Thuốc Điều Trị Viêm Xoang Cấp Đúng Phác Đồ 2024

Các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp có tác dụng cải thiện và kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa bệnh tiến triển và biến chứng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm xoang thường dùng và những lưu ý để tránh các tai biến có thể xảy ra trong điều trị.

Đơn thuốc điều trị viêm xoang cấp tính gồm những loại thuốc nào?
Đơn thuốc điều trị viêm xoang cấp tính gồm những loại thuốc nào?

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng gây phù nề niêm mạc lót trong các hốc xoang, làm bít tắc các lỗ thông xoang, gây ứ đọng dịch mủ trong mũi xoang. Tình trạng tắc nghẽn này khiến người bệnh cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và vùng trước trán. Viêm xoang bao gồm 2 dạng: Viêm xoang cấp tính (diễn ra trong khoảng 4 tháng) và viêm xoang mãn tính (trên 3 tháng).

Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp là do virus gây nên, một số ít khác là do vi khuẩn và hiếm khi là do nhiễm nấm. Ngoài ra viêm xoang có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân dị ứng, lệch vách ngăn mũi, nhiễm khuẩn răng miệng… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới viêm xoang mãn tính, khó thở lâu ngày, viêm màng não, ù tai, giảm thị lực và các nguy cơ phình động mạch và cục máu đông… ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm xoang cấp ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi trong vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần dùng thuốc. Với các trường hợp triệu chứng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần dùng thuốc để tăng tốc độ phục hồi, kiểm soát tránh biến chứng. 

Thuốc điều trị viêm xoang cấp bao gồm 2 loại: Thuốc tây y và thuốc đông y. Tùy thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh lý và cơ địa, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

Đơn thuốc viêm xoang cấp gồm những loại thuốc Tây nào?

Các loại thuốc tây y được sử dụng với mục đích cải thiện các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, đau nhức đầu… Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc trong đơn thuốc viêm xoang của bạn như:

1. Thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi

Thuốc thông mũi có tác dụng co mạch, giảm sung huyết mũi. Nhờ đó thuốc có thể làm giảm hiện tượng bít tắc đường thở do nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Đây là loại thuốc thường được chỉ định đầu tiên trong đơn thuốc viêm xoang, là bước tiền đề để cải thiện triệu chứng. Loại này thường có 2 dạng dùng: dạng xịt (nhỏ) mũi và dạng uống.

  • Thuốc thông mũi dạng xịt

Bao gồm các loại thuốc như: phenylpropanolamin, pseudoephedrine, phenylephrine , naphazoline, chlorzoxazone, Oxymethazolin… 

Dạng thuốc này cho tác dụng nhanh nhất. Trong vòng 1 – 3 phút kể từ lúc sử dụng, thuốc sẽ làm thông mũi, giảm nhanh hiện tượng ngạt mũi, khiến người bệnh dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng với những tác dụng phụ nguy hiểm của loại thuốc xịt này. Chẳng hạn như: Chảy máu mũi, kích ứng thần kinh trung ương, hạ huyết áp thể đứng… 

Thuốc xịt mũi cho tác dụng nhanh nhưng dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc xịt mũi cho tác dụng nhanh nhưng dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm

Không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 7 ngày, tốt nhất là chỉ sử dụng trong khoảng 3 ngày và giảm dần tần suất sử dụng. Việc này có thể tránh một số tác dụng phụ nguy hiểm, giảm hiện tượng nhờn thuốc gây viêm mũi và tránh phụ thuộc thuốc. Một số người bệnh do lạm dụng và dùng quá liều thuốc xịt thông mũi trở nên phụ thuộc thuốc để có thể thở được bình thường. Tình trạng này được coi là “nghiện thuốc” và cần một kế hoạch cai nghiện lâu dài, khó khăn hơn.

  • Thuốc thông mũi đường uống

Dạng thuốc này chứa pseudoephedrine và phenylephrine, có thể bào chế dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước (dạng lỏng). Loại thuốc này thường cho tác dụng chậm hơn thuốc xịt, nhưng hiệu quả kéo dài hơn ( 30 – 60 phút). Người bệnh có thể uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Cũng giống như dạng thuốc xịt, thuốc xông mũi đường uống có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc nếu dùng trong thời gian dài.  

  • Tác dụng phụ và chống chỉ định

Cả thuốc thông mũi dạng uống và dạng xịt đều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như gây bí tiểu, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo âu, khô miệng, nhìn mờ và nhức đầu…. Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lo âu, bệnh lý tâm thần, hoặc bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý ở tiền liệt tuyến…

2. Thuốc chống nhiễm trùng (kháng sinh, thuốc chống nấm)

Mục tiêu điều trị của các loại thuốc này là tiêu diệt hoặc ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm… Từ đó, cải thiện triệu chứng và kiểm soát nguy cơ tiến triển mãn tính hoặc biến chứng. 

  • Thuốc kháng sinh

+ Amoxicillin: Với những trường hợp viêm xoang cấp tính, chưa biến chứng thường dùng Amoxicillin dạng đơn chất hoặc kết hợp acid clavulanic/ clavulanate (biệt dược Augmentin). Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rộng, trên hầu hết các vi khuẩn gram dương và âm gây bệnh viêm xoang. Thuốc có sinh khả dụng đường uống cao, lên tới hơn 90%, sử dụng tiện lợi. Loại kháng sinh tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Các tác dụng phụ thường gặp là dị ứng, phát ban, buồn nôn hoặc nôn. Một số trường hợp hiếm có thể gặp phù Quincke, sốc phản vệ và hội chứng Stevens – Johnson. 

+ Cefuroxim: Là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với hầu hết các vi khuẩn kháng thuốc gây viêm xoang.

+ Erythromycin: Với những trường hợp dị ứng với amoxicillin, bác sĩ có thể thay thế bằng các kháng sinh nhóm Macrolid như Erythromycin, Azithromycin hoặc Spiramycin. Các kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng, sinh khả dụng đường uống cao, có thể sử dụng an toàn với trẻ em.

Erythromycin được sử dụng để thay thế penicillin trong một sô trường hợp
Erythromycin được sử dụng để thay thế penicillin trong một sô trường hợp

+ Cotrimoxazol: Là chế phẩm kết hợp giữa Trimethoprim/Sulfamethoxazole (TMP/SMX) theo tỷ lệ tiêu chuẩn là 1:5. Loại kháng sinh này thường dùng để thay thế các penicillin trong trường hợp dị ứng, đề kháng hoặc điều trị viêm xoang nặng hoặc bệnh nhân viêm xoang mãn tính

Lưu ý: Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình cho 1 đợt điều trị nhiễm khuẩn thông thường là 5 – 7 ngày. Các trường hợp nặng có thể kéo dài đến 14 ngày. Hầu hết các kháng sinh đều có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, mệt mỏi, buồn nôn, kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)…

Chỉ dùng kháng sinh trong điều trị các trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Những trường hợp khác, lạm dụng kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị và làm gia tăng biến chứng, tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

  • Thuốc chống nấm

Rất hiếm khi viêm xoang do nhiễm nấm. Với những trường hợp này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và tiêm tĩnh mạch các thuốc chống nấm như amphotericin B hoặc voriconazole.

Lưu ý: Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp do nhiễm virus không cần dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp mà không cần dùng thuốc.

3. Thuốc chống dị ứng

Thuốc kháng Histamin H1 thường được sử dụng với mục đích ức chế sự sản sinh các chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng. Từ đó làm giảm triệu chứng phù nề niêm mạc, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi. 

Các thuốc kháng Histamin thế hệ 1 như Clorpheniramin, Diphenhydramin… có tác dụng an thần hiện nay không được khuyên dùng vì có khuynh hướng làm giảm tiết dịch họng, làm khô và tăng độ đặc của đờm gây khó khạc nhổ.

Các thuốc kháng histamin thế hệ mới hơn, không có tác dụng an thần như fexofenadine (Allegra), loratadine (Claritin), hoặc desloratadine (Clarinex) không làm khô niêm mạc, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi hơn. Trường hợp người bệnh bị nghẹt mũi nặng, có thể dùng dạng kết hợp hoạt chất thông mũi như Allegra-D hoặc Claritin-D.

4. Thuốc chống viêm, chống phù nề chứa corticoid uống hoặc xịt tại chỗ

Mục đích của việc điều trị chống viêm, giảm phù nề là làm tăng hiệu quả dẫn lưu xoang, từ đó giảm các triệu chứng bệnh viêm xoang. Các corticoid thường dùng gồm: Beclomethasone dipropionate, budesonide, triamcinolone acetonide, fluticasone propionate…. Một số biệt dược thường gặp: Flonase, Nasacort, Budesonide, Fluticasone, Beclomethasone….

Flixonase là một chế phẩm chứa Fluticasone propionate có tác dụng giảm sung huyết, phù nề hiệu quả
Flixonase là một chế phẩm chứa Fluticasone propionate có tác dụng giảm sung huyết, phù nề hiệu quả

Thông thường, các thuốc chống phù nề dạng xịt được sử dụng phổ biến hơn vì cho hiệu quả nhanh, mạnh, giảm ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, giảm phù nề niêm mạc, giảm nghẹt mũi… Hơn nữa, các corticoid dạng xịt thường ít độc hơn, ít nguy cơ gây tác dụng toàn thân nguy hiểm như dùng đường uống. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu trong thời gian dài có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, gây một số phản ứng phụ như kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam, khô teo niêm mạc mũi, loét vách mũi đau nhức đầu…

Một số trường hợp viêm xoang nặng, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc corticoid đường uống. Việc dùng corticoid dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ toàn thân như loãng xương, suy thượng thận, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Cushing do thuốc…

5. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thường dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen (cho các trường hợp cần hạ sốt nhanh hoặc dị ứng Paracetamol), Aspirin…. Nhóm thuốc này có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh, tác dụng chống viêm nhẹ hoặc rất nhẹ (như Paracetamol). Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như phát ban, mề đay, đau bụng, chóng mặt, loét dạ dày tá tràng…

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc, đau dạ dày, bệnh hen suyễn nhạy cảm với ibuprofen, aspirin

Những lưu ý khi dùng thuốc tây điều trị viêm xoang cấp

Hầu hết các loại thuốc tây đều có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm, đặc biệt là khi dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ một số chú ý sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ điều trị, kể cả thuốc kê đơn và thuốc không cần kê đơn.
  • Dùng nhiều nước với các loại thuốc dùng đường uống
  • Khi dùng các loại thuốc xịt, nhỏ, không đưa đầu ống thuốc vào sâu trong mũi mà chỉ đặt ngay đầu mũi để tránh nhiễm khuẩn thuốc hoặc gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Với các dạng dung dịch nhỏ giọt hoặc tính liều theo giọt, dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ lọ thuốc, cho thuốc chảy ra theo từng giọt để đếm từng giọt cho đúng liều. Không bóp quá mạnh để thuốc chảy ra theo từng dòng, không đếm được sẽ dẫn tới quá liều.
  • Với các loại thuốc xịt, thường tính liều theo nhát xịt.
  • Trong thời gian điều trị bằng thuốc Tây y, nếu có dấu hiệu, triệu chứng bất thường, cần đến ngay các cơ sở khám chữa để chẩn đoán, phòng ngừa phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ…

Thuốc điều trị viêm xoang cấp theo Đông y

Trong lý thuyết y học cổ truyền, viêm xoang thuộc chứng Tỵ Lậu, Tỵ Uyên, Não Lậu. Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này là do phong hàn, nhiệt độc kết hợp làm tổn thương phế khí, vệ khí, hao tổn tân dịch, sinh ra nhiều nước mũi, gây ngạt.

Với các trường hợp viêm xoang cấp, nguyên tắc điều trị chú trọng mục đích thanh phế, tiết nhiệt và giải độc. Ngoài ra, một số bài thuốc còn có tác dụng điều hòa âm dương, cải thiện cơ thể để tăng sức đề kháng, ngừa bệnh tái phát. 

Thuốc Đông y được kê, bốc theo thể trạng và cơ địa mỗi người
Thuốc Đông y được kê, bốc theo thể trạng và cơ địa mỗi người

Những lưu ý để tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc điều trị viêm xoang cấp

Để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra và tăng hiệu quả khi dùng thuốc điều trị viêm xoang cấp, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần thực hiện một số chú ý sau:

  • Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, thường xuyên. Đây là giải pháp quan trọng trong chăm sóc và điều trị viêm xoang, giúp loãng dịch nhầy, rửa trôi mủ và các tác nhân gây bệnh, cải thiện tình trạng bệnh xoang an toàn, hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, có thể bổ sung nước hoa quả tươi nhiều vitamin
  • Nâng cao đầu khi ngủ để hoạt động lưu thông xoang diễn ra tốt hơn, giảm tắc nghẽn khó thở, cải thiện tình trạng khó chịu, mất ngủ do viêm xoang
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn, gas…
  • Thường xuyên xông mũi bằng hơi nước ẩm, có thể kết hợp một số tinh dầu hoặc thảo dược an toàn
  • Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật và các tác nhân gây dị ứng khác

Trên đây là tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp theo cả phác đồ đông y và tây y. Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp đều có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và uống thuốc tại nhà. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?