Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp chiếm 20% các bệnh lý liên quan đến xương khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đúng cách không những giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động mà còn ngăn cản tiến triển xấu của bệnh.

Xác định tình trạng viêm khớp dạng thấp trước khi điều trị

Viêm khớp dạng thấp tính đến nay chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm, phác đồ điều trị đều phải sử dụng các dòng thuốc tây kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu, bệnh nhân xác định phải “sống chung với lũ” khi mắc bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp trong quá trình điều trị nhằm mục đích cải thiện vận động, ngăn ngừa biến chứng, đồng thời giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân.

Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Xác định trình trạng bệnh

Người chăm sóc cần nắm bắt được tình trạng thực tế của bệnh nhân dựa trên triệu chứng tổng quát và các biến chứng đã xuất hiện, sau đó thực hiện lên kế hoạch chăm sóc chi tiết đi kèm với phương pháp điều trị chuyên sâu.

Triệu chứng tổng quát

Các tiêu chí dưới đây giúp người chăm sóc kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng thực tế của bệnh nhân trước khi phác thảo kế hoạch chăm sóc.

  • Cảm nhận đau và đánh giá khả năng di chuyển của người bệnh.
  • Mức độ ổn định tâm lý: Bệnh nhân có biểu hiện bất thường về tâm lý hay không? Mức độ bất thường như thế nào?
  • Xác định cảm giác cơn đau và mức độ co cứng ổ khớp vào đầu ngày của bệnh nhân.
  • Ghi nhận những điểm bất thường liên quan đến tiêu hóa như cảm giác buồn nôn nhiều hay ít, bao nhiêu lần trên ngày, có bị đi ngoài nhiều lần hay không; bệnh nhân ăn uống có bị đầy trướng bụng gây khó chịu hoặc cảm giác tiêu hóa kém không?
  • Xem xét các bệnh lý xương khớp khác có biểu hiện khác lạ về mặt hình thể như: viêm đau khớp, sưng khớp, nóng ran ở các khớp,…
  • Dựa trên hồ sơ bệnh án để nhận định các tình trạng bệnh lý nền khác mà bệnh nhân đang phải điều trị kèm theo.
Người chăm sóc cần nắm rõ tình trạng bệnh nhân
Người chăm sóc cần nắm rõ tình trạng bệnh nhân

Mức độ biến chứng

Về bản chất viêm đa khớp không nguy hiểm như các bệnh tự miễn mãn tính khác, tuy nhiên nếu không được điều trị theo phác đồ và có điều hướng rõ ràng sẽ dễ dẫn đến xuất hiện các biến chứng khó lường.

Do vậy, quan tâm đến mức độ biến chứng sẽ giúp người chăm sóc đánh giá đúng mức độ tiến triển của tình trạng bệnh.

  • Xem xét thương tổn tại các ổ khớp, đặc biệt lưu tâm đến các khớp nhỏ ở chi và các khớp đối xứng.
  • Xem xét thương tổn tại các tổ chức mềm như mắt, phổi, tim. Hỏi bệnh nhân về tình trạng thị lực, trạng thái mắt có bất thường hay không? 
  • Bệnh nhân có thường xuyên thấy nặng lồng ngực và không thở được không? Bệnh nhân có bị cảm giác hồi hộp, tức ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm thất thường không?
  • Xem xét các bệnh lý nền kèm theo, đặc biệt là tiểu đường và cao huyết áp. Lưu tâm đến các triệu chứng bất thường trên đường tiêu hóa trên và dưới, đặc biệt là các tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, đau bất thường và khả năng tiêu hóa thất thường.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần cần thực hiện đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định. Thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo sức khỏe, tăng cường khả năng vận động và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh nhân.

Thực hiện chuẩn chỉnh các chỉ định của bác sĩ

Người chăm sóc cần đặc biệt tuân thủ các chỉ định của bác sĩ:

  • Giám sát bệnh nhân uống và tiêm thuốc đúng phác đồ, đúng liều và đúng thời gian.
  • Khi sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: buồn nôn, đau dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa,…
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ này.
  • Sử dụng nẹp nghỉ vào cuối ngày để cố định khớp, làm giảm sự co thắt thất thường tại các ổ khớp. Cố định các chi khi không hoạt động.
  • Tái khám đúng lịch hẹn và mang theo đầy đủ bệnh án của bệnh nhân

Chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dinh dưỡng tốt là điều kiện tiên quyết giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh

Người chăm sóc cần lưu ý bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của bệnh nhân trong quá trình điều trị:

  • Nhóm các thực phẩm rau củ quả: rau họ nhà cải (bắp cải, cải xoăn, cải thảo…), các loại quả nhiều nước (quả họ nhà cam, dứa ngọt, nho, dâu tây, ổi…).
  • Nhóm gia vị có tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên: gừng, tỏi, bạc hà,…
  • Nhóm protein thực vật: hạt điều, lạc, vừng, óc chó, macca…
  • Nhóm protein động vật: nên cung cấp protein từ cá là chủ yếu, ngoài ra có thể sử dụng thêm lượng ít từ các loại động vật khác.

Nên tránh cho bệnh nhân sử dụng các thực phẩm sau trong quá trình điều trị:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: các đồ ăn đóng sẵn, nội tạng động vật,…
  • Nhóm thực phẩm nhiều đạm: kiêng kị các dòng thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, thịt bò…).
  • Nhóm các thực phẩm chế biến nhiều gia vị và chất phụ gia.
  • Nhóm các thực phẩm chứa nhiều glucid.

Ngoài ra, cần căn chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp để tránh tác động lên chức năng chuyển hóa và đào thải của cơ thể.

Hỗ trợ chức năng vận động

Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có xu hướng “lười” vận động do tâm lý “sợ đau”. Tuy nhiên càng “lười” thì tình trạng bệnh càng có xu hướng tiến triển. Nguy cơ dẫn đến các tình trạng teo hoặc liệt cơ bắp là rất lớn. Do vậy, người chăm sóc cần hỗ trợ bệnh nhân trong vận động để tránh các biến chứng không mong muốn.

Trước khi cho bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động nên hỏi các chuyên viên y tế hỗ trợ các biện pháp vật lý trị liệu để tham khảo mức độ vận động thích hợp, tránh cho bệnh nhân vận động quá nặng hoặc quá khó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm.

Người chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hỗ trợ cho bệnh nhân từ các vận động nhỏ nhẹ như: các hoạt động vệ sinh cá nhân, nâng giữ đồ vật, chuyển động đi lại, co cơ các chi… Sau khi bệnh nhân ổn định hơn về tình trạng bệnh thì tăng dần mức độ vận động qua các bài tập thể lực.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Một số bài tập hỗ trợ chức năng vận động phải kể đến như:

Bài tập 1: Giãn cơ, khớp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị, tránh gây ra tình trạng co cơ, cứng khớp bất thường, có cường độ nhẹ và dễ thực hiện. Bài tập giãn cơ-khớp được tiến hành như sau:

  • Vận động nhẹ để tăng dần nhiệt độ cơ thể trong vòng 2-4 phút (tránh các vận động quá mạnh và đột ngột).
  • Giãn cơ-khớp ở tư thế cố định trong 30 giây, sau đó nghỉ 10 giây.
  • Tiến hành giãn thêm 2 lần nữa, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi kèm để cố định các khớp trong quá trình dãn.

Bài tập 2: Chống đẩy-giữ thăng bằng giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai, đưa các khớp về đúng vị trí, giúp các khớp chuyển động nhịp nhàng uyển chuyển hơn. Bài tập chống đẩy-giữ thăng bằng được tiến hành như sau:

  • Đưa cơ thể về động tác plank, nâng cả phần thân trên và thân dưới khỏi mặt sàn, giữ cổ-lưng-mông trên một đường thẳng.
  • Lưu ý phần tay: bắp tay, khuỷu tay, cổ tay tạo thành góc vuông.
  • Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 20 giây (tùy thể trạng bệnh nhân), sau đó nghỉ 10 giây.
  • Lặp lại quá trình thêm 2-3 lần nữa.

Bài tập 3: Thể dục theo nhịp là những bài tập có cường độ từ nhẹ đến mạnh, hỗ trợ vận động rất tốt cho bệnh nhân viêm đa khớp, đặc biệt có phần nhạc sôi động giúp bệnh nhân hứng thú hơn trong quá trình thực hiện.

[middle_link]

Hỗ trợ cải thiện tâm lý

Tác dụng phụ từ các loại thuốc Tây y, kết hợp với những cơn đau thất thường là nguyên nhân chính tác động đến tâm lý của bệnh nhân. Do vậy người chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần đặc biệt quan tâm đến tinh thần của người bệnh, tránh để bệnh nhân bị trầm cảm hoặc stress trong quá trình điều trị.

Hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự, hỏi han về bệnh tình, về cuộc sống, sở thích để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, vui tươi, yêu đời. Từ đó tránh được các suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Đánh giá tình hình bệnh nhân sau quá trình chăm sóc

Tiến hành đánh giá tình trạng chuyển biến bệnh sau quá trình chăm sóc giúp rút ra những điểm đã làm được và chưa làm được. Tình trạng bệnh nhân có tiến triển tốt hơn hay không? Những bất cập nào xảy ra trong quá trình chăm sóc? Căn cứ vào đó để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Một vài tiêu chí đánh giá sau khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đó là:

  • Tình trạng viêm nhiễm ở các vị trí khớp xương như thế nào, tình trạng sưng, đau có thuyên giảm hay không?
  • Đánh giá tiến triển bệnh và nguy cơ dẫn đến các biến chứng ở mức độ nào?
  • So với trước khi tiến hành chăm sóc, chức năng vận động của người bệnh có cải thiện không? Cải thiện ở mức độ như thế nào?
  • Có dấu hiệu dị ứng thuốc, phản ứng phụ xảy ra hay không? Tình trạng các bệnh lý nên ra sao?

Dựa vào những đánh giá trên, người chăm sóc và bệnh nhân sẽ có định hướng điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là quá trình diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau quá trình điều trị, đòi hỏi đội ngũ chăm sóc phải là những người hiểu rõ về đặc điểm bệnh lý, được đào tạo, đặc biệt phải là người quan tâm và có thái độ ân cần với bệnh nhân. Bên cạnh đó, thái độ hợp tác của bệnh nhân cũng là điều kiện quyết định để quá trình điều trị đạt kết quả cao.

2/5 - (24 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?