14 Cách Trị Bỏng Áp Dụng Tức Thời An Toàn, Giảm Đau Nhanh Chóng

Khi bị bỏng, bạn đọc đừng quá lo lắng mà nên cân nhắc áp dụng các cách trị bỏng an toàn, đúng đắn. Với các nguyên liệu rất dễ kiếm, thường có ngay trong bếp là bạn đã có thể sơ cứu và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Cùng tham khảo 14 cách trị bỏng ngay sau đây.

Tổng hợp các cách chữa bỏng ngay tại nhà

Các vết bỏng nhẹ thường sẽ mất từ 1 – 2 tuần để lành lại và cũng ít để lại sẹo trên da. Mục đích của việc chữa bỏng chính là làm giảm cơn đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy da mau lành hơn.

Bạn đọc có thể áp dụng cách trị bỏng tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

Rửa nước lạnh

Rửa nước lạnh là phương pháp phổ biến nhất, được áp dụng chủ yếu cho trường hợp bỏng nhẹ (độ 1 hoặc 2). Tác dụng của phương pháp này làm giảm hoặc dứt cơn đau và ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da.

Điều đầu tiên nên làm khi gặp vết bỏng nhẹ chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh chảy liên tục trong khoảng 20 phút. Tiếp đó, bạn đọc có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Điều này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng trên da.

14 cách trị bỏng hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà
14 cách trị bỏng hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà

Cách trị bỏng bằng phương pháp chườm lạnh

Một túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc tấm khăn ướt thấm nước lạnh đặt trên vết bỏng có thể giúp giảm đau nhanh chóng và giảm bớt sưng phồng da. Thời gian chườm lạnh có thể áp dụng là khoảng từ 5 – 15 phút.

Tuy nhiên, không nên dùng túi chườm quá lạnh hoặc dùng đá viên đặt trực tiếp lên bề mặt da. Bởi lẽ hành động này rất dễ gây kích ứng chỗ vết thương, cũng như làm hạn chế tình trạng lưu thông máu khiến các tổn thương lâu phục hồi hơn.

Tránh ánh nắng mặt trời

Tốt nhất là bạn đọc nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp khi đang bị bỏng dù nắng nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là vì vùng da bị bỏng đang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và khói bụi bên ngoài môi trường.

Chữa bỏng bằng mật ong

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, trong đó phải kể đến là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả.

Thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết bỏng khoảng 3 – 4 lần/ngày. Ban đầu bạn đọc sẽ cảm thấy một chút cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ sau một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ nhanh lên da non. Mật ong cũng khá hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về da khác như trị rạn da, làm mờ thâm nám,…

Mật ong là chất khử trùng vết thương tự nhiên
Mật ong là chất khử trùng vết thương tự nhiên

Làm dịu vết bỏng bằng nha đam

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nha đam, hay lô hội, có công dụng hiệu quả trong việc chữa trị các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, cắt một miếng nha đam và chà nhẹ để phần gel thấm vào vết bỏng. Đây cũng là biện pháp được nhiều bác sĩ da liễu khuyến khích sử dụng khi bị bỏng.

Tuy nhiên, đối với một số cơ địa nhạy cảm, nha đam làm kích ứng da, bạn đọc cũng nên lưu ý.

Cây oải hương

Tinh dầu hoa oải hương chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau và có tính chất sát trùng cao. Do vậy sử dụng tinh dầu oải hương sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích vết bỏng tái tạo nhanh chóng.

Trộn một vài giọt dầu oải hương vào ly nước. Dùng một miếng vải mềm và ngâm vào hỗn hợp, rồi chấm lên vùng da bị bỏng nhiều lần. Ngoài ra, có thể kết hợp mật ong với tinh dầu hoa oải hương đặt lên vết bỏng vài lần mỗi ngày cũng rất hiệu quả.

Cách chữa bỏng với lá mã đề

Lá cây mã đề rất hữu ích trong việc làm dịu vết bỏng vì nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Trước hết, bạn đọc nghiền nát lá cây mã đề rồi thoa đều lên vết bỏng. Sau đó sử dụng một miếng vải cotton để quấn quanh vết bỏng. Khi vết bỏng đã khô, hãy thay thế miếng dán khác.

Sử dụng lá mã đề là cách trị bỏng an toàn, hiệu quả
Sử dụng lá mã đề là cách trị bỏng an toàn, hiệu quả

Trà đen

Trà đen chứa hàm lượng lớn axit tannic có thể giúp giảm đau ngứa và khó chịu do bỏng. Đầu tiên, bạn đọc cần phải đổ túi trà vào nước ấm ngâm trong vài phút. Tiếp đó làm mát nó một cách tự nhiên và ngâm một miếng vải trong nước trà đã pha sẵn. Cuối cùng là đặt lên vùng da bị bỏng. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng túi trà ướt hoặc lạnh để đặt trên vết thương.

Cách trị bỏng bằng giấm

Trị bỏng bằng giấm là do giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết bỏng không bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên phải dùng giấm được hoà loãng nếu không sẽ làm kích ứng da.

Bạn đọc hòa giấm và nước theo tỷ lệ 1:1. Rồi rửa sạch vết bỏng, dùng băng gạc thấm dung dịch này sau đó băng lại, cứ 2 – 3 giờ lại thay băng gạc mới một lần.

Cách trị bỏng với nghệ

Nghệ từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm dịu vết thương và hạn chế hình thành sẹo. Củ nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu đậu phộng, đợi nguội đổ vào lọ kín bảo quản khi cần dùng.

Khi bị bỏng, bạn đọc lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa nhẹ lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ được làm dịu đi ngay tức khắc, giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo trên da. Nghệ tươi có công dụng trị sẹo rất tốt nên hiệu quả cả cho những người bị thâm sẹo sau bỏng.

Dầu dừa

Dầu dừa không chỉ được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp, mà còn rất hữu ích khi dùng để chữa một số bệnh ngoài da, kể cả bỏng. Nguyên nhân là do trong dầu dừa chứa nhiều axit béo và vitamin E có thể làm mờ vết sẹo, kích thích mọc da non hiệu quả.

Cách làm như sau: Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên lên vết bỏng và để khô tự nhiên.

Thoa một lớp mỏng dầu dừa cũng là cách làm dịu da hiệu quả
Thoa một lớp mỏng dầu dừa cũng là cách làm dịu da hiệu quả

Cách trị bỏng bằng mỡ trăn

Mỡ trăn vừa là một loại dược liệu có nguồn gốc từ động vật. Theo kinh nghiệm dân gian, mỡ trăn có công dụng điều chỉnh bỏng đặc biệt hiệu quả, nhất là với những vết bỏng do nước, do vôi, bỏng bô xe máy. Đặc biệt, mỡ trăn cũng giúp làm mờ những vết sẹo do do bỏng gây nên.

Khi bị bỏng, chỉ cần lấy chút mỡ trăn bôi trực tiếp lên vết bỏng. Cách này sẽ giúp hầu hết các vết phồng rộp do bỏng đều không còn ngay từ những ngày đầu tiên chữa trị.

Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu bạn đọc cảm thấy đau đớn khó chịu thì có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như naproxen (Aleve) hay ibuprofen (Motrin, Advil). Lưu ý là nên đọc kỹ nhãn thuốc để xác định liều dùng và cách dùng cho phù hợp.

Bên cạnh đó, khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ hoặc, có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Một số loại phổ biến phải kể đến như Bacitracin hay Neosporin. Sau khi sử dụng thì dùng băng gạc vô trùng để che lại vết thương.

Lưu ý khi áp dụng các cách trị bỏng

Để điều trị vết thương do bị bỏng, song song với việc các cách trị bỏng, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:

  • Nên rửa sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý trước khi dùng thuốc.
  • Ở vùng da bị bỏng thường xuất hiện các bọng nước bên trong có chứa dịch lỏng. Không nên chọc vỡ mà hãy để bọng nước này tự vỡ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Hạn chế tối đa việc cọ xát vết thương và lưu ý chống nhiễm khuẩn, hạn chế thoát huyết tương ra ngoài.
  • Cảnh giác với những cách trị bỏng sai lầm như dùng trứng gà sống hay kem đánh răng. Những cách làm sai lầm như vậy không những không giúp chữa trị vết bỏng mà còn gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Trên đây là tổng hợp 14 cách trị bỏng an toàn ngay tại nhà. Tuy nhiên, các cách này chỉ hiệu quả với những vết bỏng nhẹ và nông. Nếu bạn đọc bị bỏng nặng và sâu thì nên đến các cơ sở y tế để được sơ cứu và hướng dẫn điều trị phù hợp hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?