Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và dấu hiệu nhận biết

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực đến khả năng vận động của người mắc. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu nhận biết của từng giai đoạn cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về các giai đoạn bệnh để giúp người mắc hiểu hơn về mức độ diễn tiến của căn bệnh này.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm người bệnh nên biết

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra những cơn đau tại vùng thắt lưng hoặc cột sống, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động trong cuộc sống của người mắc.

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm có 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng. Việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu điển hình giúp xác định giai đoạn mắc bệnh. Điều này rất có ý nghĩa quan trọng giúp quá trình điều trị, giúp việc khám và chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả hơn.

Nhận biết các giai đoạn thoát vị đĩa đệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh
Nhận biết các giai đoạn thoát vị đĩa đệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh

Đĩa đệm là bộ phận quan trọng có tác dụng giúp cột sống hoạt động linh hoạt và nhịp nhàng. Khi bị thoái hóa do tuổi tác hoặc vận động sai tư thế có thể gây thoát vị đĩa đệm.

Cụ thể, khi bị tác động tiêu cực, bao xơ đĩa đệm rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài và chèn ép lên hệ thống dây thần kinh cột sống. Điều này gây ra các cơn đau đớn khó chịu cho người mắc.

Thông thương, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ trải qua 4 giai đoạn dưới đây.

Giai đoạn chớm của bệnh

Đây là giai đoạn khởi phát đầu tiên của căn bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm. Trong giai đoạn này, tác nhân gây bệnh bắt đầu xuất hiện khiến đĩa đệm biến dạng. Tuy nhiên, bao xơ chưa bị rách và nhân nhầy chưa thoát ra ngoài do đó mức độ bệnh chưa thật sự nghiêm trọng.

Theo đánh giá của bác sĩ xương khớp, người bệnh thường ít phát hiện ở giai đoạn này do các cơn đau nhẹ, xuất hiện ít nên có thể lầm tưởng với các chứng đau nhức thông thường. Biện pháp tốt nhất với người bệnh là nên đi thăm khám thường xuyên (định kỳ 6 tháng/lần) để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sớm nhất. Việc phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Giai đoạn đĩa đệm phình to

Ở giai đoạn đĩa đệm phình to, bao xơ và vùng sụn ở quanh đĩa đệm cũng đã suy yếu. Vì thế khả năng giữ nhân nhầy ở vị trí ban đầu bị suy giảm. Nhân nhầy sắp thoát khỏi bao xơ khiến đĩa đệm phình to bất thường. 

Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng hơn các cơn đau trong giai đoạn đĩa đệm phình to
Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng hơn các cơn đau trong giai đoạn đĩa đệm phình to

Người bệnh cảm nhận rõ các cơn đau diễn ra nhiều hơn, thường xuyên và dữ dội hơn. Ngoài ra nhiều cơn đau cục bộ diễn ra tại vùng lưng và vùng vai gáy cũng xuất hiện.

Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện biểu hiện tê bì chân hoặc tay. Tuy vậy nếu được phát hiện ở giai đoạn này, quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhiều so với 2 giai đoạn phía sau.

Giai đoạn thoát vị 

Đây là giai đoạn bao xơ suy yếu hẳn và rách đứt toàn bộ. Khi đó, nhân nhầy thoát khỏi vị trí cũ tràn vào tủy sống, chèn ép trực tiếp tới các dây thần kinh tại vùng cột sống.

Người bệnh cảm nhận rõ các cơn đau nhói liên tục xuất hiện, mức đau đớn cũng tăng lên. Khi ấy, căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của người bệnh. Thậm chí có thể khiến người bệnh không thể di chuyển được.

[middle_link]

Giai đoạn cuối – Thời kỳ nghiêm trọng nhất

Tại giai đoạn cuối, toàn bộ bao xơ và vùng vòng đĩa đệm đã bị xơ hóa hoàn toàn khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép tới các rễ thần kinh.

Cơn đau xuất hiện dai dẳng hơn với mức đau tăng dần khi người bệnh đứng lên hay ngồi xuống. Nguyên nhân là các rễ thần kinh bị nhân nhầy chèn ép, khớp đốt sống hư có thể xẹp lại. Thậm chí người bệnh có thể bị bại liệt và mất khả năng vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người mắc
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người mắc

Thông thường, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn phát triển của bệnh như trên. Nếu không được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh ở ngay 2 giai đoạn đoạn đầu thì quá trình điều trị bệnh ở những giai đoạn sau rất khó khăn.

Thậm chí, bệnh có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm, khiến người bệnh bị hạn chế cử động và vận động hàng ngày. Ngược lại việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu giúp cho quá trình điều trị, phục hồi nhanh chóng, ít tổn thương hơn. Ngoài ra, phát hiện bệnh sớm cũng giúp người bệnh tránh được những rủi ro không đáng có.

Các loại thoát vị đĩa đệm phổ biến

Bên cạnh việc nhận biết biểu hiện và phát hiện bệnh thông qua các giai đoạn phát triển, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần biết các loại thoát vị đĩa đệm phổ biến để phát hiện nhanh chóng. Theo đó, nếu căn cứ vào vị trí, thoát vị đĩa đệm có thể được chia thành 3 loại như sau.

  • Thoát vị đĩa đệm ra sau: Đây là loại khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng đau mỏi, đau lan, tê bì…
  • Thoát vị đĩa đệm ra trước: Bệnh nhân hầu như không cảm thấy đau đớn vì nhân nhầy không ảnh hưởng tới dây thần kinh và tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm thân đốt sống/thoát vị đĩa đệm nội xốpDạng bệnh ít gặp hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Việc nắm bắt các giai đoạn thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh hiểu biết rõ hơn về căn bệnh. Từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh nên chủ động điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?