10 cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian từ xưa

Phong ngứa là một triệu chứng khá khó chịu và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm dị ứng, viêm nhiễm, côn trùng cắn, và da khô. Cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ nên được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. Có rất nhiều mẹo chữa khác nhau, theo đó, người bệnh có thể tham khảo 10 cách trị đơn giản, hiệu quả dưới đây.

10+ cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian

Phong ngứa là bệnh ngoài da gây nên các mẩn đỏ khiến da ngứa ngáy, khó chịu. Đây là bệnh mà bất cứ lứa tuổi nào cũng dễ mắc phải. Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng các triệu chứng phong ngứa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian là “phép chữa” được lựa chọn nhiều hơn cả. Đặc biệt với các trường hợp triệu chứng nhẹ hoặc các nhóm bệnh nhân cơ địa nhạy cảm như: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú,… Theo đó, 10 cách trị bệnh phong ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả người bệnh có thể tham khảo như:

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá khế

Trong đông y, lá khế có vị chát, tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm và giải phóng độc tố cho cơ thể. Lá khế chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa có khả năng sát trùng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên da, giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.

Lá khế giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh phong ngứa
Lá khế giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh phong ngứa

Cách trị bệnh phong ngứa bằng lá khế thực hiện như sau:

  • Lấy lá khế tươi rửa sạch
  • Sao trên chảo nóng đến khi lá héo lại
  • Bọc lá khế mới sao vào tấm vải sạch và chườm lên những chỗ phát ban

Lưu ý: Nên chườm ở nhiệt độ vừa phải, không nên chườm khi còn nóng vì sẽ gây thêm tổn thương cho da.

Ngoài ra, bạn có thể đun một nắm lá khế với 2 lít nước dùng để vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa.

Cách chữa phong ngứa tại nhà bằng nha đam

Nha đam có vị đắng nhạt, thuộc tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng. Gel nha đam có tính sát khuẩn cao nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Sử dụng nha đam chữa phong ngứa tại nhà như sau:

  • Cắt nhánh nha đam rồi rửa sạch mủ bên trong
  • Cắt mỏng phần thịt trong suốt và đắp lên da
  • Sau khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch

Lưu ý: 

  • Nên chọn nha đam có bẹ nhỏ, màu xanh nhạt. 
  • Trước khi đắp trực tiếp lên da cần gọt sạch lớp vỏ xanh và rửa hết nhựa bằng nước, bởi nhựa nha đam dễ gây kích ứng da.
  • Để tránh trường hợp da bị kích ứng, bạn có thể bôi trước một lớp mỏng lên cổ tay, nếu da bình thường không có dấu hiệu gì thì mới bôi lên .

Chườm nóng, chườm lạnh giảm ngứa ngáy

Phương pháp chườm nóng có tác dụng giảm ngứa ngáy đối với thể phong hàn vào mùa lạnh, gặp mưa lạnh hay khi tiếp xúc với không khí lạnh. Ngược lại, phương pháp chườm lạnh có tác dụng với bệnh thể phong nhiệt xuất hiện khi trời nóng hoặc tiếp xúc với khí nóng. 

Khi chườm nóng, chườm lạnh chữa phong ngứa tại nhà người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng khăn mềm, sạch để chườm.
  • Chú ý nhiệt độ để tránh da phải chịu thêm tổn thương, mỗi lần chỉ nên chườm khoảng 30 phút.

Bài thuốc nam trị phong ngứa với lá chè xanh

Bài thuốc giảm phong ngứa hiệu quả từ lá chè xanh
Bài thuốc giảm phong ngứa hiệu quả từ lá chè xanh

Trong chè xanh có chứa hoạt chất flavonoid, tanin và các acid amin khác có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Đặc biệt hoạt chất EGCG trong lá chè xanh có khả năng chống oxy hóa cao vượt trội giúp bảo vệ làn da. Nhờ vậy, chữa phong ngứa bằng dân gian với lá chè xanh là bài thuốc được sử dụng từ lâu đời và hiệu quả tốt. Cách dùng như sau:

  • Lấy một nắm lá chè xanh còn tươi, rửa sạch
  • Đun sôi lá chè cùng với 3 lít nước trong vòng 10 – 15 phút
  • Để nguội hoặc pha thêm nước lạnh dùng để tắm.

Mẹo sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch giúp da mát, dễ chịu, giảm nhanh các cơn ngứa khi bị phong ngứa. Đây cũng là một cách trị phong ngứa tại nhà được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Lấy 50g bột yến mạch hòa cùng nước ấm để ngâm cơ thể.
  • Ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch
  • Thực hiện đều đặn, ngày 1 lần liên tục trong 5 – 7 ngày để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da

Nước yến mạch ấm giúp giãn nở lỗ chân lông, mạch máu lưu thông và làm suy giảm các triệu chứng phong ngứa. Người bệnh có thể pha bột yến mạch với nước tắm thường xuyên mà không sợ kích ứng da. 

Trị phong ngứa tại nhà bằng lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm loét, khử khuẩn hiệu quả. Cách trị phong ngứa dân gian với lá trầu không có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá trầu không
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá trầu không

Cách dùng:

  • Lấy một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng (chỉ nên lấy 5 – 7 lá)
  • Giã hoặc vò nát lá trầu, sau đó đun sôi cùng 1,5 lít nước trong vòng vài phút 
  • Nước đun xong để nguội dùng tắm và khử trùng trên khu vực da bị phong ngứa. 

Lưu ý: Nên thường xuyên tắm bằng nước lá trầu không để đạt hiệu quả giảm mẩn ngứa tốt nhất.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, mát gan và giải độc gan. Do đó, khi bị phong ngứa uống trà hoa cúc sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, giảm ngứa do mề đay. Phần bã trà có thể đắp lên vị trí da bị tổn thương để làm giảm ngứa ngáy và mụn.

Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng giúp cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, giúp giấc ngủ ngon vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng thường xuyên.

Dùng lá bạc hà giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh

Lá bạc hà thanh nhiệt, có tính sát khuẩn giúp giảm các triệu chứng phong ngứa mề đay. Sử dụng lá bạc hà giảm triệu chứng phong ngứa như sau:

  • Cách 1: Lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch, vò nát rồi chà lên da. Phần vỏ bã trực tiếp lên vùng da bị phong ngứa, để trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. 
  • Cách 2: Người bệnh có thể tắm bằng nước pha với tinh dầu bạc hà, hoặc vò lá bạc hà tươi cùng nước. Duy trì tắm liên tục hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Cách trị phong ngứa bằng lá hẹ

Lá hẹ có tính ấm, vị chua, có tác dụng kháng viêm và giải độc. Hàm lượng vitamin B cùng các khoáng chất trong lá hẹ có công dụng phục hồi da bị tổn thương do phong ngứa. 

Giảm nhanh mẩn ngứa tại nhà bằng bài thuốc dân gian từ lá hẹ
Giảm nhanh mẩn ngứa tại nhà bằng bài thuốc dân gian từ lá hẹ

Cách trị phong ngứa ngay tại nhà bằng lá hẹ:

  • Dùng để tắm: Lá hẹ tươi rửa sạch,cắt khúc và đun sôi cùng nước. Đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh dùng để tắm.
  • Chườm lên chỗ bị phù nề, nổi mẩn đỏ: Giã lá hẹ với một ít muối sau đó chườm trực tiếp lên phần da bị tổn thương.

Mẹo chữa bệnh phong ngứa với lá kinh giới

Kinh giới hay Giả tô, Khương giới có vị cay, tính ấm, có công dụng giải cảm, tán hàn, cầm máu và chống dị ứng. Khi bị phong ngứa, bạn có thể áp dụng cách trị phong ngứa tại nhà với lá kinh giới và một số thảo dược, thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị Kinh giới, bèo cái (bỏ rễ),  của ráy dại (gọt vỏ, thái mỏng), thổ phục linh,lá ba chục.
  • Cho các vị thuốc vào ấm và đun sôi cùng nước
  • Nước thuốc dùng xông hơi và sau khi nước nguội dùng để tắm 

Lưu ý: Mỗi tuần chỉ nên xông hơi từ 2 – 3 lần để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng bài thuốc thảo dược

Điều trị phong ngứa bằng mẹo dân gian rất dễ tái phát vì dược lực không đủ mạnh để loại bỏ tà độc gây bệnh cũng như không bồi bổ, cân bằng khí huyết. Theo quan điểm của Đông y, muốn trị bệnh phong ngứa phải đảm bảo được các nguyên tắc:

  • Tán tà độc (phong hàn, phong nhiệt) và cân bằng khí huyết vì căn nguyên dẫn đến bệnh chính là do nhiễm tà độc và huyết nhiệt tích tụ lâu ngày.
  • Bồi bổ các tạng phủ để tái thiết lập trạng thái cân bằng của cơ thể. Qua đó nâng cao sức đề kháng để phòng tái phát bệnh.

Lưu ý khi sử dụng cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian

Có rất nhiều mẹo dân gian giúp bạn trị phong ngứa tại nhà. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào áp dụng cũng điều trị khỏi bệnh. Bởi hiệu quả của các bài thuốc này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan xung quanh như: cơ địa, tình trạng mẩn ngứa, cách chế biến,… Vậy khi lựa chọn phương pháp điều trị này cần phải chú ý để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian chữa phong ngứa:

  • Nên xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh để lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp
  • Có rất nhiều bài thuốc có cách chế biến cầu kỳ, bạn nên lựa chọn bài thuốc phù hợp với điều kiện của bản thân
  • Cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian có tác dụng tương đối chậm người bệnh cần kiên trì sử dụng
  • Các mẹo dân gian này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Tình trạng bệnh nặng hoặc trở nên mãn tính thì chỉ nên sử dụng là phương pháp hỗ trợ điều trị
  • Không nên sử dụng quá nhiều bài thuốc cùng một lúc. Bài thuốc bằng thảo dược thiên nhiên không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng khi sử dụng nhiều bài thuốc cùng lúc dẫn đến tình trạng mất hiệu quả điều trị của thuốc
  • Khi sử dụng một thời gian mà tình trạng phong ngứa không thuyên giảm, hoặc có dấu hiệu lan rộng hay viêm da cần gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời
Sử dụng mẹo dân gian trị phong ngứa không giảm, cần gặp ngay bắc sĩ để tránh biến chứng nặng hơn
Sử dụng mẹo dân gian trị phong ngứa không giảm, cần gặp ngay bắc sĩ để tránh biến chứng nặng hơn

Để các bài thuốc dân gian trị phong ngứa tại nhà đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên kết hợp việc sử dụng thuốc cùng với các biện pháp bảo vệ và chăm sóc da như:

  • Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho việc điều trị phong ngứa như: Thực phẩm giàu vitamin, omega 3, nghệ tươi, trà xanh,… 
  • Kiêng các thực phẩm chứa thành phần dễ gây dị ứng: Thịt đỏ, hải sản, đồ cay nóng, các chất kích thích,…
  • Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng: Lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất,…
  • Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày để da sạch sẽ, lỗ chân lông được thông thoáng tránh tích tụ bụi bẩn
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Trên đây là 10 cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng một trong những mẹo này để có thể giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay của mình. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh diễn tiến nặng người bệnh cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

XEM THÊM: Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

4.9/5 - (52 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?