Bị Vảy Nến Nên Tắm Là Gì? – TOP 8 Lá Giúp Bạn Có Làn Da Mịn Màng

Bị vảy nến tắm lá gì, tắm thế nào giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Các chuyên gia da liễu cũng cho biết, việc tắm, vệ sinh da khi mắc vảy nến nói riêng và các bệnh da liễu nói chung là yếu tố quan trọng. Vậy nên dùng lá gì tắm giúp đẩy lùi bệnh?

Bị vảy nến tắm lá gì?

Vảy nến là một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ  thể bị rối loạn dẫn tới các triệu chứng như da khô ráp, nổi mảng đỏ, bong tróc, xuất hiện mụn nước,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư da, bệnh thận, huyết áp,… Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bị vảy nến có thể tắm các loại lá cây nhằm đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh.

Bị vảy nến tắm lá gì? – Lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng, giảm ngứa hiệu quả. Do vậy, đây là nguyên liệu rất quen thuộc với bệnh nhân bị vảy nến. 

Bị vảy nến nên tắm lá gì: Lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi cùng 3 lít nước. 
  • Đợi cho nước lá trầu nguội bớt thì đem đi tắm. 
  • Sử dụng phần bã lá trầu chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến giúp giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu. 
  • Kiên trì tắm 1 lần/ ngày, đều đặn trong 3 tuần sẽ mang tới hiệu quả ấn tượng. 

Bị vảy nến nên tắm lá gì: Tắm bằng lá lốt

Lá lốt là loại thực vật có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Sử dụng lá lốt có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa và phục hồi vùng da tổn thương của bệnh nhân vảy nến. Đây cũng là loại lá cây được các chuyên gia da liễu khuyên dùng khi bị vảy nến. 

Cách thực hiện:

  • Sử dụng lá lốt tươi, rửa sạch, đun sôi cùng nước trong 15 phút.
  • Đợi nước nguội bớt thì sử dụng để tắm hoặc ngâm trực tiếp vùng da bị tổn thương. 
  • Tắm nước lá lốt thường xuyên giúp mang tới hiệu quả cao, an toàn, không gây tác dụng phụ. 

Chữa vảy nến bằng lá khế

Người bị vảy nến cũng có thể tắm nước lá khế để đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Trong lá khế có nhiều sắt, kẽm, chất chống oxy hóa, canxi, photpho,… là những chất có tính kháng khuẩn hiệu quả. 

Ngoài ra, trong Đông y, lá khế còn có tính tiêu viêm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trị mẩn ngứa hiệu quả. Do vậy, tắm nước lá khế từ lâu đã trở thành phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Lá khế chữa vảy nến

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng một nắm lá khế, có thể thêm thân và rễ cây rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Đợi cho tới khi nước nguội bớt thì đem sử dụng. 
  • Tắm nước lá khế 1 lần/ ngày, duy trì trong khoảng 3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Dùng lá cây lược vàng

Trong lá lược vàng có chứa hoạt chất flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn,… Ngoài ra, nước sắc của loại lá này còn giúp đẩy lùi các bệnh về gan, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Do vậy, lá cây lược vàng cũng rất thường xuyên được sử dụng để chữa vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Dùng lá cây lược vàng rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Đợi tới khi nước nguội bớt đem đi tắm.
  • Trong quá trình tắm có thể dùng bã chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương nhằm đẩy nhanh quá trình tái tạo da, loại bỏ tế bào chết trên da. 

Tắm lá trà xanh 

Đây là loại thảo dược rất quen thuộc với mọi người với nhiều công dụng khác nhau trong đó có đẩy lùi bệnh vảy nến. Tác dụng này có được là do lá trà xanh chữa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn,… từ đó giúp đẩy lùi các biểu hiện của bệnh. 

Ngoài ra, lá trà xanh cũng giúp ức chế sự phát triển của các tế bào, điều chỉnh hoạt động của enzyme có liên quan tới quá trình tái tạo da, loại bỏ tế bào bị ảnh hưởng bởi bệnh.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng lá trà xanh tươi, rửa sạch, đem đun sôi với nước. 
  • Đợi tới khi nước đạt nhiệt độ thích hợp thì mang tắm. 
  • Trong quá trình tắm có thể sử dụng bã lá trà đắp vào vùng da bị tổn thương nhằm nâng cao hiệu quả. 

Tắm nước lá ngải cứu chữa vảy nến

Lá ngải cứu không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt, trị thống kinh, an thai,…. mà còn giúp giảm mụn, giảm ngứa da, viêm nhiễm da. Bên cạnh đó, lá ngải cũng giúp ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm do bệnh vảy nến gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu cắt khúc, rửa sạch rồi để ráo.
  • Cho khoảng 2 lít nước vào nồi đun sôi và cho ngải cứu và đun cùng, khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu và hòa cùng nước lạnh để tắm hàng ngày.

Vảy nến tắm nước gì – Nước lá ngải cứu

Dùng lá muồng trâu

Lá muồng trâu có vị đắng, tính mát và khi đi vào cơ thể sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm khá hiệu quả. Đây là dược liệu an toàn, phù hợp cho những bệnh nhân bị vảy nến, á sừng, viêm da, mề đay,….

Khi dùng cây muồng trâu trị vảy nến, các hoạt chất Anthraquinones bên trong sẽ thẩm thấu qua da giúp khắc phục những tổn thương trên da, hỗ trợ tái tạo và hình thành da.

Cách thực hiện:

  • Dùng 10 ngọn muồng trâu và 20 ngọn rau răm.
  • Cho 2 nguyên liệu vào đun cùng nồi nước sôi cùng muối biển.
  • Đun khoảng 20 phút thì dừng và đổ nước ra chậu.
  • Pha cùng nước nguội để tắm (chỉ áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần).

Cách tắm cho người bị vảy nến 

Có nhiều loại lá khác nhau giúp đẩy lùi vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, người bệnh cũng cần thực hiện đúng cách nhằm đạt được kết quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới làn da bị bệnh. 

Cần tắm nước lá đúng cách để đẩy lùi vảy nến

Một số lưu ý cho người bị vảy nến phải kể tới:

  • Chỉ tắm 1 lần/ ngày, không nên tắm quá nhiều lần 
  • Thực hiện đun nước tắm theo công thức 3 lít nước sạch + 1 nắm lá, đun sôi trong 15-20 phút. Khi nước nguội, tách riêng phần nước và phần bã. 
  • Trước khi tắm bằng nước lá, cần tắm bằng nước sạch trước. Chỉ tắm từ 5 – 15 phút, không sử dụng nước quá nóng. Sử dụng xà phòng, sữa tắm có độ tẩy rửa nhẹ nhàng.
  • Sau khi tắm bằng nước sạch, sử dụng chậu, thau to ngâm mình vào nước lá. 
  • Có thể sử dụng phần bã chà xát lên vùng da bị vảy nến. Tuy nhiên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da. 
  • Sau khi tắm xong, lau khô người bằng khăn mềm, không cần rửa lại bằng nước. 

Một số lưu ý cho người bệnh khi tắm nước lá

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi tắm nước lá đẩy lùi vảy nến, bệnh nhân cần chú ý một số điểm như sau:

  • Không ngâm rửa, tắm quá lâu.
  • Không chà xát quá mạnh vào vùng da bị tổn thương bởi điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. 
  • Sử dụng nước ấm vừa phải, không dùng nước lạnh hay nước quá nóng để tắm
  • Hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh bởi các hóa chất này có thể khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 
  • Nên kiên trì tắm nước lá trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, cần tạm ngừng phương pháp và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một điểm lưu ý nữa cho người bệnh là không nên phụ thuộc hoàn toàn vào những phương pháp tắm lá bởi chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp giảm triệu chứng bệnh mà không đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Do vậy, người bệnh vẫn cần áp dụng các cách chữa đặc trị khác.

Đọc thêm

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?