Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng miệng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng không biết bọc răng sứ có bị hôi miệng không và cách xử lý như thế nào. Để giải đáp chi tiết cho vấn đề này, các bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Hiện nay, kỹ thuật bọc răng được nhiều người tìm hiểu và lựa chọn vì sở hữu nhiều thế mạnh nhất định. Phương pháp mang lại cho mọi người một hàm răng trắng sáng, một nụ cười tự tin nhanh chóng,… Nhưng bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, nhiều người vẫn còn lo ngại không biết bọc răng sứ có bị hôi miệng không.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Như chúng ta đã biết, bọc răng sứ là một trong những bước cải tiến mới lĩnh vực nha khoa, nhằm giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như: Nhiệt độ, hóa chất, vi khuẩn,… Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ mà hơi thở có mùi khó chịu thì có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Răng sứ có vết nứt, rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh hôi miệng từ trước khi thực hiện phương pháp làm răng sứ.
  • Cầu răng ở ngay phần nhịp – tại vị trí mất răng bị hở nhịp, khiến thức ăn dễ bị bám lại vào cùi răng và gây ra mùi hôi.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với những thành phần kim loại có trong răng sứ.
  • Một số bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi.
  • Trường hợp có tiền sử bị hôi miệng thì sau khi bọc răng sứ bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng này.
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám, cặn thức ăn thừa còn đọng lại.

Tóm lại, bản chất bọc răng sứ không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do kỹ thuật bọc răng chưa đảm bảo tiêu chuẩn cũng như chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bệnh nhân kém khoa học. 

Cách xử lý khi hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Khi các bạn nhận thấy sự bất thường trong hơi thở của mình, đặc biệt là sau khi phục hình răng sứ thì nên tới ngay phòng khám nha khoa để kiểm tra sự khít sát giữa răng sứ và chân răng. Bên cạnh đó, các nha sĩ cũng sẽ tiến hành loại bỏ các mảng bám, vôi răng của bạn để hạn chế mùi hôi.

Khi cảm thấy hơi thở có mùi nên tới cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị
Khi cảm thấy hơi thở có mùi nên tới cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị

Nếu chưa kịp tới nha khoa để thăm khám và kiểm tra nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ chữa hôi miệng bằng mẹo dân gian. Tuy các phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng hôi miệng nhưng chúng sẽ giúp bạn cải thiện một phần và đem lại cảm giác thoải mái, tự tin hơn.

Một số mẹo dân gian chữa hôi miệng tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Trị hôi miệng bằng lá bạc hà.
  • Chữa hôi miệng đơn giản tại nhà chỉ bằng lá trà xanh.
  • Mẹo chữa hôi miệng dễ dàng bằng chanh tươi.
  • Mẹo dân gian chữa hôi miệng bằng gừng tươi.
  • Sử dụng lá thì là.
  • Mật ong và bột quế.
  • Vỏ bưởi trị hôi miệng cực tốt.
  • Trị hôi miệng bằng giấm táo.

Cần lưu ý gì để tránh tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng?

Sau khi đã tìm hiểu bọc răng sứ có bị hôi miệng không, để hạn chế tối đa tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng, người phục hình răng thẩm mỹ cần lưu ý những điều như sau:

  • Đầu tiên các bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện kỹ thuật bọc răng sứ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Thay bàn chải đánh răng đều đặn 3-4 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Làm sạch kẽ răng mỗi ngày bằng chỉ nha khoa hay tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa mà bàn chải không đến được. 
Hướng dẫn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa
Hướng dẫn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường và các đồ uống có ga, giảm lượng acid trong chế độ ăn để hạn chế tình trạng sâu răng. 
  • Lựa chọn loại nước súc miệng với hàm lượng phù hợp để sử dụng mỗi ngày nhằm giúp răng miệng khỏe mạnh hơn.
  • Tái khám định kỳ nha khoa 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý về răng miệng và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bọc răng sứ có bị hôi miệng không. Hy vọng từ những thông tin được cung cấp, các bạn sẽ biết cách chăm sóc răng miệng tốt để hạn chế nguy cơ gặp các bệnh lý về răng miệng cũng như giữ hơi thở thơm mát, tự tin khi giao tiếp. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?