5 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Tía Tô Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là cách làm dân gian rất phổ biến và nhiều người áp dụng. Phương pháp chữa bệnh từ thảo dược này đơn giản những không phải ai cũng biết cách áp dụng đúng. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 công thức dùng lá tía tô để chữa bệnh.

Công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh dạ dày

Một trong những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải hiện nay phải kể đến chứng đau dạ dày. Đây là bệnh phổ biến ở nước ta với các triệu chứng rất phổ biến liên quan đến tiêu hóa. Nếu có dấu hiệu của đau bao tử có thể là biểu hiện của các căn bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh về đường ruột hoặc nhiễm khuẩn Hp,… 

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô theo dân gian 
Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô theo dân gian

Để làm giảm các cơn đau của bệnh dạ dày có nhiều phương pháp như dùng thuốc Tây, thuốc Đông y, trong đó mẹo dân gian dùng thảo dược tự nhiên cũng phổ biến không kém. Đặc biệt, biện pháp chữa đau dạ dày bằng lá tía tô vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

Lá tía tô là một loại thảo dược có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm. Công dụng giúp giải uất, tán phong hàn, chống viêm, làm lành niêm mạc dạ dày. Trong dân gian còn biết sử dụng tía tô để chữa các bệnh cảm cúm, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. 

Y học hiện đại cũng đã phân tích và tìm ra được nhiều hoạt chất, dược tính tự nhiên cao có trong lá tía tô. Điển hình có thể kể đến những chất như axit rosmarinic, quercetin,… với công dụng kháng viêm, sát trùng ở niêm mạc, cơ quan tiêu hóa và dạ dày. 

Vitamin C và nhiều loại hoạt chất khác cũng được tìm thấy trong lá tía tô có lợi cho sức khỏe, giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể. Chính vì thế ngày càng nhiều người sử dụng loại thảo dược này để chữa trị bệnh dạ dày và chăm sóc cho sức khỏe.

Lá tía tô chữa bệnh rất tốt nhưng còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người. Nếu lạm dụng quá mức thì sẽ không có hiệu quả chữa trị cao, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách hơn. 

[mrec_form id=”50094″]

Các phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Lá tía tô rất dễ tìm trong đời sống hàng ngày, nhiều người sử dụng loại lá cây này để ăn sống, vừa tăng thêm hương vị vừa tốt cho sức khỏe. Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô có thể áp dụng bằng những cách làm sau đây với một vài thao tác đơn giản ngay tại nhà. 

Ăn sống lá tía tô để chữa bệnh dạ dày 

Một trong những cách chữa bệnh dạ dày đơn giản nhất khi người bệnh có triệu chứng tái phát đột ngột đó chính là ăn lá tía tô. Cách này tuy đơn giản nhưng lại phát huy công dụng cực tốt, cơn đau thuyên giảm nhanh chóng và hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. 

Ăn lá tía tô để làm giảm triệu chứng bệnh đau bao tử
Ăn lá tía tô để làm giảm triệu chứng bệnh đau bao tử

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô khoảng 20g làm sạch, ngâm nước muối để ráo và ăn là được. Để có thêm vị giác, đỡ nhàm chán có thể ăn kèm với ít muối hạt. 

Hãm nước lá tía tô uống chữa bệnh 

Lá tía tô có thể dùng hãm thành nước để uống thay cho nước trà hàng ngày. Công dụng của loại nước này là thanh nhiệt, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm cơn đau dạ dày, khắc phục các triệu chứng khác như buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng,…

Hãm nước lá uống hàng ngày để chữa bệnh
Hãm nước lá uống hàng ngày để chữa bệnh

Để hãm nước lá tía tô uống chữa bệnh dạ dày rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi vừa đủ mang đi làm sạch rồi ngâm nước muối để sát trùng, vớt ra để ráo. 
  • Cho lá tía tô đã chuẩn bị vào ấm rồi cho thêm nửa lít nước đun với lửa nhỏ trong 10 phút thì dừng lại. 
  • Phần bã lá tía tô bỏ đi, nước thu được thì chia làm nhiều lần để uống trong ngày. 
  • Nước lá tía tô nên uống khi còn ấm và kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ mang đến công dụng rất tích cực. 

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô và gừng

Một công thức chữa đau dạ dày bằng lá tía tô hay và tốt được nhiều người áp dụng mà bạn không nên bỏ qua đó chính là kết hợp với gừng. Vị cay nồng, đặc tính ấm của gừng giúp giảm đau, cải thiện hệ tiêu hóa, làm ấm bụng từ đó khắc phục các triệu chứng như trào ngược và đau dạ dày buồn nôn

Kết hợp tía tô với gừng để giảm triệu chứng của bệnh
Kết hợp tía tô với gừng để giảm triệu chứng của bệnh

Trong gừng còn có nhiều hoạt chất tốt như oleoresin, zingiberol,… giúp giảm nhanh cơn đau, kháng viêm, trung hòa dịch vị dạ dày. Nếu như kết hợp nguyên liệu này với lá tía tô thì công hiệu sẽ càng cao hơn. Cách chữa bệnh đau bao tử từ hai loại thảo dược như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô vừa đủ, rửa sạch rồi ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo. 
  • Lấy 100g gừng tươi, làm sạch đất, cạo bỏ vỏ ngoài rồi thái nhỏ. 
  • Cho cả hai nguyên liệu vào nồi nấu cùng 500ml nước đến khi sôi thì đun tiếp với lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút thì dừng. 
  • Bỏ đi phần bã, nước lá tía tô chia thành 3 lần để uống trong ngày, để thuốc có tác dụng tốt nhất nên uống khi còn nóng. 

[middle_link]

Nấu cháo tía tô để ăn chữa bệnh dạ dày

Những thức ăn có dạng lỏng, dễ tiêu đặc biệt tốt với người bị bệnh liên quan đến dạ dày. Chính vì thế bạn có thể nấu cháo tía tô để bệnh nhân sử dụng. Món ăn này sẽ làm giảm được áp lực của dạ dày, cải thiện cơn đau, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt nhất là trong trường hợp đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. 

Món cháo tía tô phù hợp với thể trạng người bệnh
Món cháo tía tô phù hợp với thể trạng người bệnh

Món cháo lá tía tô thực hiện rất đơn giản. 

  • Chuẩn bị 100g lá tía tô, 50g thịt lợn nạc, hành ngò và gạo tẻ để nấu. 
  • Lá tía tô làm sạch thì thái nhỏ, thịt lợn rửa sạch sau đó băm nhuyễn để nấu cháo. 
  • Cho một ít gạo vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu đến khi sôi thì cho thịt lợn vào nấu. 
  • Đợi thịt lợn chín, gạo đã chín nhừ thì cho gia vị vào vừa ăn rồi tắt bếp. Món cháo nên ăn khi còn ấm sẽ tốt hơn, trước khi ăn nên cho lá tía tô và hành ngò vào. 

Dùng lá tía tô với thảo dược khác để chữa bệnh

Nếu bệnh đau bao tử có các triệu chứng bất thường như đau tức, khó chịu tại vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng hoặc trào ngược thì bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá tía tô với các loại thảo dược khác như sau: 

Nguyên liệu cần cho bài thuốc gồm có: Lá tía tô, cây ngũ sắc đã sao vàng hạ thổ, lá đắng, hoài sơn, đương quy, bạch truật (mỗi nguyên liệu 16g); xương bồ và lá lốt (mỗi loại 12g); trần bì và chỉ xác (mỗi loại 10g), sinh khương 4g và 15g hoàng kỳ. 

Các nguyên liệu chuẩn bị xong thì cho vào ấm để sắc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Nước cốt thu được chia uống 2 lần trong ngày sau bữa ăn. Mỗi thang thuốc như vậy dùng được trong 2 ngày. 

Lưu ý trong quá trình chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô có công hiệu tốt nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng sao cho an toàn. Để đảm bảo công hiệu khi chữa bệnh mà không gây hại cho sức khỏe bạn cần chú ý đến một vài vấn đề như sau: 

  • Chữa bệnh bằng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh vì vậy phải phối hợp với các cách chữa khác. 
  • Không lạm dụng bài thuốc quá mức sẽ gây tác dụng ngược lại. 
  • Lá tía tô trước khi dùng chữa bệnh phải ngâm nước muối trước để bỏ hết tạp chất, vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa. 
  • Nếu cơ thể bị dị ứng với lá tía tô thì không nên áp dụng. Dấu hiệu nhận biết dị ứng với thảo dược là khi ăn thấy bụng đau nhiều, nổi mề đay, tiêu chảy, ngứa da. 
  • Thời gian điều trị bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. 

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô có công dụng tốt, an toàn tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời can thiệp chữa trị. 

4.7/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?