Cây dâu tằm và ký sinh trên cây dâu – “thần dược” trị viêm họng viêm amidan

So với thuốc Bắc, thuốc Nam có sự tương thích cao hơn đối với cơ địa của người Việt. Vì vậy nhiều cây thuốc Nam được lựa chọn để đưa vào các bài thuốc, thay thế những vị thuốc bắc khó tìm kiếm. Trong số đó, cây dâu tằm và cây tầm gửi trên cây dâu nằm trong những thảo dược được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong điều trị viêm họng, viêm amidan. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của những dược liệu này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương, Nguyên PGĐ. Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ngay sau đây.

Đặc điểm nổi bật của cây dâu tằm

Cây dâu tằm được nói đến trong bài viết hôm nay chính là cây dâu trắng (khác với cây dâu đỏ hay dâu đen cũng thuộc chi Dâu tằm). Cây dâu trắng có tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Theo chia sẻ từ Lê Phương, Nguyên PGĐ. Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, cây dâu tằm trong Đông y được gọi là tầm tang hay mạy môn. Loại cây này mọc ở nhiều nơi, rất phổ biến tại Việt Nam. Đặc điểm chi tiết các thành phần của cây dâu tằm như sau:

Thân cây

Dâu tằm là loại cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến nhỡ. Chiều cao trung bình của loài cây này là khoảng 3m, nhưng có những cây cổ thụ có thể cao tới 15-20m. Tuổi thọ trung bình của cây dâu laf từ 8-12 năm. Thế nhưng có những cây sống tới vài chục năm.

Dâu tằm là loại cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến nhỡ
Dâu tằm là loại cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến nhỡ

Phần rễ của cây mọc và ăn sâu vào đất, phân bố chính ở tầng đất 10-30cm và rộng theo tán cây. Cành của cây khá mềm, lúc còn non có lông, về sau nhẵn và đổi màu xám trắng. Chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân cây có nốt sần và mủ trắng như sữa.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm mọc so le và có hình bầu dục, trái tim hoặc hình trứng rộng. Phần đầu lá hình mũi nhọn, phiến mỏng, mềm, dài khoảng 5-10cm, rộng từ 4-8cm. Mép của lá có răng cưa đều, phiến nguyên hoặc đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non.

Mặt trên của lá sẽ có màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá, gân nhỏ nhiều và có hình mạng lưới, lông tơ mịn rải rác.

Phần cuống lá dài từ 2-4cm, có lông thưa. Lá kèm khi còn non có hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải với đầu nhọn. Lá dâu tằm thường rụng vào mùa đông.

Quả của cây dâu

Quả của cây dâu tằm có hình dạng quả bế, bao quanh bởi các lá đài đồng trưởng, mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ. Khi quả chưa chín sẽ có màu trắng xanh, chín đổi sang màu đỏ hồng, đỏ đậm hoặc tím đen

Quả dâu tằm thường dài từ 1-2cm, đường kính từ 7-10cm, cuống quả 1-1,5cm. Vị của quả này hơi chua, ngọt. Mùa của quả dâu tằm thường rơi vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Quả dâu tằm khi chín sẽ có màu đen tím
Quả dâu tằm khi chín sẽ có màu đen tím

Hoa dâu tằm

Hoa của cây dâu tằm đơn tính và không có cánh, mọc cùng gốc hoặc khác gốc. Cụm hoa đực là chum hoặc gié, dài khoảng 1,5-2cm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài từ 1-1,5cm.

Hoa đực thường có cuống ngắn, 4 lá đài tù và lông thưa. 4 nhị mọc đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá dài, chỉ nhị mảnh. Bao phấn của cây dâu gồm 2 ô, hạt phấn hình bầu dục. Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, đính nóc, 1 noãn.

Phân bố cây dâu tằm

Dâu tằm là loại cây có nguồn gốc chính ở Trung Quốc, sau đó được phân tán ở khắp các vùng cận nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Tại Việt Nam khu vực miền Bắc, cây dâu được trồng nhiều ở vùng bãi sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy. Còn tại khu vực phía Nam, cây dâu thường mọc hoang, hoặc trồng rải rác ở vùng ĐBSCL. Tại các nhà dân, người ta thường trồng cây dâu thành hàng rào, đôi khi dùng làm thuốc Nam chữa bệnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Các bộ phận của cây dâu tằm gồm có:

  • Lá dâu (Tang diệp)
  • Quả dâu (Tang thầm)
  • Vỏ rễ dâu (Tang bạch bì)
  • Cành dâu (Tang chi)
  • Ký sinh sống trên cây dâu tằm (Tang ký sinh)
  • Tổ bọ ngựa ký sinh trên cây dâu tằm (Tang phiêu tiêu)
Mọi bộ phận trên cây dâu đều có thể dùng
Mọi bộ phận trên cây dâu đều có thể dùng

Như đã nói ở trên, quả dâu cần được hái vào đúng mùa là khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4. Mỗi năm cây dâu chỉ cho 1 mùa quả và kéo dài khoảng 1 tháng, người dùng cần tranh thủ để thu hái. Riêng lá dâu bạn có thể thu hái quanh năm.

Về cách chế biến, quả dâu hái về có thể đem ngâm rượu. Các bộ phận khác của cây dâu tằm có thể phơi khô và bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Tất cả các bộ phận này đều cần được bảo quản ở những vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Thành phần hóa học có trong cây dâu tằm

Trong lá của cây dâu tằm chứa một lượng lớn chất cao su, tanin, caroten, rất ít tinh dầu, vitamin C, cholin, trigonellin, adenin. Ngoài ra trong lá còn chứa đường, canxi cacbonat, canxi malat, pentose. Đặc biệt trong lá dâu chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như Quercetin và Deoxynojirimycin (DNJ – một hợp chất quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh lý đái tháo đường).

Quả dâu là bộ phận chứa 0,36% protit, tanin, 84,71% nước, 9,19% đường (glucose, fructose), vitamin C, 1,80% acid (acid malic, acid succinic). Khi quả dâu chín rất giàu anthocyanis có khả năng chống oxy hóa cao.

Cuối cùng vỏ rễ dâu chứa các hợp chất của flavon gồm mulberrin, mulberrochromen, xyclomulberrin, xyclomulberrochromen. Nhờ các chất stilbenoids, flavonoid, alkaloid, nên bộ phận này có tính kháng khuẩn, gây độc tế bào, làm trắng da, chống viêm,…

Công dụng cụ thể của các bộ phận cây dâu tằm

Theo chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương, cây dâu rất phổ biến tại Việt Nam nhưng ít ai ngờ đến những công dụng mà cây dâu mang lại. Cây tầm tang có vị đắng ngọt, tính hàn, quy vào các kinh can, phế, thận. Các thầy thuốc Đông y từ lâu đã ứng dụng cây dâu vào điều trị các vấn đề sức khỏe vì hầu hết các bộ phận của cây dâu đều có lợi:

  • Lá dâu (tang diệp): Lá có tác dụng sơ can, thanh nhiệt, lương huyết, chữa cảm mạo, giảm sốt, tiêu đờm, an thần, điều trị cao huyết áp, trị viêm kết mạc, giúp sáng mắt.
  • Quả dâu (tang thầm): Bổ thận, bổ huyết, mát huyết, điều trị tiểu đường, tăng cường tiêu hóa, điều trị mất ngủ, tóc bạc sớm, sáng mắt.
  • Cành dâu (tang chi): Công dụng chính là trừ tà, chữa phong tê thấp, đau nhức mỏi vai gáy, đau nhức mỏi cơ thể, trị mẩn ngứa ngoài da…
  • Vỏ và rễ (tang bạch bì): Giúp lợi tiểu, điều trị ho có đờm, ho lâu ngày, phù thũng, bệnh ngoài da.
Tất cả các bộ phận và thành phần ký sinh trên cây dâu đều là dược liệu quý
Tất cả các bộ phận và thành phần ký sinh trên cây dâu đều là dược liệu quý

Không chỉ các bộ phận của cây dâu mà cả những loại cây ký sinh những dược liệu liên quan đến cây dâu cũng mang lại những lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe con người:

  • Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): Bổ gan thận, điều trị thoát vị đĩa đệm, điều trị đau nhức xương, an thai.
  • Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang tiêu phiêu): Có tác dụng bổ thận, ích tinh, lợi tiểu, chữa bệnh tiểu nhiều, đái dầm ở trẻ con, di tinh, liệt dương.
  • Sâu trong thân cây dâu giúp chữa bệnh đái dầm, đa mắt ở trẻ em.
  • Bạch cương tàm là dược liệu có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, có tác dụng giúp chấn tĩnh, an thần, bình can tức phong, chữa các bệnh về thần kinh, động kinh, giúp làm đẹp da, sáng da cho phụ nữ.

Ứng dụng của cây dâu và các vị thuốc liên quan đối với bệnh tai mũi họng

Mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, cây dâu và tang ký sinh được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh lý, trong đó có các bệnh về tai mũi họng. Bác sĩ Lê Phương cho biết, trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu các bài thuốc dân gian, bài thuốc cổ phương chữa bệnh tai mũi họng, bác sĩ phát hiện có rất nhiều bài thuốc chứa các dược liệu liên quan đến cây dâu. Một số bài thuốc tiêu biểu như:

Bài thuốc chữa bệnh tai mũi họng từ bạch cương tàm

  • Bài thuốc chữa viêm amidan, cổ nhiều đờm: Dùng 10g bạch cương tàm kết hợp với phèn chua và phèn đen mỗi thứ 5g. Tán mịn tất cả các thành phần rồi cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần sử dụng lấy 5g sinh khương, 5g bạc hà và 2g bột bạch cương tàm đã chuẩn bị đem sắc với nước. Dùng nước này chấm vào cổ họng để đờm nong ra.
  • Bài thuốc chữa khản tiếng do viêm họng: Dùng 5g bạch cương tàm, 1g phèn đen, 1g phèn chua trộn đều rồi tán nhuyễn. Mỗi ngày lấy 1g bạc hà với 2g bột và 1g gừng tươi để chế nước súc miệng.
  • Chữa mất tiếng do viêm thanh quản: Tán bột 10g kha tử và 10g bạch cương tàm. Dùng bột ngậm và nuốt dần trong ngày.
Vị thuốc bạch cương tàm
Vị thuốc bạch cương tàm

Bài thuốc chữa ho lâu ngày, ho khan từ rễ cây dâu:

Rễ cây dâu rửa sạch, bóc lấy phần vỏ của rễ rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Ngâm vỏ rễ cây dâu với nước gạo trong 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần uống lấy khoảng 10 – 16g rễ sắc nước uống.

Bài thuốc chữa ho khan, ho do phong nhiệt, nhiều đờm vàng đặc, mát phổi

Bài thuốc: Tang diệp, bối mẫu, lê bì, chi tử bì, sa sâm mỗi vị 8g; hạnh nhân 12g; đậu xị 4g. Sắc lên lấy nước uống.

Chữa ho từ tang ký sinh

Dùng 30g tang ký sinh, 10g trắc bá và 20g rễ chanh. Sao vàng hạ thổ các vị thuốc này và dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa ho do cảm, mất ngủ từ lá dâu tằm

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị từ 6-18g lá dâu tằm, rửa sạch với nước và đem sắc, uống hằng ngày để cải thiện bệnh.

Chữa hen suyễn từ tang diệp già

Người bệnh chuẩn bị lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu sao mật tán nhỏ, thắng mật rồi nặn thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần uống bạn dùng một viên uống với nước sôi.

Tang diệp có công dụng chữa ho hiệu quả
Tang diệp có công dụng chữa ho hiệu quả

Như vậy, hầu hết các bộ phận của cây dâu đều có tác dụng điều trị các bệnh tai mũi họng, đặc biệt là ho, viêm họng, viêm amidanviêm phế quản. Với những tác dụng như vậy, hiện nay cây dâu và tang ký sinh là những vị thuốc nam được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của các đơn vị khám và điều trị đông y, trong đó nổi bật là bài thuốc chữa viêm họng viêm amidan Thanh hầu bổ phế thang của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Tang tầm và tang ký sinh dược, thuốc nam hội tụ giúp làm tăng công dụng chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả

Thanh hầu bổ phế thang là một trong những bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan có nhiều ưu điểm nổi trội đang được ứng dụng tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc này được đánh giá cao vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương dành nhiều lời khen ngợi cho bài thuốc vì đi đúng hướng, giải quyết bệnh theo nguyên tắc chữa bệnh từ căn nguyên của Đông y.

Đặc biệt hiệu quả của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang trong điều trị viêm amidan, viêm họng và ho đã được chứng minh lâm sàng năm 2014. Trong 200 bệnh nhân tham gia kiểm nghiệm thì có hơn 163 bệnh nhân khỏi bệnh sau khi dùng thuốc từ 40 ngày – 120 ngày.

Một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả của bài thuốc chính là quá trình nghiên cứu và lựa chọn dược liệu. Nghiên cứu kỹ lưỡng hàng trăm bài thuốc trong kho tàng thuốc cổ phương và thuốc dân gian, bác sĩ Lê Phương đã lựa được những vị thuốc phù hợp cho bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan. Trong đó cây dâu và dược liệu liên quan đến cây dâu được là những thành phần nổi bật giúp tạo ra hiệu quả của bài thuốc.

Bác sĩ Tuyết Lan đánh giá về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Bác sĩ Tuyết Lan đánh giá về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Chia sẻ về việc lựa chọn cây dâu và một số thành phần liên quan đến cây dâu, bác sĩ Lê Phương, người trực tiếp tham gia nghiên cứu bài thuốc cho biết:

“Trong Đông y, viêm họng, viêm amidan không chỉ do vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố bên ngoài khác (ngoại tà) mà còn do các tạng phủ bên trong bị suy yếu, can hỏa gây phế nhiệt, thận âm hư làm mất cân bằng âm dương, khiến chính khí bị tiêu hao, hỏa vượng đốt cháy tân dịch ở hầu họng gây viêm. Muốn chữa khỏi những chứng bệnh này thì cần thanh nhiệt, cân bằng lại chức năng các tạng phủ để cân bằng âm dương, giúp hỏa tự yên vị, từ đó bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Khi nghiên cứu các bài thuốc cổ phương, bài thuốc dân gian trong khám và điều trị viêm họng, viêm amidan, tôi phát hiện có rất nhiều bài thuốc có thành phần từ cây dâu và tang ký sinh như cây tầm gửi trên cây dâu, bạch cương tàm… Nghiên cứu kỹ về những dược liệu này, tôi phát hiện chúng có những đặc tính quan trọng, vừa vừa giúp khôi phục chức năng và bồi bổ tạng phủ, vừa giúp tiêu viêm, giảm đau, giảm đờm mủ hiệu quả.

Ví dụ như tang diệp, tức là lá dâu, có tính hàn, đi vào các kinh can, phế, giúp tán nhiệt giải biểu, mát gan, rất phù hợp vì thế giúp giảm viêm hiệu quả. Phần rễ cây dâu thuộc tính hàn, quy kinh phế và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt ở phế, giảm ho và lợi tiểu. Trong khi đó bạch cương tàm có tình bình, quy vào các kinh tâm, can, tỳ, phế, giúp giảm đau (khu phong chỉ thống), giải độc, giảm ho và an thần tốt.

Một lý do khác khiến tôi và các đồng nghiệp lựa chọn loại cây này vào bài thuốc chữa viêm họng và viêm amidan là vì đây là vị thuốc Nam rất phổ biến. Cây dâu được trồng khắp cả nước, sống trên điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nước ta sẽ phù hợp hơn với cơ địa của người Việt. Vì vậy khi ứng dụng, cơ địa sẽ hấp thu thuốc tốt hơn. Cũng nhờ phổ biến nên chúng tôi có thể tìm kiếm nguồn dược liệu dễ dàng hơn so với thuốc Bắc.

Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu dược tính, kiểm định độc tính của loại cây này tại Trung tâm phòng chống độc, Học viện Quân y và Viện dược liệu không phát hiện độc tính nguy hiểm. Cây dâu cũng không tương tác với các loại thảo dược khác tạo ra độc tính nên dễ phối kết hợp khi nghiên cứu thành phần bài thuốc. Chính vì vậy tang diệp, tang bạch bì, bạch cương tàm, tang ký sinh được chúng tôi ưu tiên lựa chọn đưa vào công thức “gốc” của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang. Trong đó tang diệp, tang bạch bì, bạch cương tàm đều là những thành phần chủ dược. Bên cạnh đó còn có bạc hà giúp gia tăng tác dụng của chủ dược, hạnh nhân, cát cánh giúp tuyên phế chỉ khái; liên kiều tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc. Cam thảo điều hòa các vị thuốc hợp với cát cánh giúp tuyên phế chỉ khái, lợi yết hầu”.

Như vậy việc ứng dụng của lá dâu, rễ cây dâu, bạch cương tàm, tang ký sinh trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang vừa là sự kế thừa có chọn lọc và nghiên cứu kỹ càng từ phía đội ngũ nghiên cứu của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Không chỉ cây dâu mà hầu hết các dược liệu có trong công thức bài thuốc đều được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ càng. Nhờ đó bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang vừa giúp loại bỏ bệnh vừa tạo được sự yên tâm nơi người bệnh.

Cây dâu và tang ký sinh, “tiên dược” nhưng đừng dùng tùy tiện

Việc tìm hiểu kỹ lưỡng công dụng và cách sử dụng của cây dâu giúp phòng và điều trị bệnh tại nhà hiệu quả hơn. Tuy nhiên bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, nếu sử dụng cây dâu và các vị thuốc khác liên quan đến cây dâu không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ như:

Dâu tằm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai cách
Dâu tằm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai cách
  • Ảnh hưởng đến đường huyết: Bác sĩ Phương nhấn mạnh rằng, đã có nghiên cứu của các chuyên gia từ Mỹ cho biết sau khi sử dụng thực phẩm chứa dâu tằm, lượng đường trong máu bị giảm nghiêm trọng.
  • Giảm khả năng tiêu thụ tinh bột của cơ thể: Dâu tằm có thể ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột của dạ dày.
  • Ảnh hưởng đến thận: Cây dâu chứa nhiều Kali, vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh thận hoặc bệnh về bàng quang dễ gặp phải nguy hiểm.
  • Làm mất sữa: Cây dâu có thể ức chế việc sản xuất sữa của tuyến sữa. Vì vậy phụ nữ đang con bú không sử dụng các vị thuốc liên quan đến cây dâu.
  • Ung thư da: Nhiều phụ nữ sử dụng dâu tằm để đắp mặt, làm đẹp da. Tuy nhiên loại thảo dược này có thể gây ung thư cho da.

Ngoài những ảnh hưởng trên, cây dâu tằm không thích hợp với những đối tượng sau:

  • Người có cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh nhưng không sốt không nên dùng dâu tằm.
  • Người thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người có tiền sử viêm tiết niệu, bệnh liên quan đến thận, bàng quang, mộng tinh không dùng dâu tằm.

Vì vậy bác sĩ Phương khuyên rằng nếu chưa hiểu rõ về dâu tằm hoặc thì người bệnh không nên áp dụng các cách chữa trị từ cây dâu tại nhà. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

Như vậy với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu thêm về tác dụng chữa viêm họng, viêm amidan của cây dâu và tang ký sinh, những loại cây quen thuộc quanh mình. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về ứng dụng của cây dâu trong điều trị bệnh, quý bạn đọc có thể liên hệ đến hotline sau để được bác sĩ Lê Phương tư vấn trực tiếp: 024 710 99 838 – 0974 026 239 (cơ sở Hà Nội) – 028 710 99 838 – 0912 507 855 (cơ sở HCM).

Xem thêm:

4.4/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Sỏi Thận Uống Bia Được Không? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia Tiết Niệu

Sỏi thận có uống được mật ong không? Chuyên gia giải đáp

Sỏi Thận Có Nên Ăn Dứa? Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Dứa Hiệu Quả

Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Sỏi Thận Có Nên Ăn Rau Muống?

Bị sỏi thận nên ăn rau gì để tan sỏi nhanh nhất? Gợi ý dinh dưỡng

Bài Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Thật Hay Không? 12 Bài Thuốc Tốt

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Thuốc Đông Y Có Hiệu Quả Hay Không?

Chạy Thận Nhân Tạo Là Gì? Quy Trình Chạy Thận Và Lưu Ý Cần Biết

Chữa suy thận bằng cây cỏ mực có hiệu quả không? Cách chữa trị tốt nhất

Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?