Biến chứng thoái hóa khớp gối nguy hiểm cần biết

Biến chứng thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng cơ xương khớp này không được giải quyết kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ hoại tử đặc biệt nguy hiểm. Vậy đâu là biện pháp đối phó hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng với bài viết dưới đây tìm hiểu ngay.

Các biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Thoái hóa khớp gối phát triển khi lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn, dẫn đến sự hình thành của các gai xương cũng như tình trạng thiếu hụt hoạt chất bôi trơn tại đầu gối. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh lý này là cảm giác đau nhức đầu gối sau khi vận động và âm thanh khi co duỗi đầu gối.

Vấn đề này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở đối tượng trên 50 tuổi, khi mà hệ thống xương khớp đã bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

Còn đối với thế hệ trẻ, thoái hóa khớp đầu gối hầu hết là do các nguyên nhân như béo phì, chấn thương trong lao động, di truyền hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Người bệnh thường chủ quan khi có một vài dấu hiệu khởi phát nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng của thoái hóa khớp gối dưới đây:

Vôi hóa các xương đầu gối

Thoái hóa thường khiến lớp sụn đệm mất dần hình dạng ban đầu, thậm chí là teo nhỏ và phân hủy hoàn toàn. Điều này dẫn đến việc các xương đầu gối bị vôi hóa bởi lượng canxi tích tụ trong cơ thể, hình thành nên các gai xương gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

[pr_middle_post]

Vôi hóa sụn khớp là một biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp
Vôi hóa sụn khớp là một biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Giảm ma sát giữa xương đùi và xương ống chân

Sự tiêu biến dần dần của sụn khớp cũng kéo theo tình trạng suy giảm chất hoạt dịch làm nhiệm vụ bôi trơn cho hoạt động của xương đùi và xương ống chân.

Kết quả là người bệnh thường cảm thấy khô cứng khớp sau một khoảng thời gian không vận động hoặc triệu chứng đau nhức rất khó chịu ở vùng đầu gối.

Áp lực tâm lý, chứng lo âu và trầm cảm kéo dài

Không phải ai cũng biết một trong những biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp là chứng trầm cảm và lo âu kéo dài. Nguyên nhân gây ra là do cơn đau nhức đầu gối khi tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, kéo theo sự suy giảm trong việc sản xuất endorphin của não bộ. 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có đến hơn 40% người bệnh thoái hóa xương khớp gặp phải các áp lực tâm lý và stress rối loạn lo âu.

Hạn chế khả năng vận động

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý thoái hóa khớp gối chính là hạn chế khả năng vận động. Điều này xảy ra khi sụn đệm đầu gối là bị bào mòn nghiêm trọng, đây cũng là giai đoạn thoái hóa độ 3.

Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức đầu gối, thậm chí là sưng tấy hay biến dạng, khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn.

Khả năng trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng

Biến chứng này có sự liên kết mật thiết với khả năng vận động bị hạn chế. Khi các cơn đau đầu gối dày vò người bệnh, họ thường có xu hướng giảm tần suất hoạt động thể chất xuống mức thấp nhất. 

Thế nhưng, điều này lại vô tình khiến cơ thể không thể đốt cháy hết lượng calo hấp thu được từ thực phẩm. Từ đó làm rối loạn sự trao đổi chất và gia tăng khả năng mắc phải bệnh lý béo phì, cao huyết áp hay xơ vữa động mạch.

Thoái hóa khớp tiến triển nặng có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì
Thoái hóa khớp tiến triển nặng có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì

Hoại tử sụn khớp và xương

Nếu tình trạng thoái hóa phát triển đến độ 5 nghĩa là lớp đệm sụn đã hoàn toàn biến chất. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng viêm nhiễm nghiêm trọng và có thể gây tiêu biến tế bào sụn, biến dạng đầu gối và hoại tử xương.

Người bệnh cũng không thể áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc mà bắt buộc phải trải qua phẫu thuật thay toàn bộ khớp đầu gối.

Nên làm gì khi gặp biến chứng thoái hóa khớp gối?

Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng của thoái hóa khớp, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Xây dựng thực đơn khoa học

Trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh lý nào, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn chiếm vai trò rất quan trọng. Đối với tình trạng thoái hóa, lựa chọn đúng loại thực phẩm để tiêu thụ sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, trọng lượng dư thừa của cơ thể sẽ làm gia tăng thêm áp lực mà hai đầu gối phải chịu đựng. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo quá cao có thể khiến cơ thể sản xuất cytokine quá mức – khiến tình trạng viêm sưng nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, lượng đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn cũng như gia tăng nguy cơ viêm và tiêu biến sụn.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên có mặt trong thực đơn hàng ngày của người bệnh:

  • Rau xanh và trái cây tươi: Đây là những loại thực phẩm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích tiêu thụ mỗi ngày. Người bệnh nên lựa chọn các loại rau xanh và trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào như táo, hành tây, hẹ, quả mọng (dâu tây, việt quất,..), cần tây,…
Rau xanh và trái cây tươi nên có mặt trong thực đơn hàng ngày
Rau xanh và trái cây tươi nên có mặt trong thực đơn hàng ngày
  • Các loại cá biển: Các loại cá biển là nguồn cung cấp tuyệt vời axit béo omega-3, có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm viêm sưng và khô cứng khớp hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 lần một trong những loại cá sau: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi.
  • Các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, vì nó giúp cơ thể tăng cường collagen và liên kết giữa các mô tế bào. Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nữ nên tiêu thụ khoảng 75mg vitamin C mỗi ngày, trong khi đó lượng sử dụng với bệnh nhân nam là 90mg. Các loại thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, ớt chuông, súp lơ xanh, bắp cải, cải xoăn,…

Tăng cường vận động thể chất ngăn ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối

Việc tập luyện thể dục thể thao với cường độ hợp lý có thể tăng tính linh hoạt, dẻo dai của cơ xương khớp đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng đối với những bệnh liên quan đến xương khớp.

Tuy nhiên, nếu tình trạng thoái hóa khớp gối đã tiến triển sang mức độ 4 hoặc 5, người bệnh nên luyện tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia để đảm bảo tối đa tính an toàn.

Một số bộ môn thể thao được khuyến khích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gồm có:

  • Yoga: Yoga là bộ môn có xuất xứ từ Ấn Độ với nguyên lý vận động khơi thông các nguồn năng lượng trong cơ thể. Theo các bác sĩ, yoga có cường độ vận động vừa phải, tập trung chủ yếu vào việc tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp người bệnh lưu thông tuần hoàn máu và điều chỉnh nhịp thở.
Yoga là môn thể thao thích hợp với người bệnh thoái hóa xương khớp
Yoga là môn thể thao thích hợp với người bệnh thoái hóa xương khớp
  • Bơi lội: Bơi lội được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Lý do bởi vì môi trường luyện tập dưới nước giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương cũng như tránh các áp lực lên vùng đầu gối. Người bệnh nên luyện tập bộ môn này ít nhất 30 phút mỗi lần bơi.
  • Đi bộ: Nếu người bệnh không có thời gian dành cho bơi lội hay yoga thì đi bộ chính là một lựa chọn rất đáng thử. Bộ môn này không tốn công chuẩn bị dụng cụ hay địa điểm mà lại đem đến cho sức khỏe những tác dụng tuyệt vời. Đối với bệnh nhân thoái hóa, đi bộ giúp cải thiện triệu chứng cũng như tăng cường khả năng vận động cho vùng đầu gối. 

 

4.9/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?