9 cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu ai cũng nên biết

Trong dân gian, rất nhiều người đã áp dụng chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu. Nhưng liệu đây có phải là một phương pháp an toàn, hiệu quả? Bài biết sau đây sẽ giải đáp những trăn trở này của người bệnh.

9 cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu
9 cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu

Chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu có thật sự hiệu quả?

Gai cột sống là bệnh lý làm phát sinh các triệu chứng như đau nhức, sưng viêm, tê bì tay chân và gây khó khăn trong quá trình vận động hàng ngày.

Ngoài việc dùng thuốc Tây để điều trị, chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu đã được áp dụng như một số biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng gai xương phát triển.

Ngải cứu là thảo dược tự nhiên sống lâu năm, lá mọc so le như hình lông chim. Loại cây này thường phát triển ở môi trường ẩm thấp, rất dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều.

Theo lý luận của Đông y, ngải cứu có có vị đắng, tính ấm, có mùi thơm, chủ trị các bệnh như đau họng, ho, cảm cúm, giúp chống viêm, giảm đau và điều hòa khí huyết.

Chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh đầy đủ tác dụng chữa bệnh gai cột sống của ngải cứu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, từ hàng nghìn năm nay, ông cha ta đã sử dụng loại thảo dược này để cải thiện cơn đau nhức do gai cột sống, vôi hoáthoát vị đĩa đệm gây ra.

Mặc dù cách chữa bệnh này mang lại hiệu quả vượt trội nhưng không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được. Với các trường hợp như phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh gan thận hay bị rối loạn đường ruột,… việc sử dụng ngải cứu tùy tiện có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, bài thuốc từ ngải cứu rất thích hợp với những trường hợp gai cột sống lưng ở mức độ nhẹ và trung bình.

Tin liên quan: Gai cột sống có chữa được không? Phương pháp điều trị tích cực nhất

Một số bài thuốc chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu

Từ lâu, chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu đã là một mẹo dân gian quen thuộc với rất nhiều người. Dưới đây là một số cách chế biến ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể tham khảo.

Đắp lá ngải cứu và giấm

Đắp lá ngải cứu giúp các dưỡng chất có thể thấm sâu vào da để phát huy công dụng trị bệnh tối đa.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, một ít giấm nuôi và một túi chườm khô sạch.
  • Đầu tiên, tiến hành rửa sạch lá ngải cứu rồi cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Lá ngải cứu vừa sơ chế đem giã nhuyễn rồi trộn cùng với giấm nuôi. Đun sôi hỗn hợp rồi đổ ra túi chườm.
  • Đến khi nguội bớt thì đắp trực tiếp lên vị trí lưng bị gai cột sống, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Người bệnh có thể xoa hỗn hợp theo chiều dài của sống lưng, khi thuốc nguội thì có thể đun nóng lại và chườm tiếp. Thực hiện cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu này trong khoảng 1 tháng để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Uống nước lá ngải cứu

Uống trực tiếp nước ép lá ngải cứu sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng cải thiện được các triệu chứng đau nhức, căng mỏi và tê buốt do bệnh gai cột sống gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi và muối ăn.
  • Lá ngải cứu rửa sạch và ngâm với muối ăn trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó, ép lấy phần nước cốt và sử dụng đều đặn hàng ngày trong khoảng 1 tuần để giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Nước ép ngải cứu rất dễ làm, ai cũng có thể thực hiện được
Nước ép ngải cứu rất dễ làm, ai cũng có thể thực hiện được

Uống ngải cứu và gừng tươi

Ngoài bài thuốc từ ngải cứu và muối, dân gian còn sử dụng ngải cứu kết hợp với gừng tươi. Gừng là vị dược liệu có vị cay nồng, tính ấm với tác dụng chính là tán hàn, giải biểu, chống viêm và chống đau nhức.

Do vậy, đây sẽ là bài thuốc rất hiệu quả khi các triệu chứng gai cột sống lưng trầm trọng hơn lúc thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm không khí tăng cao.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 2 củ gừng tươi.
  • Ngải cứu rửa sạch để ráo, gừng cạo vỏ giã nát.
  • Cho hai nguyên liệu đã sơ chế vào chảo, sao nóng đến khi dược liệu khô và dậy mùi thơm.
  • Sau đó cho hỗn hợp trên vào túi chườm và chườm đắp lên vùng cột sống bị gai.
  • Nên thực hiện bài thuốc từ ngải cứu và gừng 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh được cải thiện hoàn toàn.

Tin liên quan: Các cách chữa gai cột sống bằng đu đủ đem lại hiệu quả tốt

Chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu và mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm và chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng kết hợp ngải cứu và mật ong sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh gai cột sống.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 300g lá ngải cứu tươi, 2 – 3 thìa canh mật ong nguyên chất.
  • Tiến hành rửa sạch lá ngải cứu và ngâm trong khoảng 30 phút cùng nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau đó, cắt lá ngải cứu thành từng khúc nhỏ, vắt lấy nước cốt và thêm mật ong vào để sử dụng.
  • Chia nước ngải cứu mật ong thành 2 phần để uống vào buổi trưa và buổi tối. Với bài thuốc này, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ nhận thấy bệnh tiến triển rõ rệt.
Mật ong và ngải cứu là bài thuốc được nhiều người bệnh lựa chọn
Mật ong và ngải cứu là bài thuốc được nhiều người bệnh lựa chọn

Chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu, chanh và bưởi

Chanh và bưởi có chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Hơn nữa, hai nguyên liệu này còn giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ xương khớp. Bài thuốc chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu, bưởi và chanh được nhiều người bệnh đánh giá cao.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 200g ngải cứu tươi, 1kg chanh khô bỏ hạt, 2 vỏ bưởi, 1 lít rượu trắng 40 độ và 200g đường phèn.
  • Lá ngải cứu và vỏ bưởi đem rửa sạch, để ráo và cắt vỏ bưởi thành từng đoạn nhỏ.
  • Tiếp đến cho ngải cứu, vỏ bưởi và chanh vào chảo, sao vàng rồi phơi dưới nắng trong vòng 1 ngày.
  • Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cùng rượu và đường phèn vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp lại, ngâm trong vòng 30 ngày là có thể sử dụng được. Bệnh nhân có thể uống một ly nhỏ khoảng 5 ml mỗi ngày trước khi đi ngủ để chữa bệnh.

Tin liên quan: Mẹo dùng lá lốt chữa gai cột sống theo phương pháp dân gian

Chữa gai cột sống bằng điếu ngải

Điếu ngải là phương pháp này có tác dụng điều hòa khí huyết, khử tán âm hàn và đả thông huyết mạch. Tuy nhiên cách này phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì dễ dẫn đến bỏng cũng như để lại sẹo thâm trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu khô đã loại bỏ cuống và phần gân lá.
  • Người bệnh lấy ngải cứu chà xát cho tới khi nhuyễn thành lông trắng. Loại bỏ phần cuống lá và gân còn sót lại, phần thu được gọi là ngải nhung.
  • Lấy 5 – 7g ngải nhung cuốn lại thành điếu thuốc to khoảng 13 – 15cm. Gói chặt hai đầu rồi đốt điếu ngải để hơ dọc cột sống lưng trong vòng 20 – 30 phút. Phương pháp này giúp tình trạng đau nhức lưng được thuyên giảm đáng kể.
Khi sử dụng điếu ngải để chữa bệnh, người thực hiện phải hết sức cẩn thận
Khi sử dụng điếu ngải để chữa bệnh, người thực hiện phải hết sức cẩn thận

Ngâm chân với ngải cứu

Bài thuốc ngâm chân bằng ngải cứu sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn.

Bài thuốc này không chỉ áp dụng được khi bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng mà người có sức khoẻ bình thường thực hiện cũng rất tốt cho cơ thể.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho ngải cứu vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước và đun sôi trong vòng 5 phút.
  • Đổ nước ra thau, để nguội bớt rồi và tiến hành ngâm chân để giảm đau nhức.

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng ngải cứu trong bữa ăn hàng ngày. Một số món ăn vừa bổ dưỡng vừa có công dụng chữa gai cột sống như:

Ngải cứu chiên trứng

Đây là món ăn dễ làm, người bệnh có thể sử dụng từ 3 – 4 lần một tuần.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi và 1 quả trứng gà.
  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ vào bát nhỏ. Sau đó đập quả trứng gà vào, nêm nếm gia vị và trộn đều hỗn hợp.
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy trong khoảng 20 phút là đã có một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Tìm hiểu thêm: Tại sao nhiều người lại chọn phương pháp điều trị gai cột sống bằng xương rồng?

Gà hầm ngải cứu

Ngải cứu hầm với gà thích hợp với bệnh nhân gai xương khớp mà cơ thể xanh xao và suy nhược.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 con gà ác, 200g ngải cứu tươi, đồng lượng 10g mỗi loại tam thất, hạt sen, táo đỏ, câu kỷ tử và ý dĩ.
  • Gà đem sơ chế sạch, rồi cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào bụng gà.
  • Xếp gà vào nồi, đổ nước xâm xấp, thêm gia vị vừa ăn và hầm cho đến khi gà mềm nhừ. Mỗi tuần người bệnh nên ăn 1 – 2 lần để nâng cao sức khỏe và giúp xương khớp dẻo dai.
Gà hầm ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ người bệnh gai cột sống
Gà hầm ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ người bệnh gai cột sống

Một số lưu ý trong quá trình điều trị

Để quá trình chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Ngải cứu là vị thuốc có dược tính cao nên khi dùng quá liều có thể gây ngộ độc làm thần kinh hưng phấn quá mức dẫn tới chóng mặt, run tay chân, co giật.
  • Nếu dùng lá ngải cứu tươi để chữa bệnh thì không dùng quá 500 g mỗi một lần sử dụng để tránh gây ngộ độc.
  • Trường hợp bệnh nhân cao huyết áp, nóng trong, viêm gan và phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Dược liệu này còn có công dụng cầm máu, do vậy muốn tránh tác dụng này thì có thể kết hợp sử dụng thuốc chống viêm nhóm NSAIDS, đặc biệt là Aspirin.
  • Ngoài ra, nên tránh gây thêm tổn thương cho cột sống như ngồi quá lâu, ngồi vẹo cột sống, mang vác vật nặng, nằm võng,…
  • Rèn luyện lối sống lành mạnh, có các biện pháp kiểm soát cân nặng để hạn chế các áp lực lên cột sống. Nên luyện tập thể thao đều đặn, nhất là các bài tập hỗ trợ điều trị gai cột sống lưng.
  • Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, glucosamin và omega-3 như hải sản, trứng, sữa, cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân, óc chó, rau xanh,… Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Chữa bệnh gai cột sống lưng bằng ngải cứu là phương pháp giúp cải thiện cơn đau và giảm hiện tượng chèn ép dây thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng các tác dụng ngoài ý muốn và các tình huống rủi ro không đáng có.

Tin liên quan:

4.7/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?