Chảy máu cam ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất

Chảy máu cam ở trẻ theo chuyên gia là hiện tượng thường gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có gây nguy hiểm hay không và nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ? Cha mẹ hãy theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây để có thể xử lý kịp thời tại nhà nếu con bị chảy máu cam.

Chảy máu cam ở trẻ là bệnh gì?

Chảy máu cam ở trẻ em (chảy máu mũi) là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ gây xuất huyết. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Và theo một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào ban ngày hơn là ban đêm.

Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng thường gặp
Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng thường gặp

Dựa vào tình trạng chảy máu có thể phân thành 2 dạng chính như sau:

  • Chảy máu mũi trước: 

Hiện tượng này chiếm đến 90% các trường hợp chảy máu cam nói chung. Vị trí chảy máu thường xuất phát ở khu vực phía trước của mũi, ở phần dưới vách ngăn của mũi. Nguyên nhân do mạch máu ở khu vực này rất dễ vỡ khi hỉ mũi hay va chạm cục bộ như ngoáy mũi, té ngã,…

Chảy máu mũi trước còn rất dễ gặp ở những trẻ sống tại những vùng khô lạnh hoặc ở trong môi trường máy lạnh thường xuyên. Khi đó, niêm mạc mũi trẻ bị khô, dễ bong tróc, nứt nẻ và dễ bị chảy máu.

Loại chảy máu cam này thường chảy ở một bên, chủ yếu chảy ra phía trước. Nếu máu chảy xuống họng thì số lượng cũng rất ít. Cách điều trị trường hợp này rất đơn giản, có thể áp dụng các phương pháp sơ cứu thông thường. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu này rất dễ tái phát lại nhiều lần.  

  • Chảy máu mũi sau: 

Đây là trường hợp chảy máu cam ở trẻ ít gặp hơn, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số các trường hợp. Nguyên nhân chảy máu thường liên quan đến những mạch máu cao hơn và sâu hơn của mũi.

Chảy máu mũi loại này thường là chảy hai bên mũi và máu chủ yếu chảy ra phía sau và xuống họng. Theo nghiên cứu tổng quan, chảy máu mũi sau thường gặp ở những người cao tuổi hoặc khi bị chấn thương vùng mặt.

Tuy trẻ nhỏ ít gặp nhưng chảy máu mũi sau lại nguy hiểm hơn chảy máu mũi trước rất nhiều. Thông thường trẻ cần phải được cấp cứu hoặc can thiệp y tế.

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam như:

  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị chảy máu cam. Khi độ ẩm quá thấp khiến không khí bị hanh khô dẫn đến màng nhầy ở mũi trẻ giảm, không có độ đàn hồi và vô cùng nhạy cảm. Lúc này chỉ cần sự tác động nhỏ như hắt hơi, dụi mũi cũng khiến chảy máu cam. Bên cạnh đó, khi thời tiết nóng khiến mạch máu giãn nở, trẻ bị ngứa ngáy dễ ngoáy mũi làm vỡ mạch máu gây chảy máu cam. 
  • Chấn thương, va đập: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ  tò mò, nghịch ngợm nên dễ bị chấn thương va đập nhất. Bên cạnh đó khi chơi các đồ chơi trẻ còn hiếu động cho chúng vào mũi gây hiện tượng chảy máu.
Chấn thương, va đập là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Chấn thương, va đập là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ
  • Thiếu dưỡng chất: Vitamin C là chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của trẻ giúp bảo vệ và chống lại các bệnh truyền nhiễm. Nếu thiếu loại vitamin này, cơ thể trẻ suy yếu, các cơ quan nhất là hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn tấn công làm tổn thương mạch máu.
  • Viêm mũi, u mũi: Khi trẻ bị viêm mũi, các động mạch và tĩnh mạch sẽ mở rộng hơn dẫn đến hệ thống mạch máu trong khoang mũi biến đổi gây chảy máu. Bên cạnh đó, các khối u ác tính và khối u lành tính cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ.
  • Độ ẩm môi trường không cân bằng: Đây là trường hợp trẻ bị chảy máu cam do thường xuyên ở trong môi trường điều hòa. Vì điều hòa làm khô không khí xung quanh dẫn đến mất cân bằng độ ẩm, gây khô mũi.
  • Do di truyền: Một số yếu tố di truyền bẩm sinh khiến trẻ dễ bị tác động ngoại cảnh làm chảy máu mũi như: Cấu trúc thành mạch, cấu trúc vách mũi mỏng,…

Chảy máu cam ở trẻ có nguy hiểm không?

Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ nếu tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như:

  • Gây thiếu máu: Lượng máu trong cơ thể trẻ em ít hơn so với người lớn, khả năng sản sinh máu cũng kém hơn rất nhiều. Do đó khi chảy máu cam thường xuyên, khiến lượng máu bù đắp không kịp, lâu dần sẽ khiến con bị thiếu máu. Trường hợp trẻ bị thiếu máu thì người mệt mỏi, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, còi cọc,…
  • Mắc một số bệnh lý: Chảy máu cam nhiều lần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như u xơ vòm mũi họng, u mạch máu, viêm mũi xoang mãn tính hoặc bị hội chứng giãn mạch. Đây đều là các căn bệnh nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
  • Đe dọa tính mạng của bé: Ảnh hưởng đến tình mạng được xem là hậu quả nghiêm trọng do chảy máu cam gây ra. Vì nếu không xử lý đúng cách dẫn đến máu bị chảy ngược vào trong họng gây tắc đường thở, khiến bé tử vong.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Khi bị chảy máu cam nhiều lần cũng sẽ khiến trẻ hoảng sợ, tâm trạng bất ổn, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý.

Như vậy chảy máu cam ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ tại nhà

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp phải ở trẻ, do đó cha mẹ cần trang bị kiến thức để có thể xử lý tình trạng này kịp thời khi ở nhà.

Cách cầm máu cam cho trẻ 

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh thực hiện các bước xử lý sau:

Bước 1: Xác định bên mũi bị chảy máu

Thông thường máu chỉ chảy ra từ một bên lỗ mũi, nhưng trẻ có phản ứng dụi nên máu loang ra rất khó phân biệt chảy từ bên nào. Lúc này cha mẹ cần lau mũi sạch cho bé, sau đó để bé cúi đầu xuống cho máu chảy ra và xác định được chính xác bên mũi chảy máu cam.

Bước 2: Thực hiện cầm máu cho trẻ

Cha mẹ lấy ngón tay trỏ đè lên cánh mũi trẻ sao cho chạm vào vách ngăn. Để bé hơi ngửa đầu lên một chút rồi giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. 

Lưu ý: Chỉ nên để đầu trẻ hơi ngửa ra sau một chút, nếu ngửa quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng máu chảy ngược vào hốc mũi hoặc bao tử rất nguy hiểm.

Cha mẹ cần cầm máu cho trẻ nhanh chóng tránh gây hiện tượng mất máu
Cha mẹ cần cầm máu cho trẻ nhanh chóng tránh gây hiện tượng mất máu

Bước 3: Chăm sóc khi trẻ bị chảy máu cam

  • Cho bé nằm nghỉ ít nhất trong vòng 2 giờ .
  • Cha mẹ nên dùng bông gòn bịt lỗ mũi bị chảy giúp cầm máu nhanh hơn.
  • Nếu máu chưa ngưng và chảy xuống cổ họng thì nên đặt bé nằm nghiêng và hướng dẫn bé đẩy máu ra ngoài bằng lưỡi. 

Chú ý: Không được để bé nuốt máu chảy vào bụng vì có thể dẫn đến hiện tượng nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Biện pháp ngăn ngừa máu cam chảy lại

Trong một số trường hợp, chảy máu cam ở trẻ có thể tái phát lại sau khi đã được cầm máu. Nếu khối lượng máu chảy một lúc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất máu ở trẻ. Chính vì vậy, sau khi cầm máu cho bé, cha mẹ cần thực hiện:

  • Không cho trẻ uống đồ uống nóng, ăn thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu cam.
  • Chú ý không để trẻ không ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ để tránh chảy máu trở lại.
  • Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh, chạy nhảy hoặc nhấc vật nặng.
  • Nếu trẻ bị táo bón nên cho trẻ uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Vì khi bị táo bón trẻ phải rặn khi đi vệ sinh và có nguy cơ khiến máu mũi tiếp tục chảy.
  • Làm ẩm niêm mạc mũi cho trẻ bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý.

Nếu tình trạng chảy máu cam ở trẻ xuất hiện trở lại có thể áp dụng một số cách xử lý sau và có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Để trẻ xì mũi tống hết các khối máu đông ra ngoài.
  • Dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào lỗ mũi chảy máu.
  • Thực hiện động tác bóp hai cánh mũi trẻ trong vòng 10 phút để cầm máu.

Chú ý: Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ

Chảy máu cam ở trẻ rất thường gặp, tuy nhiên trong các trường hợp sau cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 – 10 phút thực hiện bóp mũi. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu và ngăn chặn mất máu ở trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam lặp đi lặp lại nhiều lần mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp chảy máu cam ở trẻ này có thể là do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân để điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng hơn.
  • Nếu trẻ bị chảy máu mũi kèm theo các vết tím bầm dập trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu,…
  • Trường hợp trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, thận, hemophilia,…
  • Khi có dấu hiệu tim đập nhanh, khó thở hoặc khạc hay nôn ra máu.
Khi tình trạng chảy máu kéo dài không ngừng cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị
Khi tình trạng chảy máu kéo dài không ngừng cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị

Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ chảy máu cam ở trẻ bằng cách:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ: Nên vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1 – 2 lần / tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ trong niêm mạc mũi khiến mũi dễ bị khô, nhiễm khuẩn và mắc tổn thương.
  • Giữ ẩm cho mũi bằng cách bôi vaseline vào phần trước vách mũi và cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
  • Khi trẻ bị viêm mũi hoặc mắc các bệnh về hệ tai – mũi – họng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. 
  • Chăm sóc và nhắc nhở bé không đưa đồ vật hay dùng tay ngoáy mũi. Vì như vậy có thể gây tổn thương niêm mạc và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch các bệnh truyền nhiễm.
  • Bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C cho trẻ hàng ngày. Tốt nhất nên bổ sung các loại rau lá xanh, củ quả có vị chua và các loại quả có múi nhiều vitamin như cam, quýt, canh, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, hoa kim châm, các loại cá,…

Chảy máu cam ở trẻ có thể biến chứng gây nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?