[Đọc ngay] 12 cách chữa nấc hiệu quả nhất

Nấc cụt là triệu chứng bình thường và có thể hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số trường hợp nấc cụt kéo dài, gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Lúc này bạn cần nhanh chóng chữa nấc bằng các biện pháp dân gian ngay tại nhà hiệu quả, an toàn.

Nguyên nhân nấc cụt là gì?

Nấc cụt hay còn được gọi là nấc cục, bắt nguồn từ phần dưới của cơ thể, thông qua cơ hoành và phát ra ngoài. Thông thường cơ hoành sẽ hạ xuống khi bạn lấy không khí vào phổi. Tiếp đó nó thả lỏng và để không khí từ phổi ra ngoài cơ thể thông qua miệng, mũi.

Tuy nhiên nếu có tác nhân gây kích thích cơ hoành, khiến nó co thắt, không khí đi vào cổ họng, đập vào thanh quản. Lúc này day thanh quản sẽ đóng lại một cách đột ngột, tạo ra tiếng động hức. Đây được gọi là hiện tượng nấc cụt.

Nấc cụt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nấc cụt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nấc cụt có thể xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nấc cụt như:

  • Ăn quá nhiều và nhanh
  • Tâm trạng hồi hộp hoặc phấn khích quá mức
  • Uống đồ có cồn, gas
  • Căng thẳng, stress
  • Nhiệt độ thay đổi bất ngờ
  • Nuốt quá nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống.

Các cách chữa nấc hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều cách chữa nấc cụt hiệu quả như sử dụng thuốc tân dược, bài thuốc Đông y. Mỗi phương pháp sẽ sở hữu những ưu điểm khác nhau và phù hợp với từng đối tượng riêng biệt. Và phương pháp được nhiều người chọn lựa nhất chính là mẹo dân gian thực hiện tại nhà.

Mẹo dân gian luôn là lựa chọn được nhiều người bệnh tin dùng bởi tính an toàn và dễ thực hiện. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa nấc cụt đơn giản.

Ngậm đường

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, sử dụng đường là phương pháp trị nấc cụt phổ biến và cho hiệu quả cao. Bởi lẽ hạt đường to, có thể gây ra kích ứng nhẹ ở thực quản hoặc dây thần kinh phế vị. Từ đó trị nấc hiệu quả.

Ngậm đường dùng nấc nhanh chóng
Ngậm đường dùng nấc nhanh chóng

Cũng theo kết quả nghiên cứu này, có đến 19/20 bệnh nhân chữa nấc thành công nhờ sử dụng đường.

Ăn món gì đó chua chữa nấc hiệu quả

Trong dân gian lưu truyền phương pháp trị nấc bằng món ăn chua. Theo đó các hợp chất chua, giống như hợp chất được tìm thấy trong giấm sẽ làm giảm nấc nhanh chóng. Bạn có thể thử ngậm một vài giọt hoặc thìa cà phê nhỏ giấm trên lưỡi sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Chữa nấc cụt bằng mật ong

Mật ong được biết đến như một loại thuốc kháng sinh với công dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những vậy nó còn có thể trị nấc cụt rất tốt. Bạn lấy một thìa cà phê mật ong hòa với nước ấm và ngậm trên đầu lưỡi, sau đó nuốt. Thực hiện liên tục cho một vài đến cho đến khi nấc thuyên giảm.

Uống nước

Một mẹo dân gian tiếp theo chữa nấc hiệu quả chính là uống nước. Ông cha ta từ xưa đã lưu truyền mẹo uống 9 hớp nước sẽ cắt cơn nấc nhanh chóng. Còn theo kết quả nghiên cứu của nhà cung cấp bảo hiểm y tế Blue Cross Blue Shield, nuốt nước sẽ ngăn chặn các cơ co thắt ở cơ hoành – nguyên nhân gây ra nấc cụt.

Ăn chanh chữa nấc

Bạn có thể cắn hoặc ngậm chanh để cải thiện tình trạng nấc cụt. Theo kết quả điều tra được đăng tải trên Tạp chí Y học New England, phương pháp này đã chữa khỏi nấc cho 14/16 người bệnh.

Ngồi ôm đầu gối

Bạn ngồi xuống đất, sau đó co 2 đầu gối lên ngực, duy trì tư thế này trong vòng 2-3 phút. Việc kéo đầu gối lại gần ngực có thể giúp chặn những cơn co thắt cơ hoành gây nấc.

Cong lưỡi để chữa nấc

Bạn chỉ cần nhẹ nhàng uốn cong đầu lưỡi lên trên để ngăn ngừa nấc cụt. Tiếp đó thè lưỡi ra để kích thích dây thần kinh phế vị. Từ đó làm giảm co thắt cơ hoành.

Xoa bóp nhẹ phần cổ để dừng nấc
Xoa bóp nhẹ phần cổ để dừng nấc

Xoa bóp cổ

Đây là một trong những kỹ thuật kỳ lạ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các cơn nấc cụt. Bạn dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp các động mạch phía bên phải và trái của cổ để giảm nấc hiệu quả.

Chữa nấc bằng cách nín thở

Người bệnh nín thở trong một khoảng thời gian ngắn rồi lại thở ra. Lặp lại động tác này sau 20 phút để dừng nấc.

Ngậm miệng và véo mũi

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây là mẹo dân gian được ông cha ta áp dụng mỗi lần bị nấc bbaf cho hiệu quả tốt. Theo đó bạn ngậm miệng và véo mũi của mình trong khi cố gắng đẩy hơi thở ra bên ngoài.

Hít thở thật sâu

Bạn há miệng và hít một hơi thật sâu. Bạn nên giữ hơi thở đó trong người càng lâu càng tốt. Hành động hít sâu này sẽ làm căng cơ hoành, ngăn không cho nó co lại. Từ đó giảm nấc nhanh chóng và đơn giản.

Tự làm mình cảm thấy sợ hãi để chữa nấc

Mẹo tự làm mình sợ hãi nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế lại rất hiệu quả trong chữa nấc. Phản ứng sợ hãi sẽ khiến các dây thần kinh gây nấc bị kích thích và ngừng lại triệu chứng này. Bạn có thể xem một bộ phim kinh dị cho đến khi nấc dừng lại.

Lưu ý khi bị nấc cụt

Ngoài việc áp dụng những mẹo chữa bệnh trên, bạn cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa nấc cụt:

Bạn nên đi khám nếu nấc kéo dài nhiều ngày
Bạn nên đi khám nếu nấc kéo dài nhiều ngày
  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, đồ có gas, nước nóng.
  • Hạn chế nhai kẹo cao su và hút thuốc lá. Những hành động này có thể khiến bạn nuốt không khí nhiều hơn và gây nấc.
  • Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng. Thói quen này cũng giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Từ bỏ thói quen xấu ăn quá nhanh.
  • Bạn không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi thưởng thức một món nóng.
  • Giữ nhiệt độ ổn định để hạn chế nấc.
  • Thăm khám bác sĩ khi nấc kéo dài không khỏi.

Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa nấc đơn giản, hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác nấc cụt khó chịu. Tuy nhiên nếu các biện pháp trên không cho hiệu quả bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?