Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt thế nào cho tốt?

Bỏ túi phòng thân bài thuốc đông y chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt là điều cần thiết. Bởi đây là loại dược liệu “siêu công dụng” vừa an toàn, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Cùng tìm hiểu ngay các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt cực hiệu quả sau.

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt có tốt không?

Từ xa xưa, ông cha ta đã tìm kiếm những bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng cách tận dụng những nguyên liệu quen thuộc xung quanh, trong đó có lá lốt. 

Lá lốt vốn được biết đến là một loại lá gia vị để chúng ta chế biến ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, lá lốt cũng là một vị thuốc quý trong đông y có khả năng điều trị rất nhiều loại bệnh.

Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, lạnh tay chân, nôn mửa, đau đầu vì cảm lạnh, đầy hơi, khó tiêu,… Và lá lốt cũng đặc biệt tốt trong việc chữa trị các bệnh về cột sống như thoái hóa cột sống lưng, đốt sống cổ.

Lá lốt tiêu sưng vô cùng hiệu quả
Lá lốt tiêu sưng vô cùng hiệu quả

Theo Đông y, lá lốt có vị hơi cay nồng, tính ấm nên hiệu quả trong ôn trung, làm ấm bụng, tán phong hàn, hạ khí và giúp giảm đau, tiêu sưng vô cùng hiệu quả.

Với các bệnh nhân thoái hóa khớp xương, việc sử dụng lá lốt mỗi ngày sẽ đem lại những lợi ích to lớn không thể ngờ, như:

  • Giúp giảm đau nhanh chóng, không hề thua kém các loại thuốc Tây giảm đau nên rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
  • Giảm sưng tấy, tiêu viêm, kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả, làm vùng thoái hóa không lây lan nhanh, lan rộng sang các vị trí khớp liền kề.
  • Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt có thể giảm đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Sau sử dụng, người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường mà không bị đau nhức nhiều nữa.

Chưa kể, sử dụng lá lốt còn rất an toàn khi sử dụng bởi đây là thảo dược tự nhiên. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên mà không lo lắng các biến chứng hay tác dụng phụ.

5 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt để chữa bệnh cột sống có nhiều cách nhưng phải kể đến 5 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt hiệu quả sau.

Nước sắc lá lốt

Sử dụng sắc nước lá lốt uống đều đặn mỗi ngày có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe xương khớp. Theo nghiên cứu, người thoái hóa cột sống sau khoảng một tháng sử dụng nước lá lốt có thể giúp tình trạng đau nhức do bệnh được cải thiện rõ rệt.

Chuẩn bị: 100 gam lá lốt tươi. 

Tiến hành sắc: 

  • Rửa sạch lá và cho vào ấm và thêm nước vừa ngập lá lốt. 
  • Đun nước đến khi nước sắc lại cạn còn 1 bát thì có thể dùng được. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá lốt là sau khi ăn tối. 
  • Dùng liên tục nước lá lốt nhanh chóng nhận được hiệu quả cải thiện bệnh tình thoái hóa.

Bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ

Đây là bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt có hiệu quả tốt trong việc giúp người bệnh thoái hóa cột sống cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa xương khớp. Đồng thời cũng giúp người đau giảm bớt được các triệu chứng của bệnh vô cùng hữu hiệu.

Bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ giảm đau nhức xương khớp rất tốt
Bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ giảm đau nhức xương khớp rất tốt

Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 50g cây xấu hổ, cây đinh lăng tươi cũng 50g.

Cách chế biến:

  • Với lá lốt, ta dùng tất cả phần thân, rễ và lá, mang đi rửa sạch và cắt khúc ngắn 3 cm rồi đem đi phơi khô. 
  • Cây trinh nữ cũng có thể sử dụng cả phần thân, hoa và rễ cây để chế biến thuốc. Đem phơi khô cây dưới nắng khoảng 3 ngày.
  • Với đinh lăng chỉ sử dụng phần lá cây. Đem lá đi rửa sạch và phơi khô.
  • Cho cả 3 vị thuốc vào ấm đất và sắc thuốc cùng với 1,5 lít nước sạch. Đun sôi và sắc thật kĩ, đến khi nước thuốc cạn dần còn khoảng 0,5 lít nước là được.

Chế biến bài thuốc này dù mất nhiều thời gian nhưng rất đơn giản. Dùng thuốc kiên trì sẽ có tác dụng bất ngờ.

Bài thuốc từ cây lá lốt, xấu hổ, cỏ xước, ngải cứu

Lá lốt, xấu hổ, cỏ xước và ngải cứu là những vị thảo dược có tác dụng tăng tuần hoàn máu tới các ổ khớp, bổ sung dịch khớp và khôi phục lớp sụn khớp rất tốt. Việc kết hợp tất cả các loại thảo dược có thể điều trị thoái hóa cột sống trên sẽ giúp làm tăng hiệu quả cũng như khả năng điều trị tổng hợp từ bài thuốc.

Chuẩn bị: Cây lá lốt, cây xấu hổ, cây cỏ xước và cây ngải cứu

Thực hiện:

  • Với cây lá lốt và ngải cứu, người dùng sẽ sử dụng cả phần rễ, thân và lá sẽ có tác dụng chữa trị tốt nhất. Với cây trinh nữ thì chỉ lấy phần thân. Cỏ xước, nên tận dụng tất cả phần thân và rễ của cây. Đem sơ chế, rửa sạch.
  • Để thuốc ráo nước và héo bớt đi rồi cho lên chảo sao vàng lên.
  • Mỗi ngày đem một thang thuốc ra và sắc chung với 1,5 lít nước. Khi sắc nên cho thêm một lát gừng tươi vừa giúp thuốc dễ uống hơn. Nếu vẫn thấy khó uống, người bệnh có thể cho thêm vài nhánh cam thảo; rễ, thân, lá đinh lăng khô ( khoảng 100 gram) cho thuốc có mùi thơm như thuốc bắc.

Đắp lá lốt

Tính nóng của lá lốt giúp người bệnh giảm đau nhức, sưng, tê buốt rất tốt. Nên khi dùng lá lốt đắp trực tiếp vào vùng bị đau do thoái hóa, viêm khớp, thoát vị hay gai cột sống sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức rất nhanh chóng và dễ chịu hơn.

Dùng lá lốt đắp trực tiếp vào vùng cột sống bị thoái hóa giúp giảm đau nhức nhanh chóng
Dùng lá lốt đắp trực tiếp vào vùng cột sống bị thoái hóa giúp giảm đau nhức nhanh chóng

Chuẩn bị: Lá lốt tươi, ngải cứu tươi mỗi loại 100g và 1 nắm muối trắng hạt to.

Cách thực hiện: 

  • Lá lốt và ngải cứu tươi đem đi rửa thật sạch rồi để ráo nước. Sau đó, cho cả 2 vào chảo sao nhiệt độ cao với muối trắng. 
  • Cho hỗn hợp đang nóng vào túi vải sạch, mỏng rồi đắp lên vị trí đốt sống bị đau nhức do thoái hóa. Khi hỗn hợp hết nóng, bỏ ra sao nóng lại để tận dụng thuốc.
  • Đắp đều đặn bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt trên trong 15 – 30 phút. Kiên trì áp dụng thì chỉ sau một thời gian, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn, các cơn đau nhức cũng sẽ dần biến mất.

Kết hợp lá lốt, gai tầm xoong và thiên niên kiện chữa thoái hóa cột sống

Tác dụng của bài thuốc này khá giống với bài thuốc chữa cột sống bị thoái hóa với lá lốt và lá ngải cứu. Tuy nhiên, thay vì đắp ngoài da, phương thuốc này được dùng ở dạng thuốc sắc. Người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị: Lá lốt 20g; gai tầm xoong (quýt rừng) 16g và thiên niên kiện 12g.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm đun chung với 400 ml nước lọc. Đến khi thuốc sắc còn khoảng 100ml nước cốt thì chắt lấy và bỏ phần cặn. 
  • Thuốc sắc xong cần uống hết luôn trong ngày và có thể nấu với 1,5 lít nước để uống thay thế nước uống bình thường.

Ngoài 5 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt trên, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để nấu các món ăn trị thoái hóa cột sống. Có thể kể đến như thịt bò xào lá lốt, trứng rán lá lốt, chả bò lá lốt,… cũng có hiệu quả rất tốt.

[pr_middle_post]

Lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt tại nhà

Các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt được đánh giá cao về công dụng và sự lành tín. Song khi sử dụng, người dùng vẫn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Bài thuốc với lá lốt không phù hợp với một số đối tượng. Cụ thể, với người thể nhiệt (hay đổ mồ hôi, tim đập nhanh…), hoặc người bị nóng trong hay người bị táo bón nên hạn chế dùng các bài thuốc này. Bởi tính ấm của lá lốt kết hợp với thể nhiệt của người dùng có thể gây khô, nhiệt miệng. Khiến hàm và lợi sưng đỏ hoặc gây mất nước bất thường.
  • Người bình thường hoặc đang bị bệnh thoái hóa cột sống không nên dùng quá 100g lá lốt mỗi ngày. Bởi việc lạm dụng loại lá này có thể gây ức chế nóng dạ dày và gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Ngoài ra, một số trường hợp người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong lá lốt cũng không thể sử dụng các phương pháp chữa này. Tốt nhất là người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để xem xét.
  • Trong lúc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, tuyệt đối không được chủ quan.
Không dùng các bài thuốc với lá lốt cho người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong lá lốt
Không dùng các bài thuốc với lá lốt cho người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong lá lốt

Những cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt trên đây đều có thể áp dụng tại nhà rất dễ dàng. Tuy nhiên để yên tâm nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng.

3.1/5 - (16 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?