11 Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà không chỉ kiểm soát được triệu chứng của bệnh mà còn giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này phải được áp dụng đúng cách và an toàn mới đạt được hiệu quả tối đa. Dưới đây là 11 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà từ các nguyên liệu từ thiên nhiên bạn có thể tham khảo.
Có nên chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian tại nhà?
Bệnh vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Quá trình trình tế bào da cũ chết đi, bong tróc và tái tạo tế bào da mới ở người bị bệnh vảy nến da đầu diễn ra nhanh gấp 10 lần so với người bình thường. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây không ít phiền toái đến thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.Chữa bệnh vảy nến da đầu, ngoài các biện pháp dùng thuốc Đông y, Tây y còn có các bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên tại nhà. Các bài thuốc này có ưu điểm an toàn, chi phí thấp, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Đặc biệt là với trẻ em có làn da yếu, nhạy cảm dễ kích ứng. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng các phương pháp dân gian để kiểm soát triệu chứng và điều trị dứt điểm bệnh vảy nến.
Tổng hợp 11 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả nhất hiện nay
Người bệnh có thể hoàn toàn tự điều trị và cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến tại nhà với một số mẹo dưới đây:
Chữa vảy nến da đầu bằng nha đam
Nha đam từ lâu đã được sử dụng là một nguyên liệu lành tính trong các phương pháp chăm sóc và cải thiện các vấn đề về da. Với hàm lượng nước dồi dào giúp dưỡng ẩm cùng tác dụng chữa lành da, nha đam được dùng trong việc điều trị bệnh vảy nến da đầu rất hiệu quả.Chữa bệnh vảy nến bằng nha đam, người bệnh sẽ giảm nhanh tình trạng da bị và bong tróc vảy trắng ở vùng da bị vảy nến. Bên cạnh đó, nha đam còn có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa cao giúp làm giảm sưng đau, nuôi dưỡng da khỏe mạnh và sản sinh ra các tế bào da mới. Từ đó có thể giảm các triệu chứng bệnh và kiểm soát bệnh không tái phát nhiều lần.Chuẩn bị
- 1 lá nham đam tươi
- 4 – 6 giọt tinh dầu hoa oải hương
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nha đam, bỏ vỏ và lấy toàn bộ phần gel. Lưu ý rửa sạch phần nhựa của nha đam để tránh gây dị ứng da.
- Trộn gel nha đam và tinh dầu hoa oải hương với nhau. Sau đó thoa lên vùng da đầu bị vảy nến. Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu hơn vào da và loại bỏ phần vảy khô.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp này để gội đầu.
- Sau 15 – 20 phút gội sạch đầu với nước ấm.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cũng có thể thay hoa oải hương bằng tinh dầu tỏi rồi thực hiện các bước như trên.
Chữa vảy nến da đầu bằng giấm táo
Giấm táo là dược liệu tự nhiên có lợi cho da, đặc biệt là da đầu. Theo các nghiên cứu khoa học, trong giấm táo có chứa các axit malic, lactic làm mềm mịn và loại bỏ các tế bào chết trên da mang đến một làn da sạch sẽ. Bên cạnh đó, giấm táo có đặc tính kháng khuẩn như một loại thuốc chữa vảy nến, ngăn ngừa nấm men một loại nấm thường xuyên gây bệnh trên các vùng da đầu bị tổn thương.
- 100ml lít nước sạch.
- 3 thìa cafe giấm táo.
- Bông gòn.
Cách thực hiện:
- Pha 3 thìa giấm táo với nước lọc.
- Dùng bông gòn thấm vào nước giấm táo loãng rồi thoa lên vùng da bị vảy nến.
- Sau khoảng 30 phút thì gội lại đầu bằng nước lạnh.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần sẽ giúp vùng da bị vảy nến được sát khuẩn. Ngoài ra, giấm táo còn khôi phục sự cân bằng độ pH trên da, giúp da đầu mạnh khỏe và phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát.
Lưu ý: Da đầu khá nhạy cảm nên trước khi dùng giấm táo bạn nên thử trên vùng da tay xem có bị kích ứng hay không. Nếu không có vấn đề gì mới tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.
Sử dụng baking soda chữa vảy nến da đầu
Đây là một nguyên liệu được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh vảy nến tại nhà. Baking soda có đặc tính chống nấm, hỗ trợ giảm tình trạng ngứa ngáy và đóng vảy trên da đầu do bệnh vẩy nến.Chuẩn bị:
- 2 thìa cafe baking soda.
- 50ml nước.
- Bông gòn hoặc khăn mỏng.
Cách thực hiện:
- Cho baking soda vào chén nước rồi trộn đều, tạo thành hỗn hợp nước baking soda loảng.
- Sau đó sử dụng một bông hoặc khăn lau thấm vào hỗn hợp, rồi thoa lên vùng da đầu bị vảy nến. Bạn cũng có thể đổ trực tiếp hỗn hợp lên đầu để nước baking soda thấm sâu hơn giúp giảm viêm dưới tóc hiệu quả.
- Massage nhẹ nhàng khoảng 1 – 2 phút và gội sạch đầu bằng nước lạnh.
Dầu dừa điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả
Nhờ công dụng dưỡng ẩm sâu và tái tạo da tốt, dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh da liễu. Trong dầu dừa chứa nhiều acid béo, vitamin E làm giảm tình trạng bong tróc, sưng đỏ và chống lại quá trình lão hóa tự nhiên.Bên cạnh đó, dầu dừa là dược liệu có khả năng chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công và gây bội nhiễm trên da. Do đó, sử dụng dầu dừa đúng cách trong việc điều trị bệnh á sừng hay vảy nến da đầu sẽ giúp chữa lành các tổn thương trên da nhanh chóng.
- 4 – 5 thìa cafe dầu dừa
Cách dùng như sau:
- Gội đầu thật sạch và làm khô vùng da bị vảy nến.
- Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị vảy nến, massage nhẹ nhàng để dầu dừa được thấm sâu vào da.
- Ủ tóc bằng khăn tắm trong khoảng 40 phút rồi xả lại bằng nước sạch, để khô tự nhiên. Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ một loại dầu gội hay dầu xả nào để gội đầu.
- Người bệnh có thể kết hợp dầu dừa với tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả chanh… để tăng hiệu quả của phương pháp này.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng tỏi
Đây cũng là một trong những cách điều trị vảy nến da đầu tốt nhất tại nhà. Theo các nghiên cứu y học, tỏi có đặc tính chống viêm nhiễm và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cải thiện các trình trạng tổn thương da và tái tạo da nhanh chóng. Bên cạnh đó, tỏi còn làm giảm hoạt động của lipoxygenase, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu.Để giảm nhanh cơn đau ngứa do bệnh vảy nến da đầu gây ra, bạn có thể sử dụng tỏi theo cách sau:Chuẩn bị:
- 4 – 5 nhánh tỏi.
- 1 lá nha đam.
Cách thực hiện:
- Tỏi rửa sạch, ép hoặc giã lấy nước.
- Nha đam rửa sạch phần nhựa và giã nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp hợp tỏi với nha đam (lô hội) theo tỉ lệ 1 : 1 rồi bôi trực tiếp lên da đầu. Không quên massage nhẹ nhàng để giúp tẩy các tế bào khô cứng trên da đầu.
- Sau khoảng 10 phút sẽ gội đầu bằng nước sạch.
- Thực hiện mỗi tuần 2 lần để cải thiện tình trạng ngứa và bong tróc.
Lưu ý: Trị bệnh vảy nến da đầu bằng tỏi sẽ gây ra mùi hơi khó chịu trên tóc của người bệnh. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng phương pháp này, các triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Uống trà gừng giảm các triệu chứng vảy nến da đầu
Theo một thống kê của y học cho thấy, có đến hơn 52% trường hợp xuất hiện các biểu hiện bệnh vảy nến ở da đầu. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị rất dễ gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh vảy nến người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị trong – ngoài kết hợp để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.Trong Đông y, gừng mang độc tính kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau và giải độc máu rất hiệu quả. Vì vậy, uống trà gừng giúp các dược chất này thấm sâu vào cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến cũng như chứng á sừng rất hiệu quả. Cách làm trà gừng đơn giản như sau:
- ½ củ gừng tươi
- ½ thìa cafe mật ong
- ¼ thìa cafe nước cốt chanh
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch thái lấy khoảng 3 – 4 lát.
- Cho gừng vào 200ml nước sôi và hãm trong khoảng 2 phút.
- Thêm cafe và nước cốt chanh đã chuẩn bị từ trước vào cốc nước gừng khuấy đều và thường thức khi trà còn nóng.
- Mỗi ngày bạn uống 1 – 2 ly trà gừng như một loại trà thông thường rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Phương pháp này không nên sử dụng với người bệnh có tiền sử bị huyết áp cao.
Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không
Lá trầu không từ lâu được biết đến là một thảo dược quý trong việc sát trùng, giảm ngứa, chữa các bệnh viêm da trong đó có vảy nến da đầu. Trong lá trầu không chứa hoạt chất eugenol có tác dụng làm dịu mát và đau rát tại vùng da bị tổn thương.Ngoài ra, lá trầu không rất giàu vitamin, alkaloid, các axit amin có tác dụng kháng sinh mạnh, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời ức chế được sự phát triển của nấm men gây hại cho da.Chuẩn bị:
- 3 – 4 lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muỗi loãng.
- Dùng tay vò xát nhẹ lá trầu.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trầu vào và đậy vung, khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Bỏ bã giữ lại phần nước để nguội. Sau đó dùng nước lá trầu không để rửa vùng da đầu bị vảy nến hoặc gội đầu giúp kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả.
- Thực hiện 2 lần/ tuần trong thời gian dài để thấy hiệu quả tốt nhất.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Dùng nghệ vàng trị vảy nến da đầu
Bên cạnh tác dụng tăng hương vị cho món ăn, nghệ vàng còn được dùng để điều trị một số bệnh da liễu thường gặp. Với ưu điểm lành tính và dễ thực hiện, cách chữa vảy nến bằng nghệ vàng được bệnh nhân áp dụng rất phổ biến và cho những phản hồi tích cực.
- 1 thìa cafe bột nghệ vàng.
- 2 thìa cafe mật ong.
Cách thực hiện:
- Đổ 2 nguyên liệu vừa chuẩn bị ở trên vào bát và trộn đều.
- Gội đầu bằng nước ấm để làm sạch vùng da bị tổn thương.
- Lấy tay thoa hỗn đều hỗn hợp lên vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm vào da.
- Chờ khoảng 10 – 15 phút rồi đi gội đầu với nước sạch và để khô tự nhiên.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ vàng để uống trực tiếp vào cơ thể đẩy nhanh quá trình điều trị bằng cách như sau:Chuẩn bị:
- 2 thìa cafe tinh bột nghệ.
- 250ml nước ấm hoặc sữa tươi.
Cách thực hiện:
- Pha tinh bột nghệ vào nước ấm hoặc sữa tươi tùy theo sở thích của người bệnh.
- Uống 1 – 2 lần/ngày vào sáng tối. Sau khoảng 1 tuần người bệnh sẽ thấy triệu chứng vảy nến da đầu được kiểm soát hiệu quả.
Lưu ý:
- Không dùng nước nóng quá 45 độ bởi sẽ làm tinh bột nghệ bị chín, mất hết dưỡng chất.
- Không nên lạm dụng nghệ để chữa bệnh vảy nến nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là với những người bệnh có cơ địa nóng.
- Có thể gia giảm liều lượng các nguyên liệu tùy theo vùng da bị tổn thương.
Trà xanh – Cây thuốc trị vảy nến da đầu an toàn
Chữa vảy nến da đầu bằng lá trà xanh là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến nhất. Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và nhiều và khoáng chất có lợi trong lá trà xanh giúp sát khuẩn và làm dịu da rất tốt.
- Lá chè xanh tươi.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn có hại.
- Đun sôi 2 lít nước và cho trà xanh vào, tắt bếp và đậy vung khoảng 10 phút.
- Sau khi nước nguội thì dùng bôi lên vùng da đầu bị vảy nến hoặc dùng gội như nước trầu không.
- Người bệnh có thể tận dụng bã lá trà chà xát nhẹ nhàng lên vùng da vảy nến để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý:
- Không sử dụng lá trà quá non hay quá già.
- Ngoài ra bạn còn có thể hãm trà từ lá chè xanh và dùng uống hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Việc này cũng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến bên ngoài.
Bồ kết trị vảy nến da đầu
Bồ kết từ xa xưa đã được các bà, các mẹ sử dụng như một loại thảo dược quý để làm đen và nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt tự nhiên. Bồ kết có thành phần chính là saponin, là một hợp chất tạo bột có công dụng kháng viêm, làm sạch và ức chế vi khuẩn gây hại. Vì vậy, người bệnh có thể dùng thảo dược này để gội đầu để làm giảm triệu chứng như viêm nhiễm, bong tróc của bệnh vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả.
- 3 – 4 quả bồ kết.
Cách thực hiện:
- Nướng bồ kết trên than hoặc lửa cho đến khi có mùi thơm đặc trưng.
- Dùng chày đập nát bồ kết đã nướng cho vào đun sôi cùng 1 lít nước khoảng 10 phút.
- Lọc lấy nước và hòa thêm nước lạnh vào đến khi nước ấm thì dùng để gội đầu.
- Thực hiện 3 – 4 lần/tuần người bệnh sẽ thấy không chỉ bệnh vảy nến da đầu được cải thiện mà tóc cũng được nuôi dưỡng dài, mượt hơn.
Muối epsom chữa vảy nến nhanh chóng
Muối Epsom (muối biển Chết) là hợp chất muối vô cơ Magie Sulfat chứa các thành phần magie, lưu huỳnh và oxy giúp làm giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Hơn nữa, sử dụng muối Epsom trên da còn giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, làm mềm biểu bì, loại bỏ vảy trắng trên da đầu, thúc đẩy tái tạo tế bào và phục hồi da nhanh chóng.Người bệnh bị mới khởi phát bệnh vảy nến da đầu sử dụng muối Epsom để chữa lành vùng da bị tổn thương tại nhà hiệu quả. Dưới đây là 2 cách sử dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh vảy nến đơn giản:Cách 1Chuẩn bị:
- ½ thìa cafe muối Epsom.
- 100ml lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Hòa tan muối Epsom vào ly nước lọc.
- Sử dụng dung dịch này thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến da đầu và dùng tay massage nhẹ nhàng.
- Sau khoảng 15 – 20 đi gội lại bằng nước sạch.
Cách 2:Chuẩn bị:
- 1 thìa cafe muối Epsom.
- Dầu gội thường.
Cách thực hiện:
- Trộn đều muối Epsom với dầu gội đầu bạn vẫn sử dụng hàng ngày.
- Thoa đều lên da như khi bạn dùng dầu gội thông thường để gội đầu.
- Dùng tay gãi nhẹ nhàng để các tế bào chết dễ dàng bong ra, sau đó gội sạch lại bằng nước lạnh.
Lưu ý:
- Kiên trì gội đầu bằng phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để nhận được kết quả tốt nhất.
- Nếu không có muối Epsom, bạn có thể thay thế bằng muối khoáng.
Những lưu ý khi chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà
Để hiệu quả điều trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà an toàn và hiệu quả cao nhất. Bên cạnh với việc dùng thuốc điều trị người bệnh cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh vảy nến bùng phát.
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian chữa vảy nến da đầu trong những trường hợp da có tổn thương hở, nứt nẻ, chảy máu…
- Không nên lạm dụng bất kỳ phương pháp điều trị bệnh vảy nến nào, bởi có thể làm kích ứng da gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Người bệnh luôn phải giữ tinh thần ổn định, vui vẻ. Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu hay thậm chí là trầm cảm.
- Cần chú ý vệ sinh da và nguồn nguyên liệu sạch sẽ trước khi sử dụng. Nếu nguyên liệu không được đảm bảo có thể khiến da bị kích ứng và có nguy cơ bội nhiễm cao.
- Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được gãi da đầu hay chà xát mạnh vào vùng da bị vảy nến. Bởi việc này có thể khiến da đầu bị chảy máu, viêm loét nặng và làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn.
- Hạn chế để vùng da bị vảy nến tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa mạnh, xà phòng hay hóa chất.. đặc biệt là thuốc nhuộm tóc. Vì đây là những tác nhân có thể khiến tình trạng bệnh chàm khô nặng hơn.
- Với những trường hợp bệnh vảy nến da đầu đã lan rộng và tái phát nhiều lần, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó tìm ra nguyên nhân của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
- Hiệu quả của các bài thuốc dân gian còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người. Do vậy, nếu áp dụng các mẹo chữa bệnh vảy nến trong thời gian dài mà triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên sử dụng phương pháp điều trị khác.
- Ngừng áp dụng các phương pháp điều trị vảy nến tại nhà nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu kích ứng. Khi bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm nặng người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và có được liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Các cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng các phương pháp dân gian có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo mà chúng tôi gợi ý trên để khắc phục tình trạng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra. Tuy nhiên những cách chữa này chỉ giúp kiểm soát bệnh tạm thời, để điều trị dứt điểm người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp phù hợp.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!