Chữa Thận Hư Và Những Điều Lưu Ý Khi Thực Hiện

Thận hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: Tăng huyết áp, xuất hiện cục máu đông, tổn thương thận cấp tính…. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi những tác hại nguy hiểm của căn bệnh này người bệnh nên chủ động tìm hiểu các cách chữa thận hư dưới đây.

Chữa thận hư theo Tây y như thế nào?

Tây y là phương pháp điều trị thận hư đầu tiên mà hầu hết người bệnh nào cũng nghĩ đến. Lý do là bởi phương pháp này này khá tiện lợi, dễ sử dụng, lại cho hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Tùy vào tình trạng và các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

Điều trị đặc hiệu

Những người bị hội chứng thận hư nguyên phát, thường được chỉ định điều trị bằng liệu pháp Corticoid.

  • Theo đó, người bệnh sẽ được sử dụng Prednisolon duy trì từ 12- 20 tuần để cải thiện triệu chứng và ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này, tức là sau 24h nước tiểu không thấy Protein niệu thì sẽ tiếp tục được duy trì điều trị cách ngày, sau đó giảm dần liều dùng.
  • Trong trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng với Prednisolon thì cần tiến hành sinh thiết thận và lên phác đồ điều trị mới.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như giữ nước, phù mặt và ửng đỏ. Một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra như: Loãng cương, loét dạ dày, rối loạn điện giải.
  • Loại thuốc này cũng có thể khiến nữ giới bị nam hóa nếu sử dụng liên tục và kéo dài. Một số hiện tượng nam hóa mà người bệnh có thể gặp phải như: Thay đổi tính tình, làn da thô ráp.
  • Để sử dụng Prednisolon an toàn, người bệnh nên duy trì chế độ ăn nhạt, thường xuyên bổ sung các thực phẩm lợi tiểu để giảm bớt phù nề.
  • Một số gợi ý nữa không thể bỏ qua khi điều trị thận hư bằng phương pháp điều trị đặc hiệu là hạn chế đồ ăn cay nóng, tăng cường uống nước râu ngô và nước lọc mỗi ngày.
  • Ngoài ra người bệnh nên sử dụng Prednisolon vào lúc ăn hoặc sau bữa ăn. Tuyệt đối không dùng vào lúc đói vì có thể gây đau dạ dày.
Điều trị đặc hiệu thường sử dụng Prednisolon
Điều trị đặc hiệu thường sử dụng Prednisolon

Dùng thuốc ức chế miễn dịch

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với Corticoid các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc ức chế miễn dịch thay thế.Một số loại thuốc ức chế miễn dịch thông dụng, thường được sử dụng để điều trị thận hư là: Cyclophosphamide, cyclosporine, mycophenolate, rituximab….

Cũng giống như thuốc Corticoid, dòng ức chế miễn dịch cũng có rất nhiều tác dụng phụ kèm theo. Cụ thể:

  • Cyclophosphamide: Có thể gây thiếu máu, rụng tóc, ung thư hóa, thậm chí là đột biến và vô sinh nếu dùng nhiều.
  • Cyclosporine: Loại thuốc này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng như mọc lông nhiều, rụng tóc, phì đại lợi quá mức.
  • Rituximab: Có thể khiến người bệnh bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, xuất hiện tình trạng nóng rát khi đi tiểu, phát ban kèm phồng rộp, bong tróc,…

Tốt nhất khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người bệnh nên ăn nhiều chất lợi tiểu, để giúp nhanh chóng đào thải thuốc ra ngoài. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể sẽ bị nhiễm trùng do đó cần tránh làm tổn thương da. Vì khả năng lành bệnh và chống nhiễm trùng của cơ thể lúc này là rất kém.

Chữa thận hư bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị thận hư với mục đích chính là kiểm soát độ sưng phù cho cơ thể bằng việc tăng chất dịch trong thận.
Hai loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định là furosemid và spironolactone.

  • Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh không nên sử dụng quá gần hai liều với nhau vì sẽ gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải. Cách tốt nhất là nên cách nhau trong vòng từ 6- 8 tiếng.
  • Một điều cần lưu ý nữa là khi uống thuốc lợi tiểu, người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhạt và tránh uống nước vào buổi tối.
  • Nếu thấy cơ thể bị dị ứng, chuột rút hoặc khô môi, miệng quá mức thì cần giảm liều nhanh chóng. Vì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu nước quá mức.
Thuốc lợi tiểu cũng sẽ được chỉ định để chữa thận hư
Thuốc lợi tiểu cũng sẽ được chỉ định để chữa thận hư

Sử dụng thuốc ức chế men chuyển

Các loại thuốc ức chế men chuyển được chỉ định với mục đích chính là hạ huyết áp và làm giảm protein trong nước tiểu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc dùng thuốc ức chế men chuyển có thể giúp giảm từ 30-80% protein trong nước tiểu, ngăn ngừa nguy cơ bị thận hư rất tốt.

  • Một số loại thuốc men chuyển thường dùng như: Lisinopril, captopril, valsartan, losartan. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, viêm gan, …
  • Trong trường hợp thấy ngực bị bóp thắt, cơ thể bị sốt, ngứa và có biểu hiện khó thở người bệnh cần dừng ngay thuốc và đi kiểm tra kịp thời.
  • Ngoài ra khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển người bệnh không nên vận động quá nhiều vì những hoạt động này sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tiến hành kiểm tra protein niệu thường xuyên 3 ngày/ lần để kịp thời điều chỉnh liều lượng của thuốc.

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị thận hư tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Do đó trong quá trình thực hiện người bệnh nên hết sức cẩn trọng. Đặc biệt tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa diễn tiến của bệnh xấu đi.

Thuốc Đông y trị thận hư

Khác với Tây y, Đông y điều trị thận hư không những giúp cải thiện bệnh mà còn tập trung bồi bổ chính khí, thông phủ tiết trọc, giải độc cho cơ thể. Các bài thuốc của Đông y đều được bào chế từ các thảo dược tự nhiên nên rất an toàn và lành tính cho người bệnh. Không những thế phương pháp này còn giúp tiết kiệm được tối đa chi phí và phù hợp với rất nhiều người. Một số bài thuốc Đông y chữa thận hư phải kể đến như:

Bài thuốc 1

Tác dụng chính của bài thuốc này là kiện tỳ, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng thận hư thời kỳ không phù thũng.

Thành phần chính:

  • Hoàng cầm, địa cốt bì: 20g.
  • Mạch đông, mã đề, sài hồ, liên tử, phục linh: 15g.
  • Cam thảo: 5g.
  • Hoàng kỳ, đẳng sâm: 50g.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đem làm sạch nguyên liệu trên, sau đó đem sắc trong ấm đất thành thuốc.
  • Chắt nước dùng rồi uống hết trong ngày là được.

Gia giảm thêm:

  • Nếu cổ họng khô đau: Thì giảm hoàng kỳ, đẳng sâm xuống còn khoảng 15-20g. Thêm Kim ngân hoa 50g, xà thiệt thảo 50g và liên kiều 20g.
  • Nếu lưng gối đau mỏi thì thêm: Đỗ trọng 20g, Sơn thù 15g, Nữ trinh 20g, cỏ mực 50g.
  • Nếu đi tiểu ra hồng cầu: Thì thêm bồ hoàng thán 20g, hạ khô thảo 50g, long nha thảo 30g, a giao 15g.
  • Nếu đi tiểu ra nhiều bạch cầu: Thì thêm biển súc 20g, cẩm nhung 20g, bồ công anh 50g, tử hoa địa đinh 30g.
Các bài thuốc chữa thận hư bằng đông y
Các bài thuốc chữa thận hư bằng đông y

Chữa thận hư bằng bài thuốc 2

Tác dụng của bài thuốc này là bồi bổ tỳ thận, thanh hóa thấp nhiệt. Dùng để điều trị chứng thận hư thời không phù thũng và tiểu nhiều protein.

Thành phần:

  • Đẳng sâm, thục địa, sinh địa: Mỗi vị 18g.
  • Hoàng kỳ, kim anh tử, khiếm thực: Mỗi vị 24g.
  • Bạch truật, phục linh, trạch tả, xa tiền tử: Mỗi vị 12g.
  • Sơn dược, thỏ ty tử: 15g.
  • Địa long, trần bì: Mỗi vị 10g.

Cách chế biến:

  • Các vị thuốc trên đem ngâm với nước nóng khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Sau đó cho vào ấm sắc với lửa nhỏ, thời gian sắc là 30 phút.
  • Sắc liền 3 lần, nước thuốc thu được là khoảng 400ml nước đem chi làm 2 phần bằng nhau.
  • Uống sáng, tối mỗi lần 200ml, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 3

Tác dụng của bài thuốc này là bổ thận, hoạt huyết, trị chứng thận hư, kèm đau lưng mỏi gối rất tốt.

Nguyên liệu:

  • Tử tô diệp: 6g.
  • Thiền y: 3g.
  • Thục địa, củ mài: 18g.
  • Sơn thù đan bì, đan bì: 9g.
  • Hoàng kỳ: 15g.
  • Trạch tả, sung úy tử: 10g.
  • Đào nhân: 5 hạt.
  • Ngọc mễ tu: 12g.

Cách thực hiện:

  • Đem làm sạch nguyên liệu sau đó cho vào ấm và sắc cùng nước lọc.
  • Để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, chắt nước dùng.
  • Nên uống khi bụng đói, mỗi ngày 1 thang để có kết quả tốt nhất.
Bài thuốc dùng hoạt huyết, bổ thận
Bài thuốc dùng hoạt huyết, bổ thận

Bài thuốc 4

Tác dụng của bài thuốc này là ích thận, lợi thấp, tiêu thũng. Dùng để chữa thận hư lâu ngày không khỏi.

Nguyên liệu:

  • Hoàng kỳ: 12g.
  • Cam thảo: 4g.
  • Đẳng sâm, sao bạch truật, củ mài, phục linh, trạch tả, thạch vị, sơn trà, đan sâm, sơn thù du: Mỗi vị 9g.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 400ml nước.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, dùng hết trong ngày, tuyệt đối không để sáng hôm sau.

Bài thuốc 5

Tác dụng của bài thuốc này là bồi bổ chức năng thận, nâng cao khả năng lọc máu và chất độc cho cơ quan này.

Nguyên liệu:

  • Ngọc mễ tu: 30g.
  • Mao căn: 15g.
  • Ý dĩ nhân: 12g.
  • Đông qua bì, mạch hạ khô, cúc hoa, mã đề: Mỗi vị 9g.
  • Phục linh bì, đại phúc bì, mao truật: Mỗi vị 6g.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên sau khi sơ chế thì đem sắc thành thuốc để uống.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 3-4 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc này thường dùng để tăng cường chức năng cho thận
Bài thuốc này thường dùng để tăng cường chức năng cho thận

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng các bài thuốc trên, người bệnh cần kiên trì và sử dụng lâu dài. Song song với đó là việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

Cách điều trị hội chứng thận hư bằng các mẹo vặt đơn giản

Nếu bệnh mới khởi phát, thay vì việc dùng thuốc Tây người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thêm một vài mẹo vặt dân gian tại nhà. Cách làm này không những đem lại hiệu quả mà lại không gây kích ứng và để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên để đạt được công dụng này, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện một cách bài bản, liên tục.

Dưới đây là một số mẹo vặt chữa thận hư được rất nhiều người bệnh áp dụng.

Chữa thận hư bằng râu ngô

Theo đông y, râu ngô có tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, bình can rất tốt. Việc sử dụng râu ngô thường xuyên sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, hỗ trợ điều trị chứng thận hư, thận yếu rất tốt.

Cách sử dụng râu ngô để chữa thận hư như sau:

  • Lấy 100g râu ngô kết hợp với 50g rau má, sài đất, ý dĩ, mã đề.
  • Các nguyên liệu trên sau khi làm sạch, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước.
  • Để lửa nhỏ, cô cạn cho đến khi còn ½ lượng nước ban đầu thì dừng lại.
  • Chắt nước, chia làm 3 lần rồi uống hết trong ngày là được.
Râu ngô có tính mát, tác dụng lợi tiểu, bổ thận
Râu ngô có tính mát, tác dụng lợi tiểu, bổ thận

Sử dụng rau ngổ

Rau ngổ có tính mát, tác dụng kháng viêm, lợi tiểu nên được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa thận yếu bằng thuốc nam. Vị thuốc này còn có khả năng co giãn mạch máu, hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho thận, giúp cơ quan này hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

Cách sử dụng rau ngổ để chữa chứng thận hư như sau:

  • Lấy 20-30g rau ngổ, đem ngâm rửa với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất.
  • Cho rau ngổ vào giã nát hoặc xay nhuyễn, rồi thêm 150ml nước sôi để nguội vào.
  • Khuấy đều để các hợp chất trong rau ngổ tiết hết, sau đó lọc nước, bỏ bã, uống hết trong ngày.
  • Tuyệt đối không dùng rau ngổ cho phụ nữ có thai vì nó có thể kích thích quá trình sinh non sớm.

Chữa thận hư bằng rượu rễ cau

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, rễ cau có chứa hoạt chất ancaloit, tác dụng trị chứng tiểu són, tiểu rắt và các bệnh lý về thận rất tốt. Tuy nhiên để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn những loại rễ cau có tuổi đời trên 5 năm trở lên.

Cách điều trị thận hư, thận yếu bằng rượu cau như sau:

  • Rễ cau sau khi làm sạch, phơi khô thì sao vàng, hạ thổ.
  • Cho rễ cau vào bình thủy tinh, ngâm cùng rượu trắng trong 2 tháng.
  • Mỗi ngày uống từ 1-2 ly rượu, nên uống trong bữa ăn để tránh hại dạ dày.

Dùng lá diếp cá

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho biết, diếp cá chứa rất nhiều hoạt chất có lợi, giúp kháng khuẩn, chống viêm, ổn định hoạt động của thận.

Các bước sử dụng lá diếp cá để điều trị chứng bệnh này như sau:

  • Rau diếp cá rau khi sơ chế và loại bỏ lá úa vàng thì phơi khô, để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 100g rau diếp cá khô đem đun sôi với khoảng 2 lít nước, để sôi trong khoảng 10 phút.
  • Chắt nước rồi uống hàng ngày như trà để giúp thận hoạt động tốt hơn.
Chữa thận hư bằng diếp cá là cách làm được nhiều người áp dụng
Chữa thận hư bằng diếp cá là cách làm được nhiều người áp dụng

Những lưu ý quan trọng khi chữa thận hư

Để quá trình chữa thận hư sớm đạt được hiệu quả, khi điều trị người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc nếu chưa có sự đồng ý và cho phép của chuyên gia.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để chức năng thận được ổn định và hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và vitamin, hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường và tinh bột.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho thận cũng như toàn bộ cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
  • Sau một thời gian điều trị, nếu bệnh tình không có sự thuyên giảm người bệnh cần đến gặp bác sĩ để điều chỉnh phương án can thiệp.

Trên đây là toàn bộ các cách chữa thận hư hiệu quả, được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh sẽ sớm lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

4.8/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?