Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt – 7 Bài thuốc đơn giản, hiệu quả tại nhà

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt – Liệu đây có phải là loại dược liệu có hiệu quả không? Để giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cũng như hiệu quả cụ thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt có hiệu quả không?

Lá lốt là một loài cây quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Cây lá lốt có  thân thảo, thuộc họ hồ tiêu, thường được sử dụng trong chế biến món ăn hàng ngày. Đồng thời, có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây lá lốt, trong nấu ăn, làm gia vị cũng như dược liệu chữa bệnh. Bộ phận thường được sử dụng nhất vẫn là lá cây.

Lá lốt có nhiều đặc tính điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Lá lốt có nhiều đặc tính điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Trong Đông y, đây là một loại dược liệu ứng dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Do lành tính nên trong quá trình sử dụng tương đối an toàn với người bệnh. Sau một quá trình nghiên cứu, y học cổ truyền đã đưa ra những đặc tính cụ thể của lá lốt: có tính ấm, vị hơi cay nồng, mùi thơm đặc trưng có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).

Theo y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, Alkaloid, Beta-caryophylen, Benzylaxetat…nên có công dụng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt.Một số bệnh có thể dùng lá lốt để chữa:

  • Chữa bệnh ra mồ hôi tay, chân thường xuyên do chứng rối loạn tuyến mồ hôi gây ra.
  • Chữa bệnh xoang, nghẹt mũi.
  • Trị mụn nhọt do có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm.
  • Chữa phù thũng do sưng thận.
  • Chữa trị các bệnh về răng miệng cấp tính, giúp chân răng chắc khỏe.
  • Chữa đầu gối sưng đau.
  • Giảm đau nhức xương khớp do các bệnh: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống gây ra. Đặc biệt là chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt giúp người bệnh giảm những cơn đau, giúp lưu thông máu, thư giãn.

Với những đặc tính vốn có của lá lốt cùng những chia sẻ ở trên, một lần nữa ta có thể khẳng định lá lốt có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Không những giảm đau mà sử dụng lá lốt để hỗ trợ điều trị còn rất hiệu quả về kinh tế ( do lá lốt có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, rất dễ tìm kiếm ), không có nhiều tác dụng phụ.

Để đem lại hiệu quả tốt trong quá trình sử dụng lá lốt, chúng ta phải lưu ý rằng:

  • Kiên trì sử dụng lâu dài, đúng liều lượng.
  • Không lạm dụng, chỉ sử dụng ở một mức độ vừa phải, khoảng 50 – 100 gram là đủ cho một lần sử dụng.
  • Một số trường hợp không nên sử dụng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vì nó sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa mẹ.
  • Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không chữa được dứt điểm các bệnh.

Với mỗi cơ địa, tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe khác nhau cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau trong quá trình sử dụng. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào, chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Lá lốt kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nhau, tạo nên những bài thuốc giúp giảm đau hiệu quả dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.

Các loại thảo dược kết hợp với lá lốt hỗ trợ điều trị hiệu quả
Các loại thảo dược kết hợp với lá lốt hỗ trợ điều trị hiệu quả

Tác dụng của một số loại thảo dược dùng kết hợp với lá lốt:

  • Đinh lăng: loại thảo dược có tính mát, vị đắng giúp giảm đau khớp, thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiết mồ hôi.
  • Ngải cứu: có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn.
  • Trinh nữ: tính hơi hàn, có vị ngọt, có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau.
  • Cỏ xước: tác dụng chữa đau xương khớp, viêm gan, viêm thận.
  • Chó đẻ: vị hơi ngọt đắng, có tính mát, tác dụng giảm đau, chống viêm.

Bài thuốc uống: lá lốt, đinh lăng, trinh nữ – Bài thuốc hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Tác dụng: giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt cơ thể.

Bài thuốc với lá lốt, đinh lăng, trinh nữ
Bài thuốc với lá lốt, đinh lăng, trinh nữ

Quá trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị lá lốt và rễ cây, đem rửa sạch.
  • Lá đinh lăng và cây xấu hổ cũng rửa sạch.
  • Xao riêng từng loại, sau đó đem đi phơi khô hoặc hạ thổ.
  • Trộn đều 3 loại, đem nấu lên rồi sử dụng uống hàng ngày thay nước lọc.
  • Cứ cách 1 tuần, ta sẽ sử dụng 1 tuần

Bài thuốc uống: lá lốt, cỏ xước, dền gai

Quá trình thực hiện như sau:

  • 50gr lá lốt, cỏ xước, dền gai, chìa vôi.
  • Rửa sạch để ráo nước.
  • Nấu cỏ xước và chìa vôi với 2 lít nước, sau đó thêm lá lốt, dền gai vào khoảng 5 phút sau tắt bếp.
  • Sử dụng uống hằng ngày thay nước.

Bài thuốc uống: lá lốt, sữa bò tươi

Quá trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 100gr lá lốt, 300ml sữa bò tươi.
  • Rửa sạch lá lốt, xay nhuyễn.
  • Rây để lấy nước, rồi lấy phần nước đã rây nấu chung với sữa bò.
  • Sử dụng uống vào sáng và tối khi còn nóng.
  • Uống ít nhất trong vòng 7 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc lá lốt, sữa bò tươi
Bài thuốc lá lốt, sữa bò tươi

Bài thuốc chườm : lá lốt, cây trinh nữ, chó đẻ

Tác dụng: giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu.

Quá trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 250gr –  300gr mỗi loại lá lốt, chó đẻ, ngải cứu.
  • Rửa sạch nguyên liệu sau đó để cho ráo nước hoàn toàn.
  • Cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn thu lấy nước.
  • Đảo hỗn hợp lên đên khi vàng đều.
  • Lấy hỗn hợp đã xào bỏ vào 1 chiếc khăn mỏng sạch, đem chườm lên vị trí bị đau.
  • Sử dụng kiên trì vào mỗi buổi tối để đem lại hiệu quả.

Bài thuốc chườm: lá lốt, ngải cứu tươi, muối hạt

Tác dụng: Giúp người bệnh giảm đau nhức, dễ chịu hơn, kiên trì sử dụng sẽ hạn chế được các cơn đau nhức xuất hiện.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, ngải cứu, muối hạt
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, ngải cứu, muối hạt

Các bước thực hiện như sau:

  • 150gr lá lốt, ngải cứu tươi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào chảo sao nóng lên với muối hạt.
  • Lấy 1 miếng vải sạch để đựng hỗn hợp vào, đắp lên vị trí cổ bị đau.
  • Khi hỗn hợp hết nóng, lấy ra sao lại.
  • Đắp khoảng 30 phút mỗi lần, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần.

[middle_link]

Bài thuốc chườm: lá lốt, ngải cứu, giấm gạo

Tác dụng: bài thuốc này dùng để xoa bóp, cải thiện cảm giác đau mỏi cho người bệnh.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 30gr lá lốt, 30gr ngải cứu và 350ml giấm gạo.
  • Lá lốt, ngải cứu đem rửa sạch.
  • Cho lá lốt và ngải cứu vào nồi nấu cùng với giấm gạo.
  • Đun sôi để nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Đổ ra chén, bôi lên vị trí cổ bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng lá lốt để chế biến thành các món ăn vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng làm giảm cơn đau nhức thoái hóa khớp.

Các món ăn từ lá lốt

Bò xào lá lốt

  • Chuẩn bị 150gr thịt bò, 150gr lá lốt, gia vị.
  • Rửa sạch nguyên liệu bao gồm lá lốt, thịt bò và để ráo nước hoàn toàn.
  • Thái lát thịt bò ướp cùng gia vị vừa đủ.
  • Xào thịt bò lên, đến khi thịt gần chín cho lá lốt vào trộn đều, nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
  • Dùng để ăn không hoặc dùng chung với cơm.
Món bò xào lá lốt dễ thực hiện, tốt cho bệnh xương khớp
Món bò xào lá lốt dễ thực hiện, tốt cho bệnh xương khớp

Trứng rán lá lốt

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5 quả trứng gà, 150gr lá lốt, gia vị.
  • Rửa sạch lá lốt, để ráo và thái thành sợi.
  • Đập trứng ra chén, đánh đều trứng, cho lá lốt đã thái sợi vào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Đổ dầu vào chảo, đợi dầu sôi cho hỗn hợp trứng lá lốt vừa đánh vào rồi chiên.
  • Ăn không hoặc dùng chung với cơm.

Những lưu ý trong quá trình chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Trong quá trình áp dụng những bài thuốc cũng như các món ăn từ lá lốt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng bài thuốc chườm hay xoa bóp, chúng ta cần phải giữ thuốc ở nhiệt độ vừa phải. Không để nóng quá sẽ gây tổn thương cơ thể, cũng không nên để nguội quá sẽ giảm hiệu quả giảm đau.
  • Sử dụng lá lốt đúng liều lượng, ăn dưới 150gr mỗi ngày để tránh ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và dạ dày. 
  • Không nên sử dụng những bài thuốc hay món ăn với người bị dị ứng với thành phần của lá lốt.
  • Người đang bị tổn thương vùng miệng với triệu chứng nhiệt miệng, nấm miệng… không nên sử dụng lá lốt.
  • Không nên sử dụng mẹo điều trị này cho người bị táo bón.

Qua bài viết, người bệnh đã có thể thêm thông tin về phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt  an toàn và cũng góp phần hiệu quả trong việc giảm những cơn đau cho người bệnh. 

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?