10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Dân Gian Hay, Dứt Điểm Tại Nhà

Thay vì sử dụng thuốc Tây y, với những trường hợp nhẹ người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trĩ dân gian tại nhà. Nếu áp dụng đúng cách thì các mẹo dân gian này sẽ giúp người bệnh giảm đau, nóng rát, thu nhỏ búi trĩ và cải thiện tình trạng viêm nhiễm quanh khu vực hậu môn. 

Cách chữa bệnh trĩ dân gian tại nhà có hiệu quả không?

Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn bị giãn, ứ đọng máu, gây viêm sưng và đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng lưu lượng máu dồn về tĩnh mạch và hình thành các búi trĩ. 

Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp Tây y, hiện nay nhiều người bệnh lựa chọn chữa trĩ bằng các phương thuốc dân gian ngay tại nhà. Đây là cách điều trị đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí với nguồn nguyên liệu rất dễ tìm. 

Hiện nay có nhiều người lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Hiện nay có nhiều người lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa bệnh trĩ chỉ cho hiệu quả cao khi điều trị cho những trường hợp nhẹ, bệnh trĩ mới khởi phát ở cấp độ 1, 2. Khi bệnh đã có những triệu chứng trầm trọng, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không thể thay thế các phương pháp đặc trị khác. 

Tổng hợp 10 mẹo chữa bệnh trĩ dân gian hay tại nhà

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ dứt điểm, đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

Điều trị bệnh trĩ dân gian bằng rau diếp cá

Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị hơi cay, có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm… Theo nghiên cứu hiện đại, rau diếp cá chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất như quercetin, isoquercetin. Các hoạt chất này giúp làm mềm mao mạch và ngăn chặn bệnh táo bón. 

Ngoài ra, thành phần decanonyl acetaldehyde trong rau diếp cá còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng và thu nhỏ các búi trĩ. 

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp bã rau diếp cá

  • Bạn chuẩn bị 500g rau diếp cá rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn rau diếp cá với một ít muối, chắt bỏ phần nước và giữ lại phần bã.
  • Bạn sử dụng bã này đắp lên hậu môn và cố định khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Cách 2: Xông hậu môn

  • Người bệnh chuẩn bị 200g lá diếp cá rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Bạn đun với 1 – 2 lít nước khi lá ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Bạn đổ nước ra chậu, đặt chậu ở vị trí thuận tiện và ngồi chồm hổm để xông.
  • Sau khi nước nguội, bạn dùng lại nước này để rửa hậu môn. 

Cách chữa bệnh trĩ dân gian từ cây lược vàng

Cây lược vàng có tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và cầm máu tốt. Do đó, lược vàng thường được sử dụng làm lành vết thương do bệnh trĩ gây ra. Theo y học hiện đại, lược vàng có chứa hoạt chất quercetin làm bền thành mạch, ngăn nguy cơ nhiễm trùng, đào thải độc tố, kháng khuẩn, tiêu viêm… 

Lược vàng có tác dụng thải độc, kháng khuẩn và tiêu viêm
Lược vàng có tác dụng thải độc, kháng khuẩn và tiêu viêm

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá cây lược vàng, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng và để ráo nước.
  • Bạn cắt khúc ngắn lá cây lược vàng rồi giã nát.
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn, bạn đắp lá lược vàng lên, dùng băng gạc cố định rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.
  • Người bệnh kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh cải thiện rõ rệt.

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng lá trầu không

Từ lâu, lá trầu không cũng là một trong những dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Tác dụng chính của lá trầu không là tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm nên thường dùng để điều trị các tổn thương như viêm nhiễm, lở loét. Ngoài ra, lá còn có tác dụng cầm máu và thu nhỏ búi trĩ rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu hiện đại, tinh dầu lá trầu không có chứa hoạt chất có tên là betel – phenol. Tác dụng chính của hoạt chất này là làm mềm thành mạch và các búi trĩ sẽ thụt vào khi sử dụng thường xuyên.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 15 lá trầu không rồi rửa sạch với nước muối.
  • Bạn đun sôi lá với nước, cho vào một ít muối và để sôi trong 5 phút.
  • Người bệnh sử dụng nước này để xông hậu môn, đợi đến khi nước nguội thì lấy rửa.

Mẹo chữa trĩ dân gian từ cây lá bỏng

Lá bỏng là một vị thuốc dân gian mà khá ít người biết đến. Theo Đông y, lá bỏng có vị nhạt, tính mát, không độc hại. Tác dụng chính của cây là tiêu độc, tiêu viêm, hoạt huyết, giảm sưng. Lá bỏng thường được sử dụng để điều trị các bệnh lở loét trên da, viêm dạ dày tá tràng và bệnh trĩ.

Cây lá bỏng có tác dụng điều trị bệnh trĩ và viêm loét dạ dày hiệu quả
Cây lá bỏng có tác dụng điều trị bệnh trĩ và viêm loét dạ dày hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 6g lá bỏng, 6g rau sam rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Bạn cho thuốc vào nồi rồi sắc với nước uống mỗi ngày.
  • Người bệnh có thể nhai nuốt trực tiếp hai loại rau này nhưng cần phải rửa sạch với nước muối. 

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây thiên lý

Thiên lý là một loại cây thân leo quen thuộc được nhiều người biết đến. Lá và hoa của cây thiến lý thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn khá ngon. Không những thế, thiên lý còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh trĩ và làm sạch dạ con. 

Theo quan niệm Đông y, hoa thiên lý có tác dụng chính là thanh nhiệt, mát gan, giải độc, kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá cây thiên lý, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bạn cho lá vào máy xay, thêm nước, một ít muối rồi xay nhuyễn, lọc để riêng phần bã và phần nước.
  • Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, dùng bông gòn thấm nước cốt lá thiên lý thoa lên búi trĩ để khoảng 10 phút.
  • Rửa sạch lại với nước ấm và kiên trì thực hiện bài thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày. 

Bài thuốc chữa bệnh trĩ dân gian bằng cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía còn gọi là đu đủ tía là một cây thuốc nam chữa trĩ ngoại dân gian hiệu quả. Bộ phận được sử dụng chữa bệnh trĩ là hạt, còn gọi là tỳ ma tử. Hạt thầu dầu là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình nhưng có độc. 

Ngoài ra, lá cây thầu dầu cũng là một bài thuốc chữa bệnh trĩ nhờ các hoạt chất có khả năng chống ngứa, tiêu thũng. 

Thầu dầu tía là một vị thuốc điều trị bệnh trĩ
Thầu dầu tía là một vị thuốc điều trị bệnh trĩ

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít hạt thầu dầu đi phơi khô, giã nát và tán thành bột mịn.
  • Mỗi ngày bạn lấy một ít bột này sắc với nước uống.
  • Bạn dùng liên tục trong 3 – 5 ngày rồi ngưng vài ngày, sau đó bắt đầu một liệu trình mới.
  • Người bệnh không dùng quá một hạt mỗi ngày để tránh nguy cơ ngộ độc. 

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng quả sung

Quả sung có vị ngọt, tính bình với công dụng chính là làm sạch ruột, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột nhất là bệnh táo bón. Bên cạnh đó, quả sung còn có tác dụng cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng và làm các búi trĩ co lại. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu 200g lá sung tươi, 15 quả sung tươi, 200g lá lốt, 200g lá cúc tần, 1 củ nghệ và một ít muối.
  • Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên, đun sôi với 2 lít nước. Sau khi nước sôi, bạn đổ nước ra chậu để xông búi trĩ.
  • Khi nước còn ấm thì bạn lấy để rửa hậu môn. 

Cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà bằng tỏi

Tỏi không chỉ là một thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình mà còn là một vị thuốc có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ làm lành các tổn thương niêm mạc ở hậu môn.

Tỏi có chứa một lượng lớn allicin – đây được xem là một hoạt chất kháng viêm tự nhiên có thể ức chế các vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, sử dụng tỏi mỗi ngày còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và chống chọi với mọi bệnh tật.

Tỏi chứa nhiều hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Tỏi chứa nhiều hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 50g tỏi tươi, 20ml rượu trắng 40 độ, hũ thủy tinh có nắp đậy kín.
  • Bạn bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi giã nát, cho vào bình ngâm với rượu trong khoảng 2 tuần.
  • Người bệnh chia làm 2 phần để sử dụng mỗi ngày. Một phần thấm dung dịch rượu tỏi bôi lên các búi trĩ mỗi ngày 2 – 3 lần, một phần dùng để uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 5 – 10ml. 

Cách chữa bệnh trĩ dân gian từ lá vông

Lá vông là một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê. Theo quan niệm Đông y, lá vông có vị chát, tính bình, có chứa saponin và alkaloid có công dụng giảm đau và giúp các búi trĩ co lại.

Ngoài ra, lá vông còn có tác dụng hạ nhiệt, an thần, sát trùng… Do đó, bài thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu, chứng mất ngủ… 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá vông, rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi để ráo.
  • Người bệnh vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lấy lá vông hơ trên lửa rồi đắp vào vùng bị trĩ.
  • Bạn thực hiện một lần một ngày trước khi đi ngủ để điều trị bệnh. 

Cách trị trĩ dân gian tại nhà bằng nha đam

Nha đam cũng là một trong những nguyên liệu dân gian dùng để chữa bệnh trĩ. Nha đam có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cùng với lượng chất khoáng cao sẽ làm dịu vùng da xung quanh hậu môn. Từ đó, các búi trĩ sẽ dần thu nhỏ lại. 

Nha đam cũng là một vị thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Nha đam cũng là một vị thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một ít lá nha đam, một ít dầu oliu.
  • Bạn gọt vỏ nha đam rửa sạch rồi cao lấy gel.
  • Trộn gel nha đam với dầu oliu theo tỷ lệ là 2:1.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi đắp thuốc. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp này lên búi trĩ và vùng da xung quanh.

Lưu ý: Những phương pháp chữa bệnh trĩ từ dân gian đảm bảo an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả thường chỉ phù hợp dùng điều trị trong giai đoạn bệnh nhẹ vì dược tính những dược liệu kể trên khá nhẹ, khó có thể loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh bên trong.

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ theo dân gian

Khi áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Các phương pháp điều trị trên chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát vì thuốc dân gian chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng với người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và cấp độ 2. 
  • Tùy vào cơ địa, cách sử dụng, liều lượng dùng mỗi ngày mà thuốc sẽ có công dụng khác nhau ở từng người bệnh. 
  • Người bệnh hạn chế ngồi lâu một chỗ, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và hạn chế mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.
  • Cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như chất xơ, ngũ cốc, các loại trái cây, rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón. 
  • Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê gây hại cho sức khỏe.

Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả, dứt điểm nhất mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp búi trĩ có kích thước lớn, người bệnh nên tìm gặp đến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và điều trị chuyên sâu hơn.

4.3/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?