10+ Cách trị vảy nến dân gian đơn giản nhất
Cách trị vảy nến dân gian được sử dụng phổ biến hiện nay bởi các nguyên liệu dễ kiếm, có hiệu quả và cũng đảm bảo an toàn. Các mẹo chữa đã được áp dụng từ nhiều thế hệ cha ông và cho tới ngày nay vẫn được sử dụng rất phổ biến. Dưới đây là các phương pháp trị vảy nến đơn giản nhất bằng dân gian.
Tổng hợp các cách tri vảy nến dân gian
Vảy nến hay vảy nến á sừng đều thuộc bệnh da liễu thể mãn tính rất khó khăn trong việc chữa trị dứt điểm. Vì vậy, khi không có phương pháp chữa trị đúng cách, người bệnh sẽ bị tái phát liên tục và bệnh trở nặng mất kiểm soát. Bệnh vảy nến khiến người mắc bị mất tự tin, lo lắng và ngại tiếp xúc với mọi người. Cùng với đó là các triệu chứng da nứt nẻ, sần sùi mất thẩm mỹ. Vì vậy, việc tìm kiếm các phương pháp chữa trị bệnh vảy nến tại nhà được mọi người bệnh quan tâm.Bạn hãy tham khảo ngay các cách trị vảy nến dân gian dưới đây.
Cách chữa vảy nến bằng bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu còn được gọi với tên gọi khác là phủ bình. Bào có tính hàn, vị đắng nhẹ và cũng được Đông y sử dụng để chữa bệnh. Bèo hoa dâu có khả năng thanh nhiệt, giải độc và làm tiêu viêm khá tốt. Trong bài thuốc dân gian, bèo hoa dâu được biết đến với công dụng chữa vảy nến khá đơn giản.
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 lá phủ bình, cùng một chút lá trầu không và rau răm. Lá loại bỏ lá xâu hỏng đem rửa sạch với nước. Sau đó, ngâm các nguyên liệu này với nước muối để loại bỏ các vi khuẩn.
- Nguyên liệu sau khi làm sạch vớt ra để cho ráo nước rồi bạn thái nhỏ và nấu cùng với nước sôi. Lượng nước khoảng từ 2,5 – 3 lít nước. Đun sôi trong vòng 20 phút để thuốc ngấm và tắt bếp.
- Phần nước thuốc bát chắt ra bát, đợi bớt nóng sẽ lấy để uống. Phần còn lại, người bệnh dùng để ngâm rửa ở những vùng da đang bị tổn thương.
- Phần bã thuốc có thể giã nát và đem chà xát nhẹ lên trên vùng da bong tróc. Khi thuốc đã ngấm vào da khoảng 3 tới 4 tiếng, người bệnh rửa sạch lại da với nước.
Cách chữa này không áp dụng cho phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai. Cách làm cần duy trì mỗi ngày 2 lần để các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm hiệu quả nhất.
Chữa bệnh vảy nến tại nhà với lá muồng trâu
Lá muồng trâu cũng là một loại nguyên liệu có thể cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh vảy nến. Lá có tính ấm, mùi hơi hắc và vị cay nhẹ. Công dụng của lá được biết đến với khả năng làm tiêu viêm và sát khuẩn. Với những bệnh nhân bị mức độ nhẹ, mới phát tác, đây là phương pháp rất thích hợp để sử dụng.Cách sử dụng:
- Người bệnh sử dụng khoảng 100g lá muồng trâu đem rửa sạch và ngâm với nước muối khoảng 20 phút. Sau đó, đem lá ra cho ráo nước rồi xay nhuyễn với một chút nước lọc.
- Người bị vảy nến chắt lấy phần nước cốt và thoa lên vùng da bị bệnh. Để cho nước khô tự nhiên. Sau 4 tiếng, bạn rửa sạch lại vùng da, duy trì mẹo chữa này trong khoảng 2 tuần để thấy bệnh có chuyển biến tốt.
Muồng trâu sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân có tình trạng vảy nến ở diện nhỏ như vùng cánh mũi hoặc vành tai. Không sử dụng lá liên tục trong một thời gian quá dài.
Phèn chua
Điều trị vảy nến tại nhà với phèn chua cũng là cách chữa trị rất đơn giản. Phèn chua được gọi với tên khác là minh phàn, sinh phàn và phàn thạch trong Đông y. Phèn chua được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để có thể cải thiện các bệnh ngoài da, đặc biệt là chứng á sừng và vảy nến. Do phèn chua là thành phần có tính giảm ngứa, thải độc và khử trùng rất tốt.
- Người bệnh chuẩn bị phèn chua, hoa cúc dại, xuyên tiêu và mang tiêu. Mỗi nguyên liệu một ít và cho tất vào nồi để đun sôi với khoảng 3 lít nước.
- Thuốc để trên bếp lửa cho trong khoảng 20 phút, sau đó bạn hòa thuốc với một chút nước lạnh cho độ ấm vừa đủ. Phần nước này sử dụng tắm mỗi ngày để làm lành các tổn thương do vảy nến gây ra.
C ách trị vảy nến dân gian – Lá cây ớt, thiên niên kiện và cây sống đời
Trong dân gian từ lâu đã sử dụng bài thuốc điều trị vảy nến bằng lá ớt, vỏ ngoài thân tre và thiên kiện. Bài thuốc giúp bệnh nhân làm thuyên giảm tốt triệu chứng của bệnh, đảm bảo an toàn cho người dùng.Cách sử dụng:
- Người bệnh sử dụng khoảng 100g lá ớt chỉ thiên, một ít thiên niên kiện, 2 – 3 lá sống đời.
- Các nguyên liệu trên bạn mang đi rửa sạch và để cho ráo nước. Sau đó, sao đều các thành phần này cho săn lại. Phần lá đã sao được sắc tiếp với 1,5 – 2 lít nước trong vòng 15 phút.
- Người bệnh vảy nến uống nước thuốc thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa trị bệnh.
Với những bệnh nhân đang có các bệnh lý liên quan tới tiêu hóa, hoặc trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cần liên hệ tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ké đầu ngựa – Chữa vảy nến bằng dân gian
Cách trị vảy nến dân gian với nguyên liệu ké đầu ngựa được nhiều bệnh nhân sử dụng và có đánh giá tương đối tốt. Ké đầu ngựa có khả năng kháng Histamin, giúp cho người bệnh giảm dị ứng. Tình trạng vảy nến qua đó có thể kiểm soát một cách dễ dàng hơn.
- Bạn dùng ké đầu ngựa cùng một chút hà thủ ô, đem nguyên liệu rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Phần nguyên liệu mang sắc cùng với 1 lít nước. Đợi thuốc sôi cho đến khi cạn còn khoảng ½, bạn tắt bếp và lấy thuốc ra để sử dụng.
- Phần nuốc chia thành 2 phần để uống hết trong ngày, thuốc nên uống khi còn ấm.
Sinh địa và thạch cao cải thiện vảy nến
Khi kết hợp sinh địa với thạch cao, người bệnh không chỉ có có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn có công dụng thanh nhiệt cho cơ thể.Cách sử dụng:
- Bệnh nhân dùng thạch cao cùng sinh địa sắc với lượng nước vừa phải. Khi nước bắt đầu sôi, bạn hạ thấp lửa vui đun tiếp cho tới khi nước còn khoảng 1 bát con.
- Phần nước thuốc chia đều cho 3 bữa uống gồm sáng, trưa và tối. Thuốc lúc còn nóng sẽ phát huy dược tính một cách tốt nhất.
Trị vảy nến hiệu quả với muối hạt
Muối được sử dụng khá nhiều trong các mẹo chữa bệnh của dân gian, với bệnh vảy nến, chúng ta cũng hoàn toàn có thể dụng nguyên liệu này. Muối có công dụng kháng viêm một cách mạnh mẽ, với bệnh vảy nến sẽ khử vi khuẩn và chống viêm hiệu quả.
- Bệnh nhân dùng 1 thìa muối biển hòa cùng với nước ấm cho tan đều muối. Phần nước sử dụng để ngâm rửa và tắm giúp khử khuẩn cho vùng da nhiễm bệnh.
- Cách làm này áp dụng mỗi tuần từ 2 – 3 lần, không dùng nhiều hơn vì có thể làm làn da bị khô sần.
Cách sử dụng dầu dừa
Dầu dừa được xem là thành phần cấp ẩm cho người bị vảy nến rất hiệu quả. Dầu dừa vừa tạo độ ẩm cho làn da, vừa bổ sung thêm một số dưỡng chất giúp làm dịu da. Da trở nên mềm mịn, độ ẩm đủ và căng bóng hơn.Cách sử dụng:
- Mỗi ngày khi đi tắm, bạn lấy một ít dầu dừa thoa đều lên làn da. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất của dầu dừa ngấm vào da.
- Thư giãn trong vòng 10 phút và tắm lại với nước ấm. Dầu dừa có thể sử dụng để tắm mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý tránh để dầu dừa dính vào mắt, vùng kín hoặc nếp gấp trên da.
Cách trị vảy nến trong dân gian bằng lá trầu không
Lá trầu không nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch da. Hạn chế tối các triệu chứng khó chịu vì da bị viêm nhiễm.
- Người bệnh chỉ cần dùng một nắm lá trầu không đã rửa sạch nấu với 2 lít nước, thêm một ít muối biển.
- Khi nước đã sôi được khoảng 5 – 10 phút, bạn tắt bếp và lấy phần nước để nguội bớt. Dùng nước rửa cho vùng da bị bệnh.
Phương pháp sử dụng lá trầu không này có thể áp dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân. Với những người bị viêm da cơ địa, mề đay hay chàm cũng có thể sử dụng công thức trên.
Nha đam cải thiện bệnh vảy nến
Gel của lá nha đam phát huy tốt công dụng trong việc cải thiện chứng vảy nến, mề đay hay chàm. Hàm lượng Glycoproteins, Polysaccharides có trong nha đam tương đối cao. Đây chính là 2 thành phần có khả năng làm sạch da, kháng khuẩn cũng như chống viêm.Cách sử dụng:
- Người bệnh rửa sạch lá nha đam, cắt bỏ vỏ và lấy phần gel để thoa trực tiếp lên trên da.
- Gel nha đam nên thoa 1 – 2 lần mỗi ngày. Thoa trong vòng 20 phút rồi rửa sạch da với nước ấm. Ngoài ra ngừa dùng cũng có thể sử dụng nha đam để làm nước ép uống hàng ngày.
Nếu trong quá trình sử dụng nha đam, bệnh nhân thấy có biểu hiện ngứa ngáy, cần ngừng sử dụng và lựa chọn những nguyên liệu thích hợp hơn.
Cây lược vàng
Cây lược vàng cũng được ghi nhận hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện bệnh vảy nến. Lược vàng mang tới lượng chất chống oxy hóa cao, kháng viêm hiệu quả cũng như đẩy lùi triệu chứng ngứa rát. Thành phần có trong lược vàng giúp người bệnh kiểm soát sự phát triển của các tế bào và hạn chế nguy cơ vảy nến tái phát.
- Chúng ta dùng khoảng 10 lá lược vàng, rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút.
- Lá ngâm xong đem xay hoặc giã lấy phần nước cốt để uống 2 lần một ngày. Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên khu vực da bị vảy nến.
- Sau khoảng 15 phút, bạn rửa sạch lại vùng da bị vảy nến bằng nước ấm.
- Ngoài ra, lá cây lược vàng cũng có thể xay nhuyễn để trộn đều cùng với vaseline theo tỉ lệ 2:3. Đem hỗn hợp thoa mỏng lên da hàng ngày sẽ giúp các tổn thương chóng lành hơn.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà cũng là cách chữa vảy nến dân gian phù hợp với khá nhiều bệnh nhân. Tràm trà có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn. Vì vậy có không ít bệnh nhân sử dụng tràm trà để điều trị vảy nến.Cách sử dụng:
- Tinh dầu tràm trà bạn trộn cùng với một chút dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân. Hỗn hợp đem thoa đều lên da và rửa lại sau khoảng 8 – 10 phút.
- Phương pháp nên được thực hiện 2 lần mỗi tuần. Nếu thấy có biểu hiện ngứa khi bôi dầu, bạn cần ngừng lại và vệ sinh da thật sạch.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Một số lưu ý cho người bệnh khi chữa vảy nến bằng mẹo dân gian
Các biện pháp chữa dân gian được sử dụng khá rộng rãi, tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những mức độ hiệu quả khác nhau. Người bệnh cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây:
- Các mẹo chữa tùy thuộc từng cơ địa mỗi người mà có mức độ hiệu quả cao thấp khác nhau. Cùng một cách chữa vảy nến nhưng có thể có bệnh nhân phù hợp, có bệnh nhân không đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Người bệnh khi sử dụng những cách chữa trên cần kiên trì, bởi những bài thuốc này sẽ không thể hiện hiệu quả ngay tức thì. Bệnh nhân không kết hợp quá nhiều bài thuốc điều trị với nhau để tránh phản tác dụng. Các mẹo chưa cũng không lạm dụng làm da ngày càng tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Với những bệnh nhân nặng hơn, vảy nến gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cần lựa chọn các cách chữa trị mạnh hơn.
- Sau một thời gian sử dụng các bài chữa bệnh trong dân gian nhưng không thấy có hiệu quả, người bệnh nên ngừng sử dụng.
Chữa vảy nến ở đâu hiệu quả tốt và an toàn?
Các phương pháp chữa trị vảy nến bằng dân gian tuy an toàn, lành tính nhưng hiệu quả chưa thật sự cao so với các cách chữa trị khác. Ngoài ra, những mẹo chữa này chỉ phù hợp với những người bệnh ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bệnh nhân cần kết hợp việc điều trị tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế.Hiện nay, chứng bệnh vảy nến được chữa trị hiệu quả tại rất nhiều đơn vị y tế, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
- Bệnh viện Da liễu Hà Nội tại đường Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Hoặc cơ sở 2 tại Bế Văn Đàn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0903479619.
- Bệnh viện Da liễu Trung ương có địa chỉ ở số 15A Phương Mai, thuộc địa phận quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 19006951.
- Bệnh viện Quân Dân 102 tại đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm thuộc thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0888698102.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc tại đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc cơ sở 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 02471096699.
- Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn có địa chỉ ở đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc địa chỉ 48B đường Đặng Dung, phường Tân Định tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 02462605666.
- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng ở số 91 đường Dũng Sĩ Thanh Khê, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Số điện thoại: 02633756951.
- Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ số 2 đường Nguyễn Thông, thuộc phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 02839308131.
TÌM HIỂU THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!