4+ cách dùng cây khôi chữa dạ dày và lưu ý từ chuyên gia

Dùng cây khôi chữa dạ dày là bài thuốc đã được lưu truyền từ lâu. Theo dân gian, việc chữa bệnh dạ dày bằng các bộ phận của cây khôi tương đối lành tính, mang lại hiệu quả tích cực khi dùng đúng cách, đúng liều lượng. Việc hiểu rõ công dụng cũng như các cách sơ chế, sắc nấu cây khôi làm thuốc là vô cùng cần thiết.

Công dụng chữa bệnh dạ dày của cây khôi

Trong những bài thuốc Đông Y chữa dạ dày, cây khôi được xem là một thành phần thảo dược quý có tác dụng hiệu quả với các dấu hiệu đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, nóng rát thượng vị…

Cách dùng cây khôi chữa dạ dày & Lưu ý từ chuyên gia tiêu hóa
Cách dùng cây khôi chữa dạ dày và Lưu ý từ chuyên gia tiêu hóa

Cây khôi có 2 loại là trắng và tía, chỉ khác nhau một chút ở đặc điểm bên ngoài (lá khôi tía có mặt bên dưới màu tím, có lông, còn lá khôi trắng cả 2 mặt xanh, không có lông). Hoa của nó mọc thành chùm dài, quả mọng màu đỏ. Trong các bộ phận của cây thì lá khôi được dùng làm thảo dược chữa dạ dày.

Nghiên cứu cho thấy, trong lá khôi có chứa Tanin và Glucosid, đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, hạn chế tình trạng tăng tiết dịch acid, làm lành vết loét trong dạ dày.

Từ đó, loại cây này cải thiện tình trạng khó chịu do bệnh gây nên, giúp người bệnh kiểm soát những triệu chứng như ợ hơi, nóng rát thượng vị, buồn nôn, thậm chí tức ngực.

Gợi ý 4+ cách dùng cây khôi chữa dạ dày hiệu quả

Lá cây khôi đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày. Đặc biệt, khi kết hợp với các loại thảo dược khác sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt hơn triệu chứng bệnh. Sau đây là số bài thuốc phổ biến được mọi người tin dùng:

1. Bài thuốc từ lá khôi và bồ công anh

Lá khôi và bồ công anh đều là những thảo dược có tác dụng hiệu quả rõ rệt với các triệu chứng bệnh về dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau và nóng rát thượng vị.

Ngoài ra, trong lá bồ công anh còn chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa giúp tái tạo niêm mạc dạ dày, phục hồi vùng dạ dày bị loét.

  • Thành phần dược liệu: 250g lá bồ công anh, 50g lá khổ sâm, 100g nhân trần, 100g lá chút chít, 500g lá khôi.
  • Cách thực hiện: Tán tất cả dược liệu thành bột, hãm với nước sôi từ 10 – 15g, ngày dùng 2 lần liên tục đến khi giảm hẳn triệu chứng.
Bồ công anh kết hợp với cây khôi là bài thuốc lành tính được nhiều người đau dạ dày sử dụng
Bồ công anh kết hợp với cây khôi là bài thuốc lành tính được nhiều người đau dạ dày sử dụng

2. Kết hợp thảo quyết minh và lá khôi chữa bệnh dạ dày

Đây là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu nghiệm. Khi lá khôi kết hợp thảo quyết minh giúp nhuận tràng, ích thận, thông tiện. Dùng bài thuốc cây khôi chữa dạ dày một thời gian sẽ giúp người bệnh thoát khỏi triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, giảm đau dạ dày đồng thời giảm chứng rối loạn đại tiện, tăng cường chức năng tiêu hóa.

  • Thành phần dược liệu: 20g thảo quyết minh, 20g mẫu lệ, 15g ô tặc cốt, 25g lá khôi
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sao vàng hạ thổ sau đó tán thành bột. Ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê uống trực tiếp.
Bài thuốc này giúp hỗ trợ chức năng tiêu hoá
Bài thuốc này giúp hỗ trợ chức năng tiêu hoá

3. Dùng lá khôi và cam thảo giảm đau dạ dày

Cam thảo là dược liệu rất quen thuộc, nó có tác dụng chống viêm, nhuận tràng. Khi kết hợp cam thảo với lá khôi tạo thành bài thuốc hỗ trợ giảm các chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, cải thiện tình trạng nóng rát thượng vị.

Cây khôi và cam thảo là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y
Cây khôi và cam thảo là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y
  • Thành phần dược liệu: 20g lá khôi, 20g bồ công anh, 8g hương phụ, 8g uất kim, 16g cam thảo, 8g hậu phác, 16g khổ sâm.
  • Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang chia thành nhiều lần uống đến khi khỏi.

[pr_middle_post]

4. Nước sắc từ cây khôi

Ngoài việc kết hợp với các loại dược liệu như trên, người bệnh cũng có thể sử dụng nước sắc từ cây khôi để chữa dạ dày. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng nước sắc cây khôi chữa dạ dày khoảng 1 tháng sẽ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, tức ngực…

  • Thành phần dược liệu: 20g lá khôi tươi hoặc 10g lá khôi khô.
  • Cách thực hiện: Đun sôi với nước khoảng 20 phút sau đó để nguội và dùng như nước trà.
Nước sắc cây khôi giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua,...
Nước sắc cây khôi giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua,…

Lưu ý khi sử dụng cây khôi chữa dạ dày

Các bài thuốc cây khôi chữa dạ dày được rất nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực. Tuy nhiên, để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu tâm đến một số điều như sau:

  • Các bài thuốc Nam nói chung và bài thuốc cây khôi chữa dạ dày nói riêng không có kết quả tức thì mà cần có thời gian. Người bệnh nên sử dụng kiên trì mới cảm nhận kết quả rõ rệt.
  • Nên sử dụng bài thuốc khi bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với những triệu chứng nặng cần thăm khám thêm bác sĩ chuyên khoa.
  • Việc kết hợp sử dụng bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá khôi với chế độ ăn uống và luyện tập rất quan trọng, giúp người bệnh đạt kết quả tốt nhất.
  • Hiệu quả sử dụng của bài thuốc có thể khác nhau. Nếu sử dụng một thời gian dài nhưng không có tác dụng người bệnh nên chuyển sang bài thuốc khác hoặc khám chuyên khoa tại bệnh viện.

Trên đây là một vài cách dùng cây khôi chữa dạ dày và những lời khuyên từ chuyên gia. Người bệnh có thể áp dụng cho mình và người thân trong gia đình. Tuy nhiên, do đây là bài thuốc dân gian nên người bệnh cũng không nên quá phụ thuộc, cần chủ động thăm khám nếu bệnh diễn biến nặng hơn.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?