Bài thuốc Chân vũ thang là gì? Cách dùng và công dụng chính

Trong số những bài thuốc nổi tiếng của y học cổ truyền Việt Nam thì Chân vũ thang chắc chắn là không thể không nhắc đến. Đây là một bài thuốc quan trọng chuyên chữa các chứng bệnh liên quan đến tỳ thận hiệu quả và được nhiều thầy thuốc kê đơn cho bệnh nhân khi đi thăm khám. Và để hiểu hơn, mời bạn đọc những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Bài thuốc Chân vũ thang là gì? Nguồn gốc

Chân vũ thang là bài thuốc bắt nguồn từ Y học Trung Hoa với các thành phần chính là dược liệu có tính ôn, chuyên dùng để chữa biểu hiện, bệnh lý ở tỳ thận hiệu quả. Bài thuốc này được áp dụng từ xưa đến nay và nhiều người nhận định hiệu quả mang lại rất tốt.

Bài thuốc Chân vũ thang được sử dụng nhiều hiện nay
Bài thuốc Chân vũ thang được sử dụng nhiều hiện nay

Chân vũ thang hay còn được gọi là Ôn dương lợi thủy thang. Nguồn gốc của cái tên này được bắt nguồn từ một vị thần cyar phương bắc tên là Chân Vũ. Vị thần này có vai trò cai quản thủy – Hỏa trong tự nhiên. Và trong Đông y những dược liệu của bài thuốc này có mục đích nhằm giúp cân bằng hỏa thủy trong cơ thể, cho nên mới được gọi là Chân vũ thang.

Trong sách Thương Hàn Luận dược điển của danh y Trương Trọng Cảnh đã từng nhận xét và đánh giá rất cao về hiệu quả của bài thuốc. Đặc biệt là đối tượng bị chứng tỳ thận, dương hư, hiệu quả mang lại rất tốt, nhanh chóng cải thiện bệnh lý, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Thành phần và công dụng chính

Chân vũ thang có tác dụng chính là ôn dương, lợi thủy, rất hợp cho những ai bị ứ trệ khí huyết tiểu tiện không thông, người bị tiêu chảy hoặc mắc chứng phong hàn. Những thành phần chính trong bài thuốc bao gồm: Thục phụ tử, gừng khô (sinh khương), bạch truật và thổ phục linh trọng lượng cần 8 – 12gr; Dược liệu bạch thược cần 12 – 16gr. Công dụng chính của từng thành phần này phải kể đến như sau:

  • Thục phụ tử: Thành phần dược liệu này có tính nóng, vị cay, giúp bổ hỏa, trợ dương, tác động được vào cả tỳ, thận, tâm, chống viêm và tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất.
  • Thổ phục linh: Tính bình, ngọt nhạt thanh có tác dụng lợi tiểu, kiện tỳ.
  • Sinh khương: Hay còn được biết đến chính là củ gừng có tính cay, vị ấm có thể ôn thông kinh lạc hiệu quả. Chính vì thế thành phần này sẽ có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, hỗ trợ giải độc gan, giảm nhức đầu, trị cảm mạo, phong hàn.
  • Bạch truật: Bạch truật có tác dụng lợi thủy và tăng cường sức khỏe, điều trị các bệnh về tỳ và bệnh ngoài da.
  • Bạch thược: Có vị chua, tính đắng tốt cho can, tỳ và cải thiện sức khỏe ở những bộ phận này.

Xem thêm

Bài thuốc có những thành phần an toàn cho người dùng
Bài thuốc có những thành phần an toàn cho người dùng

Hướng dẫn cách sử dụng bài thuốc Chân vũ thang

Cách sử dụng của bài thuốc Chân vũ thang vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng những bước như trong hướng dẫn dưới đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị tất cả các loại thảo dược dưới dạng tươi. Mang đi sơ chế và phơi sấy để phục vụ cho nhu cầu bảo quản, sử dụng trong thời gian dài.
  • Bước 2: Lấy đúng trọng lượng cần dùng trong các vị thuốc, mang đi rửa sạch lại với nước 1 – 2 lần để lọc sạch chất bẩn, bụi, đất cát còn sót lại.
  • Bước 3: Cho thảo dược vào trong ấm đất cùng 3 bát nước lạnh để sắc trên lửa thật nhỏ trong nhiều giờ. Sắc đến khi lượng nước chỉ còn lại 1 bát thì dừng lại và chắt ra bát.
  • Bước 4: Đợi thuốc nguội một chút thì uống ngay khi còn ấm. Mỗi thang như vậy bạn sắc làm 2 lần để uống vào sáng và chiều tối trong ngày. Không sử dụng thuốc sang ngày hôm sau.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng để mang lại hiệu quả

Bài thuốc Chân vũ thang rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị tận gốc được nhiều căn bệnh liên quan đến tỳ, thận. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần đặc biệt lưu ý một số những vấn đề như sau:

  • Lưu ý về thành phần thục phụ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có tính độc. Do đó bạn cần bào chế cẩn thận, loại bỏ được chết độc tính rồi mới mang đi sắc thuốc.
  • Thục phụ tử sẽ gây ra phản ứng mạnh với thành phần dược liệu là bối mẫu, bán hạ và bạch cập. Cho nên nếu bạn đang dùng loại thuốc Đông y khác có những thành phần này thì cần tránh sử dụng Chân vũ thang vì có thể gây phản ứng ngược.
  • Không dùng thảo dược lê lô cùng bài thuốc Chân vũ thang. Thành phần bạch thược có phản ứng mạnh với lê lô.
  • Trước 1 – 2 giờ khi uống thuốc sắc từ bài thuốc này cần kiêng thịt lợn và rau dền.
  • Bài thuốc này cần được mua về sắc dưới sự chỉ định và thăm khám của bác sĩ. Không tự ý dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Những đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không nên dùng.
Lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng
Lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng

Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc Chân vũ thang

Hiện nay bài thuốc Chân vũ thang được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến tỳ thận, dương hư, thủy khí ứ trệ. Những đối tượng bị tiểu khó, bí tiểu, chân tay phù thũng,… bài thuốc cũng sẽ mang lại hiệu quả vôp cùng tốt.

Còn trong Đông y, Chân vũ thang còn được ứng dụng trong những trường hợp như sau:

  • Người bị tỳ thận dương hư, thường xuyên bị tim đập nhanh, lo lắng, choáng váng.
  • Người bị thận hư, viêm cầu thận, viêm đại tràng mãn tính.

Trên đây là những thông tin về bài thuốc Chân vũ thang nổi tiếng trong Y học cổ truyền phương Đông. Hy vọng qua đây đã giúp bạn hiểu hơn và biết cách để ứng dụng trong việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe hằng ngày tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?