18 cách trị hôi miệng nhanh chóng hoàn toàn từ tự nhiên

Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Bệnh nếu không được chú ý chữa trị ngay từ đầu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Cùng tham khảo 18 cách trị hôi miệng nhanh chóng sau đây.

Tổng hợp 18 cách trị hôi miệng từ nguyên liệu tự nhiên

Nếu đang bị hôi miệng không phải từ nguyên nhân bệnh lý, bạn đọc có thể áp dụng những cách trị hôi miệng sau để cải thiện hơi thở của mình.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Những thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit của nước bọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu.

Do vậy, việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn là cách đơn giản nhất để đánh bay hơi thở có mùi. Người bệnh cũng nên thay đổi bàn chải đánh răng từ sau 2 – 3 tháng sử dụng.

Muốn làm sạch mảng bám thức ăn sót lại hoàn toàn thì cần phải sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ khác như nước súc miệng trị hôi miệng, chỉ nha khoa,…

Cách trị hôi miệng bằng nước muối

Nước muối được coi như là một chất sát trùng hiệu quả và có tác dụng khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Nước muối sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về sâu răng, viêm lợi và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng muối và nước thành dung dịch nước muối loãng.
  • Súc miệng bằng dung dịch này ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Nước muối có đặc tính sát khuẩn nên sẽ diệt sạch các vi khuẩn gây mùi
Nước muối có đặc tính sát khuẩn nên sẽ diệt sạch các vi khuẩn gây mùi

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng. Hơn nữa, loại tinh dầu này cũng có mùi hương thơm dịu nhẹ khiến hơi thở thơm mát hơn nhiều lần.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng hoặc súc miệng bằng cách hoà tan tinh dầu tràm vào nước súc miệng sau ăn.
  • Ngoài ra, có thể kết hợp tinh dầu tràm với nước cốt lá bạc hà để súc miệng cũng cho hiệu quả điều trị rất tốt.

Mẹo trị hôi miệng với chanh

Chanh là loại trái cây chứa nhiều axit và vitamin C tốt cho răng lợi. Không chỉ có tác dụng khử mùi hôi miệng mà sử dụng chánh còn giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Cũng bởi vậy các chị em cũng sử dụng chanh để chữa thâm nách phổ biến.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước cốt chanh: Hòa tan nước cốt chanh và muối vào nước súc miệng hàng ngày hoặc có thể dùng chải cả răng và lưỡi bằng hỗn hợp này để cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Dùng vỏ chanh tươi: Rửa sạch vỏ chanh sau đó cắt thành miếng nhỏ, nhai thật kỹ rồi nuốt.

Trà xanh

Nhờ các chất chống oxy hóa mà nước trà xanh là cách chữa hôi miệng cũng như cải thiện viêm nướu khá hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất polyphenol trong lá trà sẽ giúp răng lợi chắc khỏe và ngăn ngừa vi khuẩn có hại.

Cách thực hiện: Người bệnh hôi miệng nên dùng nước lá trà xanh đun sôi để nguội súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn.

Trà xanh không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn đem lại công dụng tuyệt với cho răng và nướu
Trà xanh không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn đem lại công dụng tuyệt với cho răng và nướu

Cách trị hôi miệng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng sát khuẩn nên khắc phục tình trạng hôi miệng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, lá bạc hà có tính mát, mùi thơm dễ chịu nên đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho người sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc sử dụng như một loại lá ăn kèm theo các món ăn hàng ngày.
  • Ngài ra, có thể vắt lấy nước cốt bạc hà, thêm muối hoà tan trong nước lọc để súc miệng hàng ngày.

Gừng

Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, gừng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn. Bạn đọc có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, nhai trực tiếp hoặc uống cùng với trà, ăn cùng chanh để để làm tăng hiệu quả của gừng.

Cách thực hiện: Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng tươi, duy trì liên tục trong vòng một tuần sẽ giúp hơi thở được cải thiện đáng kể.

Trị hôi miệng bằng mật ong

Mật ong đem đến nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt là chữa trị mụn. Được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên”, mật ong có tác dụng kháng khuẩn và điều trị hôi miệng rất tốt. Đây cũng là một trong những cách chữa hôi miệng dân gian được áp dụng phổ biến từ xưa tới nay.

Mật ong khi kết hợp với các nguyên liệu như: bột quế, chanh, táo,… sẽ có tác dụng điều trị hôi miệng tốt hơn khi dùng đơn độc.

Cách thực hiện:

  • Dùng kết hợp với chanh: Pha mật ong nguyên chất với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:2 cùng với khoảng 50ml nước ấm, dùng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày. Sau 2 – 3 ngày sử dụng đều đặn sẽ thấy mùi hôi miệng giảm đi rõ rệt.
  • Dùng kết hợp với bột quế: Pha hỗn hợp bột quế với mật ong nguyên chất cùng với nước ấm, sử dụng để súc miệng hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Mật ong khi được kết hợp cùng chanh, bột quế,... sẽ làm tăng tác dụng điều trị
Mật ong khi được kết hợp cùng chanh, bột quế,… sẽ làm tăng tác dụng điều trị

Sữa chua

Theo một số nghiên cứu, sữa chua giúp ức chế sự sản sinh chất này hydrogen sulfide – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hơi thở có mùi. Ngoài ra, sữa chua sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các lợi khuẩn phát triển và bảo vệ răng lợi.

Chính vì vậy, sử dụng một hũ sữa chua mỗi ngày là phương pháp đơn giản nhất để cải thiện tình trạng hôi miệng.

Cách trị hôi miệng bằng baking soda

Baking soda không chỉ là nguyên liệu làm bánh, làm đẹp hữu hiệu mà còn được dùng trong việc tẩy trắng răng và kiểm soát hơi thở có mùi. Phương pháp này được giải thích là do các chất trong bột baking soda sẽ giúp cân bằng acid trong miệng để giảm thiểu tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện: Dùng bột baking soda pha với nước ấm, dùng súc miệng hằng ngày giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công răng lợi.

Cách trị hôi miệng bằng rau húng chanh

Rau húng chanh được biết đến với nhiều công dụng như: giải cảm, trị ho, trị ngạt mũi, viêm họng. Không những thế, đây còn là loại thảo dược được ông bà ta áp dụng trị hôi miệng từ lâu đời.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô lá húng chanh sau đó sắc nước thật đặc, ngậm khoảng 5 – 7 phút.
  • Nên sử dụng nước sắc này hằng ngày để nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát.
Thành phần tinh dầu từ lá húng chanh sẽ đem lại hơi thở thơm mát
Thành phần tinh dầu từ lá húng chanh sẽ đem lại hơi thở thơm mát

Lá ổi

Chắc hẳn bạn đọc không còn xa lạ gì với công dụng chữa nhiều loại bệnh như viêm ruột, tiêu chảy hay các bệnh ngoài da của lá ổi. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh, do chứa các thành phần như Tanin, Oxalic, Phosphoric, lá ổi còn được xem như loại lá trị hôi miệng, làm trắng răng và loại bỏ mảng bám nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá ổi non đã rửa sạch.
  • Vò nát và đun sôi với nước, có thể hòa thêm muối.
  • Dùng dung dịch lá ổi này súc miệng 3 lần/ngày.

Trị hôi miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa ngoài khả năng trị sẹo, còn có đặc tính kháng khuẩn nên khi súc miệng thường xuyên với dầu dừa tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện. Ngoài ra, phương pháp này còn làm sạch bề mặt lưỡi, nướu và lợi.

Cách thực hiện:

  • Cho một ít dầu dừa lên bàn chải đánh răng và thực hiện chải răng như bình thường, chú ý chải kỹ ở vị trí kẽ răng.
  • Hoặc bạn đọc cũng có thể dùng dầu dừa để ngậm và súc miệng hàng ngày.

Cách chữa hôi miệng bằng lá ngò gai

Lá ngò gai hay còn gọi là lá mùi tàu, là loại rau thơm không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Loại lá này có thể chữa được nhiều bệnh như ho, cảm cúm, đầy hơi, khó tiêu,… và đặc biệt là chữa hôi miệng vô cùng hiệu quả.

Không những giúp đánh bay mùi hôi miệng mà các tinh dầu trong lá ngò gai còn mang lại cho người sử dụng hơi thở thơm mát rất dễ chịu.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá ngò gai tươi, rửa sạch sau đó cắt nhỏ và sắc lấy nước đặc.
  • Để nguội rồi cho thêm một ít muối vào khuấy tan, dùng súc miệng đều đặn mỗi ngày.

Cách trị hôi miệng hiệu quả với bột quế

Sử dụng bột quế chữa hôi miệng là một trong những cách trị hôi miệng bằng phương pháp dân gian phổ biến. Tinh dầu quế có chứa các loại chất kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp trị sâu răng, viêm lợi và giúp răng, nướu chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện:

  • Pha bột quế với nước ấm để ngậm và súc miệng hàng ngày.
  • Ngoài ra, người bệnh hôi miệng cũng có thể kết hợp bột quế với mật ong để hiệu quả điều trị được tốt hơn.
Sử dụng bột quế là một mẹo dân gian phổ biến
Sử dụng bột quế là một mẹo dân gian phổ biến

Đinh hương

Đinh hương chứa thành phần chủ yếu là các tinh dầu thơm diệt khuẩn, kháng viêm và khử mùi rất tốt. Chính vì vậy, đinh hương cũng là thành phần rất phổ biến trong các loại thuốc chữa hôi miệng hiện nay.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng hoa đinh hương phơi khô cho vào miệng ngậm và nhai kỹ trong khoảng 5 – 7 phút rồi nhả bã và súc miệng lại bằng nước.
  • Thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng hôi miệng dần được cải thiện.
  • Ngoài ra, bạn đọc có thể sử dụng bột đinh hương pha với nước ấm để súc miệng vào buổi sáng và tối.

Cách trị hôi miệng với giấm táo

Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên nên có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nhờ tính axit mà giấm táo được xem là một trong những cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1 muỗng giấm táo pha với 1 cốc nước và uống trước khi ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng hơi thở có mùi.
  • Hoặc người bệnh hôi miệng cũng có thể uống một muỗng canh giấm táo sau mỗi bữa ăn cũng rất tốt cho sức khỏe.

Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt

Lá lốt từ lâu đã là vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc dân gian trị hôi miệng nhờ độ nồng và tính kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá lốt tươi thật già đem rửa sạch và để ráo.
  • Sắc lá lốt đã sơ chế cùng muối và nước trong vòng 15 phút.
  • Sử dụng loại nước sắc này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
 

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa hôi miệng

Trong quá trình sử dụng các cách trị hôi miệng dân gian, bạn đọc nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chú ý làm sạch lưỡi.
  • Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại trên răng.
  • Nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ ăn nặng mùi như hành, tỏi. các loại mắm,…vì chúng thường để lại hơi thở có mùi.

Các cách trị hôi miệng trên đây chỉ nên được áp dụng khi hôi miệng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát hoặc sử dụng kết hợp với các loại thuốc đặc trị. Người bệnh bị hôi miệng mãn tính nên thăm khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?