Top 4 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Bạch Đàn Hiệu Quả, An Toàn 2022

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn là một trong số ít những bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người áp dụng do mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại nguyên liệu này đúng cách và hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lá bạch đàn chữa bệnh á sừng hiệu quả ngay tại nhà.

Công dụng chữa á sừng của lá bạch đàn

Bạch đàn vốn được nhiều người  biết đến nhờ công dụng dùng để chiết xuất tinh dầu, được gọi là tinh dầu khuynh diệp, giúp phòng ngừa cảm cúm, ho, lạnh. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến công dụng chữa bệnh ngoài da như bệnh á sừng, mề đay, vẩy nến, mẩn ngứa của loại lá này.

Lá bạch đàn có nhiều công dụng chữa bệnh á sừng
Lá bạch đàn có nhiều công dụng chữa bệnh á sừng

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, lá bạch đàn được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da do chứa nhiều hoạt chất tốt cho da như: 

  • Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng: Các chất Aldehyde Valeric, Cineol, Butyric,… có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên mạnh, giúp tiêu diệt nấm men và một số loại vi khuẩn gây hại trên da, phòng ngừa nhiễm khuẩn da.
  • Bảo vệ và cung cấp các dưỡng chất làm mềm da, hạn chế tình trạng khô nứt và ngứa ở da do bệnh á sừng.
  • Khả năng loại bỏ tế bào chết, giảm tốc độ tạo sừng ở da.
  • Loại bỏ tế bào chết, mảng bám vảy đỏ trên vùng da bị nhiễm á sừng, nhanh chóng trả lại làn da mềm mại như bình thường.
  • Kích thích hệ thần kinh, giúp làm giảm tình trạng căng thẳng. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi làm bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng á sừng ở da.

4 Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn tại nhà

Có rất nhiều cách sử dụng lá bạch đàn chữa á sừng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là 2 cách được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay:

Bài thuốc đắp chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Đắp giúp các hoạt chất trong lá bạch đàn thấm nhanh, trực tiếp cho hiệu quả tại vùng da bị bệnh, cải thiện tình trạng ngứa, đau và khó chịu do bệnh gây ra.

Để thực hiện bạn cần:

  • Chọn 3 – 5 lá bạch đàn tươi hoặc nhiều hơn (ước lượng dựa vào diện tích vùng da bị tổn thương do á sừng)
  • Rửa sạch lá bằng nhiều lần nước và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Thái nhỏ và giã nát với 1 ít muối hạt
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị với nước sạch và lau khô
  • Đắp hỗn hợp lá bạch đàn và muối lên vùng da bị á sừng. Có thể dùng gạc ý tế cố định lại để hỗn hợp thuốc không bị rơi ra
  • Chờ khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
Có thể dùng gạc y tế để băng bó hỗn hợp đắp lại, tăng hiệu quả chữa bệnh
Có thể dùng gạc y tế để băng bó hỗn hợp đắp lại, tăng hiệu quả chữa bệnh

Áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để thấy được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý không để tinh dầu lá bạch đàn tiếp xúc với các vùng da hoặc niêm mạc nhảy cảm như mắt, mũi… có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Tắm nước lá bạch đàn chữa á sừng

Tắm hoặc ngâm mình bằng nước nấu từ lá bạch đàn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe không riêng bệnh á sừng.

Nước ấm nấu từ lá bạch đàn còn giúp làm giãn các dây thần kinh, thúc đẩy máu lưu thông tốt. Từ đó, giảm cảm giác đau và khó chịu trên da, đồng thời xua tan căng thẳng mệt mỏi, tốt cho quá trình chữa bệnh. 

Ngoài ra, các hoạt chất trong lá bạch đàn còn giúp cung cấp độ ẩm và chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp da trở nên mềm mịn, cải thiện tình trạng khô da và làm giảm tình trạng nứt nẻ, chảy máu.

Ngâm tắm nước lá bạch đàn có thể cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả
Ngâm tắm nước lá bạch đàn có thể cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả

Để chữa á sừng bằng lá bạch đàn, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạch đàn và 1 ít muối hạt
  • Rửa sạch lá bằng nhiều lần nước và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút, để ráo.
  • Vò nát là bạch đàn và cho vào nồi, đun sôi với 1 lít nước.
  • Đến khi nước chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và cho muối vào và khuấy đều.
  • Để nước tự nguội dần hoặc pha thêm nước lạnh về nhiệt độ thích hợp từ 38 – 50 độ C. Dùng nước này tắm hoặc ngâm mình.

Tắm đều đặn mỗi ngày một lần, cho đến khi triệu chứng ngứa và khô ở da khỏi hẳn. Lưu ý,  trong quá trình tắm, người bệnh không nên chà xát mạnh để tránh gây xước hoặc tổn thương chảy máu da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Dùng nước cốt lá bạch đàn để chữa á sừng

Nước cốt lá bạch đàn có nhiều dưỡng chất và dùng uống sẽ giúp da nhanh tróc vảy và da mới được tái tạo.

Cách thực hiện:

  • Lá bạch đàn rửa sạch và ngâm cùng nước muối khoảng 15 phút.
  • Giã nát lá vừa ngâm được.
  • Lấy nước lá thoa lên da, đợi khô thì thoa khoảng 4 – 5 lớp nữa.
  • Giữ nguyên 20 phút và rửa cùng nước ấm.
  • Áp dụng ngày 1 – 2 lần.

Ngâm rửa chữa á sừng

Ngâm rửa cũng là cách đơn giản để đẩy lùi triệu chứng bệnh á sừng. Trong lá bạch đàn có nhiều dưỡng chất tốt cho da, khi tiến hành ngâm vùng da bị tổn thương với nước lá bạch đàn sẽ giúp triệu chứng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Cách thực hiện:

  • Lá bạch đàn rửa sạch rồi đun cùng 2 lít nước khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu có trong lá được ra hết.
  • Có thể thêm muối hạt.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng rồi ngâm vùng da đó với nước ấm vừa đun được.
  • Có thể dùng lá bạch đàn chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
  • Chỉ nên áp dụng cách này tối đa 1 lần mỗi ngày.
Có thể dùng nước lá bạch đàn để ngâm vùng da bị á sừng
Có thể dùng nước lá bạch đàn để ngâm vùng da bị á sừng

Cần lưu ý gì khi chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn

Bác sĩ Lê Phương cho biết, các hoạt chất trong lá bạch đàn có công dụng cải thiện các triệu chứng ngứa, sưng viêm và đau rát ở da do bệnh á sừng rất tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị tạm thời, không có tác dụng chữa triệt để căn bệnh này. Hơn nữa, hiệu quả chữa trị của lá bạch đàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, đổ tuổi, vị trí tổn thương, nguyên nhân và mức độ của bệnh.

Trong quá trình áp dụng, người bệnh nên tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác dụng phụ và tăng hiệu quả. Cụ thể:

  • Lá bạch đàn chứa một số độc tính lên hệ tiêu hóa và một số cơ quan khác. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc dưới hình thức đắp, rửa ngoài da. Tuyệt đối không được uống.
  • Tinh dầu lá bạch đàn có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Người bệnh nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Chỉ sử dụng đúng liều lượng, tránh để tính dầu lá bạch đàn tiếp xúc với những vùng da, niêm mạc nhạy cảm như mắt, miệng…
  • Trẻ em và phụ nữ có thai, cho con bú không nên sử dụng lá bạch đàn chữa bệnh á sừng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Lá bạch đàn chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh á sừng nhẹ
Lá bạch đàn chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh á sừng nhẹ
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị và làm khô trước khi dùng lá bạch đàn để chữa bệnh.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp sử dụng lá bạch đàn và các thuốc bôi đặc trị á sừng tại nhà.
  • Trong quá trình điều trị cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, hoặc những tác nhân có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh khác như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc….
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2 – 2,5l nước mỗi ngày.
  • Tránh xa các đồ ăn có mùi tanh, cay nóng hoặc các thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia hoặc cà phê, thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và cân bằng cảm xúc, tránh stress, lo âu.
  • Trong quá trình điều trị nếu nhận thấy có xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên ngừng sử dụng lá bạch đàn và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn mang lại nhiều hiệu quả tích cực như giảm viêm, giảm ngứa, giảm khô và nứt nẻ da, thúc đẩy quá trình hồi phục da tốt hơn. Mặc dù sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng, tránh gây phản tác dụng, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Có thể bạn cần:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?