9 cách CHỮA VẢY NẾN BẰNG DẦU DỪA cực đơn giản, hiệu quả tốt

Hầu hết các cách chữa vảy nến bằng dầu dừa được chia sẻ trong bài viết dưới đây đều rất đơn giản, lành tính và tiết kiệm chi phí. Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh ngoài da vốn là một giải pháp được nhiều người áp dụng. Đây vốn là một nguyên liệu làm đẹp và phù hợp với người bị bệnh ngoài da trong đó có vảy nến. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết chuyên gia đánh giá gì về những phương pháp chữa vảy nến bằng dầu dừa này.

Công dụng chữa vảy nến tuyệt vời của dầu dừa

Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da tự miễn, xảy ra do cơ chế rối loạn hệ thống miễn dịch, gây ra tình trạng bong tróc, sần sùi, khô và ngứa da dữ dội. Với những tinh chất dưỡng ẩm và phục hồi da, dầu dừa từ lâu đã trở thành một bí quyết không thể thiếu trong làm đẹp và chữa bệnh các ngoài da, trong đó có vảy nến. 

Dầu dừa có nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh vảy nến
Dầu dừa có nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh vảy nến

Với người bị vảy nến, dầu dừa mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, vừa cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong tróc da, vừa dưỡng ẩm và hồi phục các tổn thương do bệnh vảy nến, giúp da nhanh chóng hồi mềm mại và sáng mịn. Có được những công dụng tuyệt vời này là nhờ những dưỡng chất đặc trưng có trong dầu dừa như:

  • Axit béo: Bao gồm axit oleic, axit palmitic, axit linoleic, axit lauric,… với hàm lượng cao. Đây là thành phần quan trọng giúp duy trì và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da. Những loại axit này còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, da được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn và vi nấm, ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Vitamin E: Hàm lượng vitamin E cao trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa, làm mềm lớp sừng dày, giúp chúng dễ dàng được loại bỏ. Đồng thời, vitamin E còn giúp làm tăng tính đàn hồi và sự liên kết của các mô da, nhờ vậy, da người bị vảy nến nhanh chóng mềm mại và hạn chế bóng tróc hơn.
  • Vitamin C: Ngoài vitamin E, vitamin C cũng là một thành phần có nhiều trong dầu dừa, mang lại khả năng bảo vệ là phục hồi da rất tốt. Loại vitamin này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi của da. Với người bị vảy nến, vitamin C còn giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác hại của tia UV và các gốc tự do.
  • Enzyme: Đây là thành phần quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào da tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.

Nhờ những thành phần có lợi cho cả da lành và da bị tổn thương, dầu dừa được ví von như “thần dược” trong chữa bệnh vảy nến. Sử dụng dầu dừa đúng cách không chỉ giúp làn da bị vảy nến của bạn nhanh chóng mềm mại và sáng bóng mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài.

9 Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa

Có nhiều cách sử dụng dầu dừa chữa vảy nến. Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất cho da hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm giảm các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên da do vảy nến gây ra. Một số cách chữa vảy nến bằng dầu dừa đơn giản, có thể cho hiệu quả tốt, người bệnh có thể thử như:

Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa nguyên chất

Đây là cách làm đơn giản, phổ biến nhất. Người bệnh thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một lượng dầu dừa phù hợp với diện tích da bị tổn thương
  • Rửa sạch vùng da cần điều trị bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô với nước ấm
  • Dùng bông gòn, thấm một ít dầu dừa rồi thoa đều trực tiếp lên vùng da vừa vệ sinh. 
  • Mát xa đều và nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút để các dưỡng chất trong dầu dừa thấm hết vào da, giúp các mảng sừng dày mềm ra, dễ loại bỏ hơn.
  • Thực hiện 3 lần/ngày, liên tục trong 7 – 10 ngày đến khi các triệu chứng hết hẳn.

Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa và tỏi

Để tăng công dụng sát khuẩn, chống viêm, ngừa bội nhiễm trong bệnh vảy nến, người ta có thể kết hợp dầu dừa và tỏi. Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên. 

Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, tốt cho người bệnh vảy nến
Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, tốt cho người bệnh vảy nến

Để thực hiện công thức chữa bệnh này, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 thìa dầu dừa và 3 tép tỏi
  • Lột vỏ tỏi, giã nát rồi thêm dầu dừa vào và trộn đều
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước sạch, sau đó lau khô lại bằng khăn bông mềm.
  • Đắp hỗn hợp dầu dừa và tỏi lên vùng da mới được vệ sinh
  • Để yên 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Kết hợp dầu dừa và mật ong chữa bệnh vảy nến

Cũng giống như dầu dừa, mật ong cũng là một nguyên liệu “quen mặt” với những tín đồ làm đẹp. Thành phần mật ong có rất nhiều dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm, sát trùng và phục hồi các tổn thương da. Kết hợp dầu dừa và mật ong sẽ giúp tăng cường hiệu quả chữa bệnh, rút ngắn thời gian điều trị vảy nến.

Mật ong có nhiều dưỡng chất giúp phục hồi làn da bị tổn thương do vảy nến
Mật ong có nhiều dưỡng chất giúp phục hồi làn da bị tổn thương do vảy nến

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 thìa dầu dừa và 1 thìa mật ong
  • Trộn đều 2 nguyên liệu này rồi thoa đều lên vùng da cần điều trị vảy nến đã được làm sạch.
  • Mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút 
  • Để yên khoảng 30 – 60 phút cho đến khi các dưỡng chất trong dầu dừa và mật ong thấm hết vào da thì rửa lại bằng nước ấm sạch và lau khô.
  • Thực hiện liên tục 3 – 4 lần/tuần

Dầu dừa và lòng đỏ trứng gà

Các vitamin và protein trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng kích thích da tăng sản sinh collagen, làm lành các tổn thương do bệnh vảy nến gây ra. Khi kết hợp với dầu dừa, bài thuốc này sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong sừng và đẩy nhanh tốc độ làm lành da cho người bệnh.

Mật ong và trứng gà là sự kết hợp hoàn hảo cho người bệnh vảy nến
Mật ong và trứng gà là sự kết hợp hoàn hảo cho người bệnh vảy nến

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 thìa dầu dừa và 1 quả trứng gà
  • Tách lấy lòng đỏ từng rồi trộn chung với dầu dừa.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị vảy nến rồi bôi hỗn hợp trên lên da
  • Mát xa nhẹ nhàng trong ít phút rồi để yên
  • Sau 20 phút rửa sạch lại bằng nước ấm và lau kho da.
  • Áp dụng 2 ngày/lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn

Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa kết hợp nha đam

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 bẹ lá nha đam, và một ít dầu dừa nguyên chất
  • Gọt vỏ nha đam, lấy phần thịt, xay nhuyễn rồi trộn đều với dầu dừa theo tỷ lệ 2:3
  • Làm sạch vùng da cần điều trị vảy nến
  • Lấy hỗn hợp nha đam và dầu dừa vừa trộn ở trên đắp lên vùng da cần điều trị vảy nến
  • Sau 30 phút, rửa sạch lại với nước ấm và lau khô
  • Thực hiện 2 lần/tuần

Các thành phần vitamin, khoáng chất và axit amin có trong nha đam sẽ kết hợp với dầu dừa để giúp kháng khuẩn, làm mềm da, làm mờ sẹo và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng. Thực hiện cách chữa này liên tục 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả cải thiện bệnh tốt nhất.

Cách chữa vảy nến bằng dầu dừa và nghệ vàng

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 chút dầu dừa và tinh bột nghệ hoặc nghệ vàng
  • Trộn đều 2 nguyên liệu này theo tỷ lệ 4 nghệ : 1 dầu dừa
  • Mang hỗn hợp này đem hấp cách thủy và để nguội
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước sạch, sau đó thoa đều hỗn hợp dầu dừa và tinh bột nghệ đã nguội lên da
  • Để yên trong khoảng 2 giờ sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày
Nghệ có chứa chất chống oxy hóa curcumin, có tác dụng chống viêm rất tốt
Nghệ có chứa chất chống oxy hóa curcumin, có tác dụng chống viêm rất tốt

Curcumin trong tinh bột nghệ là một hoạt chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tái tạo da, nhanh chóng làm lành các tổn thương da do bệnh vảy nến, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn da hiệu quả. Phối hợp dầu dừa với tinh bột nghệ đúng cách mỗi ngày  1 lần có thể mang lại công dụng chữa bệnh vảy nến tuyệt vời mà không gây ra tác dụng phụ gì.

Chữa bệnh vảy nến bằng cách ăn dầu dừa

Khác với những cách sử dụng dầu dừa kể trên, cách làm này nhằm mục đích cải thiện bệnh vảy nến từ bên trong. Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa trong chế độ ăn hằng ngày bằng cách:

  • Trộn vào các món salad, rau củ trộn
  • Dùng xào nấu hằng ngày
  • Nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống trước khi ăn sáng 30 phút mỗi ngày.

Điều trị bệnh vảy nến toàn thân bằng cách tắm với dầu dừa

Với người bị vảy nến diện rộng, không thể thoa hết dầu dừa lên toàn bộ vùng da bị vảy nên, tắm là một giải pháp hoàn hảo.

Ngâm mình với dầu dừa vừa thư giãn vừa cải thiện bệnh vảy nến
Ngâm mình với dầu dừa vừa thư giãn vừa cải thiện bệnh vảy nến

Bạn có thể thực hiện theo cách làm sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 muỗng dầu dừa với một chậu nước ấm to (có thể xả đầy nước vào bồn tắm)
  • Đổ dầu dừa vào bồn hoặc chậu nước tắm. Khuấy cho tan đều
  • Ngâm mình trong chậu hoặc bồn tắm kết hợp mát xa nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể trong khoảng 10 phút.
  • Sau khi tắm với dầu dừa, chỉ cần lau người với khăn khô sạch mà không cần tắm lại với nước.
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng được cải thiện

Dầu dừa và giấm táo chữa vảy nến

Trộn dầu dừa với giấm táo theo tỷ lệ 2:1. Sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng da cần điều trị vảy nến đã được vệ sinh bằng nước sạch. Tiến hành mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút cho đến khi da khô thì rửa lại bằng nước ấm.

Các axit trong giấm táo sẽ kết hợp với dầu dừa để kiểm soát độ ẩm cho da, cân bằng pH, cải thiện tình trạng bong tróc và dày sừng rất hiệu quả. Thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi ngày, liên tục trong nhiều tuần cho đến khi bệnh khỏi vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa ngừa bệnh tái phát.

THÔNG TIN HỮU ÍCH: 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?