[Hỏi đáp] Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày như thế nào là tốt?

Chào bác sĩ, tôi là Nam, 56 tuổi, ở Thái Bình, tôi mới phát hiện bị đau dạ dày cách không lâu. Tôi đã đi khám và được bác sĩ  kê thuốc uống, cũng đỡ hơn rất nhiều rồi. Tuy nhiên tôi vẫn còn nhiều băn khoăn về bệnh nhất là chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày. Tôi viết lên đây hi vọng được các bác sĩ tư vấn thêm cho tôi về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn.

(Nguyễn Văn Nam-Thái Bình)

Cảm ơn bác Nam đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với những thắc mắc của bác về chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày, Ban biên tập chúng tôi đã liên hệ với Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê thị Phương, GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông Y Việt Nam và xin được trao đổi lại với bác Nam như sau:

Đau dạ dày hiện nay đã trở thành bệnh phổ biến trong đời sống, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bị bệnh. Bên cạnh việc phát hiện  sớm và xử lý đúng cách  thì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng để bệnh nhân thoát khỏi bệnh đau dạ dày. Người bị đau dạ dày không được ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bị đau dạ dày cần phải tuân thủ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý sau đây.

Ăn uống nghiêm ngặt – Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày quan trọng nhất

Chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh dạ dày là vô cùng quan trọng. Mỗi một loại thực phẩm khi đi qua đường tiêu hóa đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Do vậy, nếu bạn bị đau dạ dày, hãy ghi nhớ và duy trì các thói quen tốt sau đây.

Hạn chế ăn đồ sống, lạnh

Người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn các món đồ sống hoặc đồ tái ví dụ như rau sống, thịt tái, thịt sống, gỏi, nem chua,… Các món ăn này đều vô cùng hấp dẫn và không gây hại cho cơ thể người bình thường nhưng đối với người mắc bệnh dạ dày lại khác. Do chưa trải qua quá trình chế biến hoặc chưa được chế biến một cách hoàn toàn với tác động của nhiệt độ nên các món ăn này có thể chứa rất nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày.

Nếu ăn các món ăn này, có thể người bệnh đau dạ dày sẽ bị đau bụng do niêm mạc dạ dày bị viêm loét
Nếu ăn các món ăn này, có thể người bệnh đau dạ dày sẽ bị đau bụng do niêm mạc dạ dày bị viêm loét

Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Những loại thực phẩm có chứa chất kích thích đều là kẻ thủ của bệnh đau dạ dàyChất nicotin trong thuốc lá và cồn trong bia rượu. Các chất này có thể khiến lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ăn mòn. Hơn nữa, chúng lại kích thích acid dạ dày tiết ra nhiều hơn và gây viêm loét trầm trọng hơn.

Đó là lý do các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh phải tránh xa rượu bia và các loại đồ uống có cồn nếu không muốn tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Giữ gìn vệ sinh ăn uống

Tất nhiên ai cũng nên giữ thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh đau dạ dày, mức độ nhạy cảm với đồ ăn tăng lên một cách đáng kể nên cho dù chỉ là một món ăn không sạch sẽ cũng có thể gây nên những cơn đau nhức dữ dội.

Bạn nên hạn chế thói quen ăn uống vỉa hè không đảm bảo vệ sinh hoặc không nên sử dụng chung đồ cá nhân đặc biệt là cốc uống nước vì có thể bị lây lan vi khuẩn Hp. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi nhớ tiêu chí ăn chín uống sôi để đảm bảo ngăn chặn các vi khuẩn có hại di chuyển vào bên trong dạ dày qua đường ăn uống.

Luôn đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh khi ăn uống
Luôn đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh khi ăn uống

Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau

Đau dạ dày có thể là hậu quả của việc bạn đang sử dụng thuốc giảm đau cho một số bệnh lý khác. Những loại thuốc giảm đau này sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định và ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Bởi lẽ, trong các loại thuốc này có chứa các hoạt chất có thể kìm hãm sự sản sinh các tế bào niêm mạc nên dẫn đến sự hình thành các vết loét.

Do vậy bạn hãy tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau này. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng, hãy thông báo với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Ăn uống đủ chất

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ không chỉ tốt cho bệnh lý dạ dày mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung. Chỉ khi được cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu bào gồm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất hệ miễn dịch của cơ thể mới có thể hoạt động một cách tốt nhất, từ đó bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.

Hãy xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng cho từng ngày, đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Tất nhiên hãy luôn ghi nhớ loại bỏ các nhóm thực phẩm quá chua cay, quá dầu mỡ,… ra khỏi thực đơn này.

Thực đơn đủ chất giúp tăng cường sức khỏe toàn thân
Thực đơn đủ chất giúp tăng cường sức khỏe toàn thân

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dạ dày, giảm thiểu các cơn đau nhức và bảo vệ niêm mạc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ.

Ăn đúng cách, đúng giờ

Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bất cứ người đau dạ dày nào cũng cần phải tuân theo nếu không muốn bệnh ngày càng nặng. Ăn uống đúng giờ, khoa học, với mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 5 tiếng, bởi trong khoảng thời gian đó, dạ dày có đủ thời  gian để làm việc, và khiến dạ dày không quá đói cũng không quá no. Các bác sĩ khuyên nên ăn trước 7h tối và đi ngủ trước 10h đêm là hợp lý nhất cho sức khỏe của người đau dạ dày.

Đối với bữa cơm tối cần hạn chế các đồ ăn rán, nướng, hun khói, hay đồ hải sản; bữa tối nên ăn ít, chớm no, không nên ăn quá no sẽ làm hại dạ dày của bạn.

Ăn uống đúng giờ để dạ dày đảm bảo hoạt động ổn định nhất
Ăn uống đúng giờ để dạ dày đảm bảo hoạt động ổn định nhất

Chọn giờ uống nước

Điều  này tưởng chừng không mấy đúng nhưng uống nước vào các thời điểm thích hợp  sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng, bổ sung nước làm dịu nhẹ dạ dày sau  khoảng thời gian phải làm việc.Uống nước tốt nhất là vào lúc sáng sớm ngủ dậy và uống nước trước khi ăn 1h là tốt nhất cho cơ thể. Uống quá nhiều nước cũng không tốt  sẽ làm loãng dịch vị dạ dày  và ảnh hưởng tới tiêu hóa thức ăn.

Ăn uống chậm

Có rất nhiều trường hợp đau dạ dày đến từ thói quen ăn uống, ăn quá nhanh và nhai không kỹ là một trong số đó. Việc nhai thức ăn không kỹ khiến dạ dày phải làm việc với công suất cao hơn và lâu dài sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương. 

Người bị đau dạ dày được khuyến cáo nên tập thói quen ăn uống một cách chậm rãi, nhai thật kỹ để nước bọt tiết ra nhiều hơn. Từ đó, áp lực lên dạ dày sẽ giảm đi rất nhiều, các vết thương sẽ không phải chịu thêm tổn thương mới. Đây là cách bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.

Luyện tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ
Luyện tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ

Không được nhịn đói

Khi bụng đói, dạ dày vẫn sẽ tiết dịch acid và thực hiện hoạt động co bóp như khi thực hiện tiêu hóa thức ăn, thậm chí hoạt động này có diễn ra mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao người bệnh đau dạ dày thường bị đau bụng dữ dội khi xảy ra tình trạng đói.

Chưa kể khi acid dạ dày tiết ra nhiều hơn nhu cầu vốn có của nó, niêm mạc dạ dày sẽ bị ăn mòn và dần hình thành ổ viêm loét. Khi trong bụng không có thức ăn để tiêu hóa, hiện tượng viêm loét sẽ trở nên trầm trọng hơn. Thường xuyên nhịn đói cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị đau dạ dày và là yếu tố nguy cơ khiến bệnh dạ dày điều trị kéo dài không khỏi.

Không vận động mạnh, không nằm sau khi ăn

Sau khi ăn dạ dày sẽ cần một thời gian nhất định để có thể tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn. Hoạt động này được thực hiện tốt nhất khi bạn nghỉ ngơi một cách thư giãn. Các hoạt động chạy nhảy hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn sẽ khiến các hoạt động tiêu hóa bên trong dạ dày bị rối loạn. 

Điều này giải đáp lý do vì sao nếu nằm xuống sau khi ăn bạn sẽ rất dễ bị đau bụng. Với những người bị bệnh dạ dày, cơn đau này sẽ còn nặng nề và dữ dội hơn rất nhiều. Thay vì vậy, bạn nên đi bộ một cách nhẹ nhàng sau bữa ăn, đây sẽ là cách tốt nhất để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuyệt đối không nên nằm sau khi ăn
Tuyệt đối không nên nằm sau khi ăn

Tránh xa stress, căng thẳng, lo âu

Căng thẳng stress có thể là nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày cũng sẽ là nỗi ám ảnh của những người mắc bệnh đau dạ dày. Nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng của acid dịch vị khi cơ thể có biểu hiện của sự căng thẳng, stress. Khi dạ dày tiết acid tất yếu sẽ gây ảnh hưởng đến các vết loét vốn có trên niêm mạc dạ dày và gây nên những cơn đau dữ dội.

Vì thế, nếu không muốn để các cơn đau làm phiền, bạn nên suy nghĩ tích cực, sắp xếp công việc hợp lý để tránh tình trạng stress, lo âu cũng như giúp quá trình điều trị đau dạ dày đạt hiệu quả cao hơn.

Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý

Chế độ tập luyện thể dục thể thao giúp bệnh lý đau dạ dày được cải thiện đáng kể. Bởi lẽ các bài tập vừa phải sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn đồng thời quá trình lưu thông tuần hoàn máu cũng được đẩy nhanh hơn do đó dạ dày sẽ được làm việc một cách tốt nhất.

Cường độ tập luyện là mấu chốt quan trọng, quyết định đến hiệu quả của các bài tập thể thao đối với cơ thể, đặc biệt là người bị đau dạ dày. Trước tiên, bạn nên tập luyện các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, đá cầu,… Hãy luôn cố gắng duy trì tập luyện một cách điều độ và hạn chế các bộ môn vận động quá mức cơ thể bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự thay đổi tích cực.

Sinh hoạt một cách khoa học và đều đặn

Sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc một cách đều đặn, đúng giờ là cách tốt nhất để không tạo áp lực cho cơ thể nói chung và cho dạ dày nói riêng. Lối sống lành mạnh luôn là liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe của bất kỳ ai.

Bạn nên học cách sắp xếp công việc, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc để không khiến bản thân bị căng thẳng. Đặc biệt với giấc ngủ, duy trì giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày và đừng quên ngủ trưa khoảng 30 – 60 phút.

Người bị đau dạ dày cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Người bị đau dạ dày cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Tránh thức khuya

Thức khuya là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe, không chỉ riêng với những người mắc bệnh lý dạ dày. Nếu bạn chưa biết thì các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ tự tái tạo vào ban đên khi chúng ta đang ngủ. Việc tái tạo này sẽ diễn ra một cách thầm lặng và tốc độ khá chậm. Vì thế để niêm mạc nhanh chóng phục hồi, chúng ta nên có một giấc ngủ thật sâu, thật chất lượng và quan trọng hơn cả là phải đúng giờ.

Việc thức khuya có thể khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn và khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng, kéo dài hơn. Ngoài ra, khi thức khuya, rất có thể cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, càng là mối nguy hại to lớn đối với bệnh lý dạ dày.

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày cũng không quá phức tạp hay chi tiết chỉ cần để ý một chút thì người bệnh đau dạ dày có thể cải thiện dần dần tình trạng bệnh của mình một cách dễ dàng. Hi vọng với câu trả lời trên có thể giúp anh Nam có chế độ sinh hoạt khoa học tốt nhất cho căn bệnh của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?