóng trong người, khó tiêu, nhiệt miệng, táo bón…nên chỉ dùng với liều vừa phải, không nên lạm dụng. 
  • Trong quá trình điều trị chú ý vệ sinh vùng da cần điều trị trước khi đắp hoặc bôi lá lốt trực tiếp, không chà xát cào gãi mạnh, gây tổn thương hở vùng da bị bệnh.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, uống nhiều rượu bia và sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
  • Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt, đặc biệt là vùng da bị bệnh.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm lành tính hoặc chuyên dụng cho da bị vảy nến.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho da.
  • Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, kim loại, dị nguyên…

Các bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Vì vậy, cần được áp dụng đúng cách và kiên trì mới mang lại hiệu quả. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường trong quá trình áp dụng, người bệnh nên ngừng sử dụng và đến các cơ sở khám chữa uy tín để xử lý kịp thời.

XEM THÊM:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?