Các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm? Hiệu quả điều trị

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị cổ truyền được nhiều người lựa chọn bởi chi phí hợp lý, tính an toàn cao, đem lại hiệu quả tốt. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ hơn những thông tin cần thiết về phương pháp này.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên lý thực hiện

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền, sử dụng kim châm tác động lên huyệt vị để kích thích cơ thể điều hòa và giải trừ nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguyên lý của phương pháp này là kích thích tạo ra cung phản xạ mới, ức chế cung phản xạ bệnh lý cũ. Một lượng steroid sẽ được tiết ra ở vùng cột sống và đĩa đệm tổn thương, kích thích quá trình sửa chữa của cột sống.

Đồng thời tăng sự bài tiết các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là endorphin – một chất nội sinh có vai trò ức chế sự truyền tín hiệu đau trên cả thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, từ đó mang lại hiệu quả giảm thiểu triệu chứng cơn đau tức thời.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị có lịch sử lâu đời
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị có lịch sử lâu đời

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có công dụng gì? Có tốt không?

Rất nhiều người thắc mắc rằng bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu điều trị không? Châm cứu có thực sự mang lại hiệu quả không?

Theo Y học cổ truyền, châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm là một giải pháp an toàn có tác dụng khai thông huyệt đạo, điều hòa khí huyết, làm cho hệ thống kinh mạch trở lại cân bằng. Từ đó máu được tưới đều tới các vùng tổn thương giúp hệ thống dây thần kinh xung quanh đĩa đệm được nuôi dưỡng khỏe mạnh và chóng lành.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh châm cứu là một phương pháp rất hiệu quả trong việc cắt các cơn đau ở vùng đĩa đệm bị tổn thương mà không có sự can thiệp của dao kéo. Do đó rủi ro mà phương pháp này đem lại là khá thấp.

Đồng thời, sự kết hợp của phương pháp này và các bài tập vật lí trị liệu khác như xoa bóp, bấm huyệt,… sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy được thư giãn và thoải mái, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Như vậy, có thể thấy châm cứu có tác dụng tốt với những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, giúp làm giảm cơn đau cấp tính và tác động chính vào nguyên nhân gây bệnh.

Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, y học cổ truyền thường sử dụng:

  • A Thị Huyệt (các huyệt ở vị trí đau)
  • Các huyệt ở kinh lạc liên quan đến cột sống thắt lưng
  • Huyệt mộ (huyệt ở đường kinh chính đi qua bụng
  • Huyệt du (huyệt nằm trên kinh bàng quang ở lưng như thận du, bàng quang du, đại trường du,…).

Ngoài ra còn kết hợp với các huyệt có tác dụng đặc biệt kích thích vào hệ tủy cốt, xương khớp như ủy trung, ân môn,… Sự kết hợp giữa việc châm cứu điều trị tại huyệt đau và các huyệt trên kinh lạc gây ra nguyên nhân đau với các huyệt có tác dụng điều hòa khí huyết sẽ tăng tác dụng giảm đau trong điều trị triệu chứng cũng như điều hòa cơ thể, hỗ trợ điều trị thoát vị.

Một số huyệt vị trong châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Một số huyệt vị trong châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Với sự tiến bộ và phát triển của nền y học cổ truyền hiện nay, có nhiều phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh như điện châm, thủy châm, ôn châm,…

Điện châm

Điện châm là phương pháp sử dụng các xung điện để kích thích các huyệt vị, các dây thần kinh và các tổ chức phân bố xung quanh đĩa đệm giúp bệnh nhân giảm và cắt cơn đau, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Quá trình điện châm được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, thầy thuốc sẽ lựa chọn xung điện với cường độ phù hợp, thông qua kim châm để thực hiện châm cứu
  • Các đầu kim và châm được đưa trực tiếp qua da vào huyệt, các xung điện sẽ theo đầu kim tác động trực tiếp lên huyệt vị của đĩa đệm đưa ra tác dụng điều trị
  • Quá trình trên được thực hiện trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi đợt cách nhau từ 3 – 4 ngày. Để thấy rõ hiệu quả, người bệnh nên thực hiện bằng phương pháp này 7 – 10 lần
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng điện châm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng điện châm

Thủy châm

Thủy châm là phương pháp Đông Tây y kết hợp, sử dụng các thuốc như Adrenalin, Coramin, các nhóm vitamin bồi bổ thần kinh để tác dụng vào huyệt vị và khu vực dây thần kinh để tối ưu hiệu quả chữa bệnh. 

Quá trình thủy châm được tiến hành như sau:

  • Người bệnh sẽ được đưa kim châm vào các vị trí huyệt cần điều trị.
  • Sau đó một lượng thuốc phù hợp từ 0,5 – 2 cc sẽ được tiêm vào. Thuốc sẽ có tác dụng dược lý mạnh hơn do được tiêm vào đúng huyệt vị.
  • Quá trình thực hiện kéo dài 5 – 10 phút, cứ 2 ngày lại thủy châm một lần, đợt điều trị khoảng 5 – 10 lần tùy tình trạng bệnh lý.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thủy châm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thủy châm

Ôn châm

Ôn châm là phương pháp sử dụng sức nóng của ngải cứu để tác động vào các huyệt vị và dây thần kinh ở khu vực thoát vị. Có thể kết hợp ngải cứu và các dược liệu khác để tăng tác dụng giảm đau, tăng khả năng tự phục hồi bệnh. 

Phương pháp ôn châm được thực hiện như sau:

  • Ngải cứu kết hợp một số dược liệu khác sẽ được chế biến để thu lấy tinh dầu ngải.
  • Sau đó thầy thuốc sẽ đưa kim châm vào huyệt đạo. Tiếp theo, tinh dầu ngải cứu thông qua thân kim vào sâu bên trong nhằm điều hòa khí huyết, giải uất chỉ thống, thư cân hoạt lạc.
  • Ngoài ra, ngải cứu có thể được chế biến thành dạng bột, quấn thành điếu và châm lửa hơ vào huyệt đạo để điều trị.
Ôn châm hay còn gọi là châm cứu ngải cứu
Ôn châm hay còn gọi là châm cứu ngải cứu

Cả 3 phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm trên đều tăng cường dẫn truyền đến dây thần kinh. Từ đó kích thích hồi phục chức năng của dây thần kinh; kích thích dây thần kinh chi phối đĩa đệm; giảm hoặc cắt cơn đau cấp tính.

Đồng thời điều hòa môi trường và dinh dưỡng cung cấp cho đĩa đệm nhằm kích thích cơ thể tự điều chỉnh; nâng cao khả năng tự hồi phục và hỗ trợ dịch chuyển đĩa đệm về vị trí ban đầu.

Những lưu ý khi châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm

Một vài lưu ý cần ghi nhớ khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu:

  • Sau khi châm cứu, huyệt vị mở ra rất dễ dẫn đến tà khí xâm nhập vào cơ thể. Do vậy sau khi châm cứu xong, người bệnh cần nghỉ ngơi tại nơi châm cứu trong vòng 20 – 30 phút mới ra về. Nếu về sớm khi huyệt vị còn mở có thể dẫn đến phong hàn nhiệt xâm nhập vào gây tăng đau nhức cho cơ thể.
  • Thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa được bác sĩ chỉ định sau mỗi lần châm cứu.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên mang vác vật nặng, lao động quá sức. Nên kết hợp chế độ ăn uống giàu Omega 3, canxi, các nhóm vitamin,… với thời gian ngủ nghỉ hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị.
  • Với mỗi tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ áp dụng các phương pháp trị liệu phù hợp. Ngoài ra quá trình châm cứu đòi hỏi phải xác định chính xác vị trí huyệt vị. Do đó, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm nên được thực hiện bởi những người thầy thuốc có chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm để tránh những rủi ro không đáng có.
Tránh lao động nặng trong quá trình điều trị
Tránh lao động nặng trong quá trình điều trị

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm, một phương pháp an toàn, hiệu quả đối với giai đoạn bệnh nhẹ. Bệnh nhân đặc biệt cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành điều trị, không tự ý thực hiện tại nhà dưới mọi hình thức.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?